BỔ NHIỆM GIÁM MỤC : VATICAN VÀ TRUNG QUỐC TIẾP TỤC THỎA THUẬN SONG PHƯƠNG

Written by xbvn on Tháng Chín 16th, 2020. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Vatican và Trung Quốc đã đồng ý kéo dài hai năm hiệp định lịch sử được ký kết vào năm 2018. Bản văn cho phép Rôma và Bắc Kinh thỏa thuận về vấn đề cực nhạy cảm liên quan việc bổ nhiệm Giám mục, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc ngày càng cứng rắn.

Cách đây 2 năm, một hiệp định lịch sử đã được chào mừng. Và đúng là như vậy. Sau gần 70 vắng mặt quan hệ ngoại giao, hiệp định giữa Vatican và Trung Quốc, được ký ngày 22/9/2018, liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám mục đã được chào mừng cách rộng rãi. Nhưng bản văn này, có giá trị trong hai năm, mà nội dụng luôn được giữ kín, sắp đến kỳ hạn trong vài ngày tới. Và cho đến lúc đó vẫn không chắc được tiếp tục gia hạn hay không. Và đây chính là trường hợp, nhật báo La Croix cho biết theo một nguồn tin thân cận với các nhà đàm phán, với điều kiện  tuyệt đối giữ kín danh tính.

Hiệp định Vatican-Trung Quốc sẽ đước kéo dài hai năm, và sẽ giữ nguyên chính bản văn từng được ký vào năm 2018 giữa Rôma và Bắc Kinh. Và việc tiếp tục hiệp định này tự nó là một biến cố. Nếu vấn đề bổ nhiệm Giám mục có thể là kỹ thuật, thì vấn đề đối với Vatcian không gì hơn là sự hiệp nhất của các tín hữu Công giáo Trung quốc, và việc tránh một cuộc ly giáo có thể có. Và điều này nơi một đất nước trong đó chính quyền, từ nhiều năm qua và không có sự tán thành trước của Rôma, chỉ định những Giám mục mà họ muốn, song song với việc bổ nhiệm các Giám mục « hầm trú » (hay thầm lặng), trung thành với Rôma. Qua hai lần, vào năm 2016 và 2018, chính quyền Trung Quốc đã khẳng định ý muốn bổ nhiệm khoảng 40 Giám mục mà không có sự tán thành của Rôma. Những cuộc bổ nhiệm hàng loạt hẳn đã hằn sâu trong Giáo hội Trung Quốc một sự tách rời với Rôma, và hẳn đã gây khó khăn cho việc nhìn nhận về sau.

Nếu Đức Giáo hoàng, theo những từ ngữ được biết của hiệp định, luôn có tiếng nói cuối cùng về việc bổ nhiệm Giám mục – nói cách khác là có quyền phủ quyết -, thì Rôma cam kết về phía mình không bổ nhiệm các Giám mục « hầm trú » nữa, tức là không có sự đồng ý của Bắc Kinh. Cũng chính ngày ký hiệp định, ngày 22/9/2018, 7 Giám mục chính thức (không phải hầm trú) đã được Rôma xác nhận. Gần một năm sau, vào tháng 8/2019, hai tân Giám mục đã được phong chức. Kết quả : tất cả các Giám mục Trung Quốc ngày nay đều được nhìn nhận hiệp thông với Đức Giáo hoàng.

Các cuộc gặp gỡ đều đặn

Theo nguồn tin mà nhật báo La Croix có được, các phái đoàn Vatican và Trung Quốc gặp gỡ nhau cách đều đạn. Việc cách ly, vào mùa Xuân, thậm chí không ngăn trở những cuộc trao đổi này. Vào tháng Mười Một, nhiều nhà đàm phán đến từ Vatican, do Đức cha Claudio Maria Celli, đại diện Đức Giáo hoàng, dẫn đầu, đã được phép cử hành một thánh lễ riêng với Tổng Giám mục Bắc Kinh, trong nhà thờ Chánh tòa của thủ đô Trung Quốc. Thánh lễ đầu tiên. Một biến cố tiếp theo vào tháng Hai là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vatican Đức cha Paul Richard Gallagher. Hai tân Giám mục cũng có thể được chỉ định rồi được phong chức trong các tháng tới.

Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận rằng việc tiếp tục hiệp định này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc càng gia tăng thêm sự  cứng rắn, điều gây nên những phản ứng phê bình đối với bản văn, mà như Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân cho rằng hiệp định này có thể dẫn đến việc « triệt hạ Giáo hội đích thực » Trung Quốc. Một số khác thì lấy làm tiếc về sự thiệt hại những điều kiện sống của một số người Công giáo Trung Quốc, về sự bách hại tiếp diễn…, lo ngại rằng thỏa thuận này «không dẫn đến việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo », cha Bernardo Cervellera, Học viện Giáo hoàng Thừa sai hải ngoại, cho biết. Cha cũng phê bình việc Đức Giáo hoàng im lặng về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Hồng Kông.

