ĐỨC PHANXICÔ : « TÔI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT KẺ CUỒNG TƯỞNG »

Written by xbvn on Tháng Sáu 14th, 2014. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Chuyến viếng thăm Thánh Địa, buổi cầu nguyện cho hòa bình hôm Chúa Nhật 8/6/2014. Mối quan hệ của người Kitô hữu với người Do thái hay quan điểm của ngài về trào lưu duy chính thống quá khích…Trong một buổi phỏng vấn dài hôm thứ Hai 9/6/2014 và được phổ biến hôm thứ Sáu 13/6 bởi nhật báo La Vanguardia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời cách thẳng thắn cho hơn 20 câu hỏi, đôi khi rất cá nhân. Đặc biệt liên quan đến việc từ chức của Đức Bênêđíctô XVI,  ngài cho biết sẽ làm như Đức Bênêđíctô XVI khi đến lúc, sau khi xin Chúa soi sáng.

« Khi tôi được 75 tuổi, tôi đã nộp đơn từ chức cho Đức Bênêđictô XVI ». Đức Thánh Cha xác nhận có một phòng riêng « trong một tòa nhà hưu dưỡng dành cho các linh mục » ở Argentina. Dĩ nhiên đó là trước việc từ chức của Đức Bênêđictô XVI, trước mật tuyển viện và việc bầu ngài làm Giáo hoàng.

Ngài đã thay đổi nhiều điều, những kế hoạch ? Đức Thánh Cha nói ngài « không phải là một kẻ  cuồng tín ». « Tôi không có kế hoạch cá nhân (…) Tôi đã đến với một vali nhỏ của Buenos Aires » và « những gì tôi làm, đó là vận dụng những gì chúng tôi đã suy nghĩ trong những dịp công hội », và như người ta khuyên lúc đó : xin ý kiến của các nhóm bên ngoài Vatican.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một người cách mạng ? Không phải, đối với ngài « cuộc cách mạng to lớn, đó là đi đến tận các căn nguyên nhìn nhận chúng và xem chúng phải nói gì hôm nay ». Để thực hiện « những thay đổi đích thực, cần phải biết người ta từ đâu đến, tên gì, đâu là văn hóa của ta và tôn giáo của ta ».

Giáo Hoàng hay mục tử ? « Tôi không làm ra vẻ Giáo hoàng-mục tử ». « Phục vụ con người được bén rễ nơi sâu thẳm nhất trong tôi, như tắt đèn để tiết kiệm (…) nhưng đồng thời, tôi cảm nhận mình là Giáo Hoàng. Tôi làm mọi sự cách nghiêm chỉnh ». « Các cộng tác viên của tôi đều là những người nghiêm chỉnh và chuyên nghiệp (…) Khi một quốc trưởng đến, tôi muốn đón tiếp người ấy với phẩm giá và lễ tân mà người ấy đáng được ». Đức Phanxicô nhìn nhận « có vấn đề với lễ tân », nhưng « cố gắng tôn trọng nó ».

Đức Thánh Cha đề cập đến chiếc xe chống đạn của ngài vào dịp JMJ ở Rio : « Làm sao bạn muốn tôi nói với người ta là  tôi yêu mến họ từ một lon cá hộp ?» Có những nguy cơ, nhưng ngài phó thác cho Chúa. Vả lại, « ở tuổi của tôi, tôi không có gì để mất nhiều ».

Trả lời cho câu hỏi Đức Thánh Cha nghĩ gì về việc từ chức của Đức Bênêđictô XVI, Đức Phanxicô trả lời : « Đức Bênêđictô XVI đã làm một cử chỉ rất vĩ đại. ngài đã mở ra một cánh cửa, ngài đã tạo nên một thể chế, thể chế các Giáo hoàng nghỉ hưu khi có thể ». « Vì chúng ta sống lâu hơn, nên chúng ta đạt tới một độ tuổi mà chúng ta không thể theo đuổi các hoạt động của chúng ta hơn trước. Tôi sẽ làm như [Đức Bênêđictô XVI]. Tôi sẽ xin Chúa soi sáng cho tôi khi thời điểm đến và Ngài sẽ nói với tôi những gì tôi phải làm. Tôi tin chắc rằng ngài sẽ nói với tôi điều đó ».

Mô hình kinh tế hiện nay nuôi dưỡng một nền văn hóa loại trừ

Trong cuộc phỏng vấn dài này, một câu hỏi liên quan đến vai trờ của Giáo Hội để giảm thiểu hố ngăn cách giàu nghèo. Đức Thánh Cha có câu trả lời dài nhất. Đức Thánh Cha tố giác hệ thống kinh tế thế giới hôm nay. « Tôi tin rằng nó không tốt ». Nó để cho trẻ em chết đói đang khi có đủ để ăn. Nó bỏ người trẻ và người già sang một bên. Với « nền văn hóa gạt bỏ », người ta « hạn chế sinh đẻ », nhưng hệ thống kinh tế này cũng để « 75 triệu bạn trẻ thất nghiệp ». « Một điếm nhục » đối với Đức Thánh Cha. Người gia bị coi như là « một tầng lớp thụ động », « không sinh lợi ». Đức Thánh Cha yêu cầu đặt con người ở trung tâm của kinh tế. Việc toàn cầu hóa có thể là một sự phong phú, nhưng ngài phản đối : « Những nền kinh tế lớn của thế giới hy sinh con người trên bàn thờ của tiền bạc đế vương ». Đức Thánh Cha chống lại « tư tưởng độc nhất » và một hệ thống cho phép chiến tranh sống sót. « Vì người ta không thể thực hiện cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, nên người ta thực hiện những cuộc chiến tranh địa phương ».

