VATICAN TRẢ LỜI CHO CÁC GIÁO SĨ DO THÁI : ĐỨC GIÁO HOÀNG KHÔNG BAO GIỜ GIẢM GIÁ TRỊ LUẬT TORAH
ĐHY Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về quan hệ tôn giáo với Do Thái giáo, đã viết một lá thư gởi cho các giáo sĩ Arussi và Sandmel liên quan đến « những quan ngại » mà một số thành viên của cộng đồng Do Thái đã bày tỏ về những tuyên bố của Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 11/8/2021. ĐHY Koch quả quyết rằng « những lời khẳng định tích cực đối với thế giới Do Thái luôn đến từ Đức Thánh Cha ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT- BÀI 7 : NHỮNG NGƯỜI GALÁT KHỜ DẠI
«Chúng ta sống đức tin như thế nào ? Tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh vẫn ở trung tâm của đời sống thường ngày của chúng ta như là nguồn mạch ơn cứu độ, hay chúng ta bằng lòng với một hình thức tôn giáo để có lương tâm thanh thản ? », Đức Thánh Cha nhắc nhở các Kitô hữu như thế trong bài giáo lý thứ bảy về Thư gởi tín hữu Galát, hôm 1/9/2021.
CÂU THÁNH KINH YÊU THÍCH CỦA THÂN PHỤ CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐỂ GIỮ VỮNG LÒNG TIN VÀO THIÊN CHÚA BẤT CHẤP NHỮNG THỬ THÁCH
Thánh Louis Martin, thân phụ của thánh Têrêsa Lisieux, đã liên lỉ cầu nguyện với câu Thánh Kinh này, đến độ các con của ngài đã cho in ra trên thư báo tử.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT – BÀI 4. LỀ LUẬT MÔISÊ
« Gặp gỡ Chúa Giêsu thì quan trọng hơn tất cả các giới răn ». Đức Phanxicô đã nhắc nhở như thế, hôm thứ Tư 11/8/2021, trong bài giáo lý thứ tư về Thư gởi tín hữu Galát, bàn về Luật Môisê. Ngài cho thấy nguy cơ bám vào các giới răn mà bỏ qua một bên việc gặp gỡ trong tình yêu với Chúa Kitô, Đấng mang lại « sự mới mẻ tận căn của đời sống Kitô hữu ».
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT : BÀI 3. CHỈ CÓ MỘT TIN MỪNG DUY NHẤT
“Niềm tin vào Chúa Giêsu không phải là một thứ hàng hóa để thương lượng”, “không thỏa hiệp”, Đức Phanxicô tuyên bố trong bài giáo lý thứ ba về Thư gởi tín hữu Galát, hôm 4/8/2021.
BÀI GIÁO LÝ VỀ THƯ GỞI TÍN HỮU GALÁT-BÀI 1: CON ĐƯỜNG TỰ DO
Khiêm tốn, tình huynh đệ, lòng tin tưởng, niềm vui, sự hiền lành, lòng vâng phục, và không « cứng nhắc ». « Nhưng làm sao chúng ta có thể nhận ra những người này ? ». Đức Phanxicô đề nghị một tiêu chí phân định giữa những người rao giảng Tin Mừng đích thực và những người mang lại rắc rối cho cộng đoàn Kitô hữu, hôm nay cũng như vào thời của Thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Galát.
VATICAN QUAN TÂM ĐẾN QUAN ĐIỂM CỦA THÁNH KINH VỀ CON NGƯỜI
Liên kết với Bộ Giáo lý Đức tin, Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh đã phổ biến, hôm thứ Hai ngày 16/12/2019, một văn kiện dài về nền nhân học Thánh Kinh. Đề cập các vấn đề về tính dục, sinh thái học hay quyền bính, bản văn đưa đưa ra một suy tư rộng rãi để hiểu cái nhìn về con người trong Thánh Kinh.
GIỚI THIỆU 3 QUYỂN SÁCH MỚI XUẤT BẢN
Đức thánh cha Phanxicô là một tu sĩ! Hẳn nhiều người, nhất là các tu sĩ, muốn nghe ngài trò chuyện thân mật về đời sống thánh hiến từ chính kinh nghiệm bản thân của ngài. Đành rằng kể từ khi trở thành giáo hoàng, ngài đã có các giáo huấn chính thức dành cho những người thánh hiến trong Giáo hội, nhưng đó là tiếng nói từ vai trò kế vị Thánh Phêrô!
QUAN TÂM
Câu chuyện ông nhà giàu và anh nghèo Ladarô có tầm nền tảng hơn nhiều người tưởng. Nó không phải là một khía cạnh trong giáo huấn Kitô giáo. Đúng hơn, nó nằm ở tâm điểm Kitô giáo. Thử nghĩ xem, nó nêu một vấn đề ứng xử có tầm quyết định sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục!