« Các hoàn cảnh là rất khác nhau tùy theo các tỉnh »

Đứng trước những phê bình, những người bảo vệ hiệp định đối lập một chọn lựa « realpolitik » (chính trị đích thực) mà Vatican thực hiện, và họ mời gọi đừng coi Trung Quốc như là một khối một màu. « Các hoàn  cảnh là rất khác nhau tùy theo các tỉnh. Trong một số nơi, các sự việc đã được cải tiến, một số nơi khác thì không », một nguồn gần gũi các nhà đàm phán cho biết.

« Nghĩ rằng lời nói của Đức Giáo hoàng về Hồng Kông hay người Duy Ngô Nhĩ có thể có cùng hiệu quả như lời nói của Đức Gioan-Phaolô II về nước Ba Lan cộng sản là một sai lầm phân tích. Hai chế độ không có liên quan gì, và Trung Quốc hôm nay không phải là Ba Lan của thập niên 1980 », sử gia Massimo Faggioli nhấn mạnh. « Vả lại, luôn đặt ra vấn đề mối liên hệ giữa một sự thể hiện lập trường công khai  có thể của Đức Giáo hoàng và sự an toàn của người Công giáo địa phương ».

« Cho dầu tầm quan trọng của lời nói của Đức Giáo hoàng vẫn còn mạnh mẽ trên bình diện biểu tượng, nhưng ngài không có đại sứ nào, không có mối liên hệ nào, không có công cụ gây áp lực nào về mặt địa chính trị. Đức Giáo hoàng không phải là một người đứng đầu Nhà Nước, vì thế người ta không thể mong chờ ngài hành động như thế », Gianni Valente, chuyên gia về Trung Quốc ở hãng thông tấn Fides, nhấn mạnh.

Phiên bản tiếng Trung Quốc của tạp chí Civiltà Cattolica

 Về phần mình, cha Antonio Spadaro, đứng đầu tạp chí dòng Tên Civiltà Cattolica, cho rằng “rõ ràng cho dầu nó có thể hoàn thiện dần, nhưng đó là một hiệp định rất tích cực, cho phép chuyển từ một Giáo hội hầm  trú sang một Giáo hội chính thức (công khai) ». Vào tháng Tư vừa qua, tạp chí này đã có phiên bản tiếng Trung nhằm mang sứ điệp của Đức Giáo hoàng đến với người Công giáo Trung Quốc. « Đó là một dụng cụ đối thoại bổ sung », cha Spadaro cho biết. Tạp chí này cũng sở hữu một tài khoản Wechat, một mạng lưới xã hội của Trung Quốc, để đăng các bài viết của mình, vốn cũng là một cách thức duy trì mối liên hệ này giữa Rôma và Bắc Kinh. Và cũng là cách thức cảm nghiệm điều mà một số người ở Vatican gọi là « sự tử vì đạo của lòng kiên nhẫn ».

———————-

Vatican-Trung Quốc. Một lịch sử không bình yên

1922. Gởi Đại diện Tông Tòa đầu tiên đến Trung Quốc.

1946. Thiết lập vị Hồng y đầu tiên người Trung Quốc, Tôma Điền Canh Tân (Thomas Tien-ken-sin).

1949. Mao Trạch Đông nắm quyền và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Cùng năm đó, Tòa Thánh lên án chế độ cộng sản.

1951-1955. Bắc Kinh thành lập Ban Tôn giáo. Đức cha Antonio Riberi, sứ thần Tòa Thánh từ năm 1946, bị trục xuất, tiếp theo sau là hầu như tất cả các nhà thừa sai nước ngoài. Nhiều Giám mục bị bắt.

1957. Thành lập Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc. Tổ chức các cuộc tấn phong Giám mục đầu tiên không thông qua Rôma.

1966. Cuộc cách mạng văn hóa. Cấm mọi hoạt động tôn giáo và đóng cửa tất cả các nơi thờ phượng. Các nhà thờ sẽ được mở lại vào năm 1980, sau khi Đặng Tiểu Bình nắm quyền.

2007. Thư của Đức Bênêđíctô XVI « gởi các Giám mục, Linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo hội Công giáo trong Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ».

2016. Phỏng vấn Đức Phanxicô trong Asia Times.

2018. Ký kết hiệp định giữa Vatican và Trung Quốc.

Tý Linh

(theo Loup Besmond de Senneville (ở Rôma), nhật báo La Croix, ngày 15/9/2020).

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31