CHÚA GIÊSU KHÔNG LOẠI TRỪ AI

Written by xbvn on Tháng Năm 9th, 2013. Posted in Thế Giới, Truyền giáo, Tý Linh

Chúa Giêsu không loại trừ ai. Ngài xây dựng những chiếc cầu, chứ không phải những bức tường ngăn cách. Sứ điệp cứu độ của Ngài dành cho hết mọi người. Sáng thứ Tư 8.5.2013, trong thánh lễ ở nhà nguyện Domus Sanctae Marthae, Đức Phanxicô đã dừng lại trên thái độ của người loan báo Tin Mừng tốt lành: mở ra cho hết mọi người, sẵn sàng lắng nghe mọi người, không loại trừ. Thật may mắn, “hiện nay là giai đoạn tốt đẹp trong đời sống của Giáo Hội: 50, 60 năm qua, đó là một thời kỳ tốt đẹp. Bởi vì tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, người ta đã nghe nơi các gia đình Công giáo, cả nơi gia đình của tôi: “Không, ta không thể đến nhà họ, bởi vì họ không kết hôn vì Giáo Hội”. Đó như là một sự loại trừ. Không được, con không được đến đó! Hay bởi vì họ là những người chủ nghĩa xã hội hay vô thần, chúng ta không thể đến đó. Hiện tại, ơn Chúa, người ta không nói như thế nữa ».

Ví dụ được Đức Thánh Cha đề nghị là ví dụ về thánh Phaolô Tông đồ (17,15.22-18,1) rao giảng Chúa Giêsu giữa những người tôn thờ ngẫu tượng. Theo Đức Thánh Cha, điều quan trọng, đó là cách thức chúng ta rao giảng : « Ngài không nói : « Những kẻ tôn thờ ngẫu tượng ! Các người xuống hỏa ngục cả đi… » », nhưng ngài « cố gắng chạm đến con tim của họ » ; từ đầu ngài không lên án, ngài tìm cách đối thoại : « Phaolô là một « pontife », một người xây cầu ». Phaolô can đảm và « điều đó làm cho chúng ta suy nghĩ về thái độ của một người Kitô hữu. Một Kitô hữu phải rao giảng Chúa Giêsu-Kitô theo cách mà Chúa Giêsu được chấp nhận, được đón nhận, chứ không bị từ chối. « Khi Người đến, Thánh Thần chân lý sẽ dẫn các con đến chân lý toàn vẹn » (Ga 16,12-15) ».

Chân lý « không nằm trong một cuốn bách khoa toàn thư » ; đúng hơn nó là « sự gặp gỡ với chân lý tối cao : Chúa Giêsu, Chân Lý tối cao. Không ai là chủ của chân lý » và chân lý không thể được quản lý như nó tiện lợi cho chúng ta, ta không thể dụng cụ hóa chân lý, « ngay cả để tự vệ ».

Giáo Hội « không lớn lên trong sự chiêu dụ tín đồ ; Đức Bênêđictô XVI đã nói với chúng ta như thế, nhưng nó lớn lên nhờ sự lôi cuốn, nhờ chứng tá, nhờ lời rao giảng ». Sau cùng, « Phaolô hành động như thế bởi vì ngài xác tín, xác tín về Chúa Giêsu-Kitô. Ngài không nghi ngờ về Chúa của mình. Những Kitô hữu vốn sợ xây những chiếc cầu và thích xây dựng những bức tường ngăn cách hơn, đều là những Kitô hữu không xác tín về đức tin của mình, không xác tín về Chúa Giêsu-Kitô. Và họ tự phòng vệ » bằng cách dựng lên những bức tường ngăn cách.

Thánh Phaolô dạy đầu là con đường loan báo Tin Mừng phải theo cách can đảm. Và « khi Giáo Hội mất đi lòng can đảm tông đồ này, thì nó trở thành một Giáo Hội dậm chân tại chỗ. Được sắp xếp, đẹp đẽ : đó là rất đẹp nhưng không phong nhiêu, bởi vì nó đã đánh mất sự can đảm đi đến những vùng ngoại vi, nơi có nhiều người là nạn nhân của sự tôn thờ ngẫu tượng, của tính trần tục, của tư tưởng yếu kém ». Và nếu những gì kìm hãm lại, đó là nỗi sợ hãi sai lầm, thì cần phải nghĩ rằng ta có thể chỗi dậy và tiếp tục tiến lên phía trước. « Những người nào không bước đi để khỏi bị sai lầm đều là những người sai lầm nghiêm trọng nhất ».

Tý Linh

Theo NEWS.VA

 

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30