THIÊN CHÚA CHÚNG TA ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT
THIÊN CHÚA CHÚNG TA ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT
(Lc 1,78[1])
Tiêu đề bài viết này là một dạng phỏng dịch của phần đầu tiên trong Lc 1,78. Chúng tôi dùng từ phỏng dịch, vì có thể nói cách diễn tả “đầy lòng thương xót” mới chỉ hơi chạm tới được phần nào ý nghĩa của cụm từ splagkhna eleous (σπλάγχνα ἐλέους) trong bản văn tiếng Hi-lạp.
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: GIEO BƯỚC HÀNH TRÌNH với ABRAHAM, MÔSÊ, NGƯỜI TÔI TRUNG TRONG ISAIA, và ĐỨC MARIA
Phêrô Nguyễn Quí Khôi dịch, Lm. Giuse Lê Công Đức, PSS, hiệu đính và giới thiệu.
Tập sách này là một hợp tuyển từ hai nguồn.
Thứ nhất, đó là những bài nói chuyện được ghi lại của Cha Charles Conroy, MSC., một học giả Thánh Kinh thời danh, khi Cha được mời đến du thuyết ở Philippines cách đây 10 năm.
GIỚI THIỆU SÁCH: VÀNG ĐƯỢC THỬ LỬA
VÀNG ĐƯỢC THỬ LỬA –
MỘT LỄ HIỆN XUỐNG MỚI CHO HÀNG LINH MỤC CÔNG GIÁO
Nguyên tác: Gold Tested In Fire – A New Pentecost for the Catholic Priesthood
của: Ronald D. Witherup, PSS.
Bản Việt ngữ: Lm. Lê Công Đức và Nhóm Anh Việt 2014 – ĐCV Huế
LỜI TỰA VÀ LỜI GIỚI THIỆU QUYỂN “VÀNG ĐƯỢC THỬ LỬA” CỦA CHA WITHERUP
Bản dịch “Vàng Được Thử Lửa” – từ nguyên tác “Gold Tested in Fire” của Cha Ronald D. Witherup – sắp được xuất bản nay mai. Đây không chỉ là một quyển sách nữa (another book) mà thật sự là một quyển sách mới (a new book) về chức linh mục Công giáo.
VẬT LỘN VỚI THIÊN CHÚA
(Suy niệm Lời Chúa CN 26 TN / A – của Lm. Roger Vermalen Karban, Lm. Lê Công Đức dịch)
Không phải ai cũng vui với một Thiên Chúa tha thứ.
Khi giảng về ba bài đọc này nhiều năm trước đây, hồi tôi ở nhà thờ Chính Tòa, tôi đã nhận được nhiều phản hồi – trong đó rất ít phản hồi tích cực. Chẳng hạn có ông nọ đến gặp tôi sau Thánh lễ và giận dữ nói
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ CẮT BỎ ĐIỀU RĂN THỨ HAI VÀ SỬA ĐỔI MỘT VÀI ĐIỀU RĂN KHÁC HAY KHÔNG?
Có người nêu thắc mắc với chúng tôi rằng: “Giáo Hội Công Giáo ‘một trong những giáo phái thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi’ đã cắt bỏ Điều Răn thứ Hai (chớ thờ thần tượng), lấy một phần của Điều Răn thứ Mười làm ra Điều Răn thứ Chín (chớ muốn)?“
(NHỮNG) NGƯỜI TÔI TỚ CỦA CHÚA TRONG SÁCH I-SAI-A
Bài nói chuyện của Cha Charles Conroy, MSC. Thầy Phêrô Nguyễn Quí Khôi (DCV Huế) trích dịch từ Journeys and Servants, do Catholic Biblical Association of the Philippines xuất bản, 2003.
ĐỨC TIN TRONG CỰU ƯỚC
Lm. Nicholas King, SJ
Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta biến Năm Đức Tin này thành thời gian chuẩn bị để canh tân việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, thật chính đáng khi nhìn lại những gì Cựu Ước nói về đức tin, đồng thời xem lại hai hiểu nhầm phổ biến.
SÁU TỪ ĐỂ HIỂU HIẾN CHẾ DEI VERBUM
Hiến chế tín lý “Dei Verbum” (Lời Thiên Chúa) về Mạc Khải thánh đã được Công Đồng chuẩn nhận vào tháng 11 năm 1965. Hiến chế nói rõ và tái xác định những khái niệm thiết yếu để hiểu, giải thích và công bố Lời của Thiên Chúa.
BIỂU TƯỢNG CON RẮN TRONG SÁCH SÁNG THẾ KÝ
Hervé Tremblay O.P.
Thật thú vị khi tìm hiểu giáo huấn về giá trị biểu tượng của con rắn trong trình thuật sách Sáng Thế ký chương 3.
CÂU CHUYỆN HÔM NAY: BẠO LỰC
BẠO LỰC
Bạo lực tỏ ra chống lại Phúc Âm một cách triệt để và thực tế, Kitô giáo đã cống hiến một cách mạnh mẽ vào việc bài trừ bạo lực