VINH DANH CHA HENRI DIDON, NGƯỜI PHÁT MINH RA PHƯƠNG CHÂM OLYMPIC
Chúa Nhật ngày 14/1/2024, giáo phận Créteil đã vinh danh Henri Didon, linh mục và người bạn lớn của Pierre de Coubertin. Ngài đã phát minh ra phương châm của Thế vận hội Olympic: “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”.
130 năm trước, tại Thế vận hội Olympic Paris, phương châm Olympic lần đầu tiên được vang vọng. “Citius, Altius, Fortius” nghĩa là “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”. Được lựa chọn bởi Pierre de Coubertin, nhà sáng lập Thế vận hội Olympic hiện đại, nó được phát minh bởi một trong những người bạn của ông, cha Henri Didon (1840-1900), thuộc Dòng Đaminh. Rất nổi tiếng vào thời đó, ngài còn là hiệu trưởng một trường học trong giáo phận Créteil. Đôi khi người ta gọi ngài là « tông đồ của học thuyết olympic ». Việc tôn vinh nhân vật địa phương này là cơ hội để giáo phận tổ chức lễ khai mạc năm Olympic.
Vì vậy, nhà thờ Saint-Denys ở Arcueil đã được chọn làm nhà thờ giáo phận tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic. Nó nằm không xa trường đại học Alberô Cả ở Arcueil, phía nam Paris, trường đại học nơi cha Didon làm hiệu trưởng. Một nhà nguyện của nhà thờ này được dành riêng cho “Thể thao huynh đệ” nhân một thánh lễ do Đức cha Dominique Blanchet cử hành.
Cha Richard Gorski, cha sở giáo xứ giải thích: “Một lời nhắc nhở để nói rằng thể thao là một lời mời vượt qua chính mình, để phục vụ con người, phẩm giá của họ và công ích”.
Một linh mục phục vụ giới trẻ qua thể thao
Hiệu trưởng tại Arcueil, cha Henri Didon là một trong những người tiên phong của thể thao hiện đại. Ngài tổ chức các cuộc thi thể thao cho học sinh của mình. Đối với ngài, mọi khía cạnh của con người đều cần được phát triển, điều này được ngài tóm tắt trong công thức nổi tiếng của mình. Henri Didon giải thích rằng citius liên quan đến tâm trí, đến nghiên cứu; altius đến việc nâng cao tâm hồn, trên con đường đến với Thiên Chúa và fortius được liên kết với lĩnh vực của cơ thể, được định hình bởi thể thao.
Cùng với Pierre de Coubertin, người mà ngài là bạn thân, ngài đã nỗ lực truyền bá thể thao đến mọi tầng lớp trong xã hội, điều mà nhiều tổ chức tôn giáo tiếp tục thực hiện trong suốt thế kỷ 20.
Cũng giống như Đức Thánh Cha Phanxicô, cha Henri Didon luôn đam mê bóng đá, môn thể thao Olympic từ năm 1900.
Ủy ban Olympic quốc tế đã thêm vào phương châm này một từ mới là « communiter » (cùng nhau).
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel , Vatican News)
Tags: sport
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
- ĐHY FARRELL SẼ CHỦ SỰ NGHI LỄ XÁC NHẬN ĐỨC PHANXICÔ QUA ĐỜI
- VỊ GIÁO HOÀNG CỦA DÂN CHÚNG: ĐỨC PHANXICÔ, VỊ MỤC TỬ MANG MÙI CHIÊN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ MỚI QUA ĐỜI VÀO THỨ HAI PHỤC SINH Ở TUỔI 88
- LỄ PHỤC SINH 2025: SỨ ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ PHỤC SINH 2025: LUÔN TÌM KIẾM CHÚA KITÔ PHỤC SINH TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ VANCE
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH 2025 : « CHÚA KITÔ PHỤC SINH LÀ BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI »
- PHÓ TỔNG THỐNG VANCE ĐƯỢC TIẾP ĐÓN TẠI VATICAN, CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI TỴ NẠN ĐƯỢC GỢI LÊN
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- TẠI SAO GIÁM MỤC KHÔNG ĐEO NHẪN GIÁM MỤC VÀO THỨ SÁU TUẦN THÁNH?
- THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN THÁNH: “TÌNH YÊU LÀ CHỨC TƯ TẾ DUY NHẤT”
- THỨ NĂM TUẦN THÁNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC TÙ NHÂN Ở RÔMA
- BÀI GIẢNG LỄ DẦU 2025 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ: SỨ VỤ LINH MỤC LÀ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 5. NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT. EM CON ĐÃ MẤT MÀ NAY LẠI TÌM THẤY (Lc 15, 32)
- VATICAN CHÍNH THỨC GIẢI THỂ HỘI ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ SODALICIO
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN GEMELLI
- MỘT BỨC TƯỢNG “ĐỨC MẸ HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM” ĐƯỢC LÀM PHÉP TRONG KHU VƯỜN VATICAN
- TÒA THÁNH CẢI TIẾN VIỆC ĐÀO TẠO BỘ MÁY NGOẠI GIAO CỦA MÌNH