Một Kitô hữu đich thực phải biết nguồn gốc Do thái giáo của mình

Tại sao Đức Thánh Cha đã muốn đi đến chỗ bão táp là Trung Đông ? Đức Thánh Cha trả lời : « Cơn bão táp đích thực, do sự nhiệt thành được nổi lên, là Ngày quốc tế giới trẻ năm vừa qua ». Việc đi đến Thánh Địa là quan trọng đối với một Kitô hữu,bởi vì « vì Mạc Khải. Đối với chúng tôi, tất cả đã bắt đầu ở đó. Đó như là Trời trên trần gian ».

Một cử chỉ mà thế giới giữ lại trong chuyến tông du Thánh Địa này. Cử chỉ ôm hôn các đại diện Do thái và Hồi giáo trước bức  tường Than Khóc. « Ai biết được liệu tình bằng hữu này giữa ba chúng tôi sẽ được coi như là một chứng tá ? »

Trả lời cho câu hỏi « Ngài đã nói rằng trong mỗi Kitô hữu, có một người Do thái », Đức Thánh Cha sửa lại : « Đúng hơn và nghiêm chỉnh hơn nên nói rằng « ta không thể là một Kitô hữu đích thực nêu không nhìn nhận cội rễ Do thái giáo của mình », « theo nghĩa tôn giáo », Đức Thánh Cha nói rõ.

« Tôi tin rằng cuộc đối thoại liên tôn phải chìm ngập trong cội rễ Do thái giáo của Kitô giáo và trong sự nảy nở Kitô giáo của Do thái giáo ». Tôi hiểu rằng đó là một thách đố, nhưng ta « có thể thực hiện điều đó giữa những người anh em ».

Bài Do thái, Đức Pi-ô XII, Thánh Địa

Ngài nhận thấy não trạng bài Do thái như thế nào? “ Tôi không thể giải thích điều đó”. Đức Thánh Cha tố giác não trạng bài Do thái vốn “ở nơi các trào lưu chính trị cánh phải hơn là cánh trái”. “Ngày nay vẫn còn những người phủ nhận cuộc tàn sát người Do thái (Shoah). Một sự điên rồ”.

Ngài có kế hoach mở kho văn khố của Vatican về nạn diệt chủng này. Đức Thánh Cha xác nhận: “Điều đó sẽ mang nhiều ánh sáng”.

Đâu là những bận tâm? Những gì làm cho tôi bận tâm, đó là hình ảnh của Đức Pi-ô XII. « Ngài tội nghiệp, họ đã trút lên ngài mọi công kích ». Vậy mà, ngài là một « người bảo vệ vĩ đại những người Do thái ». Nhiều ví dụ đã được trích dẫn : « Ngai che giấu họ trong các tu viện ở Rôma, trong các thánh phố khác của Ý và ngay cả trong nơi cư trú mùa hè ở Castel Gandolfo (…) Trong phòng riêng của ngài, 42 em bé của người Do thái hay những người tỵ nạn khác đã được sinh ra ». « Tôi không muốn nói rằng Đức Pi-ô XII không mắc sai lầm, chính tôi cũng mắc nhiều sai lầm, nhưng vai trò của ngài phải được đọc trong bối cảnh thời đó ».

Trở lại với chuyến tông du Thánh Địa và cuộc gặp gỡ với Đức Thượng phụ giáo chủ Constantinople. Việc ngài đến Giêrusalem và Vatican để gặp gỡ cầu nguyện « là một bước mạo hiểm », Đức Thánh Cha giải thích. « Một số người đã có thể khiển trách ngài », nhưng ngài đã thực hiện « cử chỉ khiêm tốn này », đối với chúng tôi là « cần thiết » vì không thể hiểu được nếu người Kitô hữu chúng tôi bị chia rẽ. Đó là một tội lỗi lịch sử mà chúng tôi phải sửa chữa ».

Việc bách hại các Kitô hữu, những con số đang gia tăng

Trong số các chủ đề khác được đề cập, việc bách hại các Kitô hữu cũng được đặt rauọcois với Đức Thánh Cha, ngày nay có nhiều người tử vì đạo hơn trong quá khứ.  « Đây không phải là sự tưởng tượng, nhưng là những con số ». Đối với trào lưu chính thống tôn giáo quá khích, giết người hay không, nó là « bạo lực » vì « cấu trúc tâm trí của nó » là bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nêu rõ rằng ba tôn giáo độc thần đều có những nhóm theo trào lưu chính thống quá khích, vốn chỉ đại diện số nhỏ.

Tý Linh

Theo Radio VaticanLa Croix

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30