ĐỨC THÁNH CHA: HÃY VUI NHƯ ĐI DỰ TIỆC CƯỚI

Written by xbvn on Tháng Chín 7th, 2013. Posted in Thế Giới, Xuân Tịnh

Người Kitô hữu phải luôn luôn vui vẻ như một người đang đi dự đám cưới. Đây là thông điệp của Đức Thánh Cha trong lời chú giải của ngài theo Tin Mừng trong Thánh lễ sáng Thứ sáu tại nhà nguyện của Nhà Matta ở Vatican. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thắng vượt sự cám dỗ để đặt sự mới mẻ của Tin Mừng vào bầu rượu cũ, và lặp đi lặp lại rằng Bí tích Hôn phối là hình ảnh sự kết hợp của Chúa Giêsu với Hội Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Khi chàng rễ đang có mặt, thì không thể ăn chay, buồn bã.” Ngài suy tư về câu trả lời mà Chúa Giêsu đưa ra cho các thầy thông luật trong bài Tin Mừng của ngày nầy, được rút ra từ Tin Mừng của Thánh Luca (5,33-39). Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa thường quay lại hình ảnh Chàng Rể nầy, trong khi cho rằng Chúa Giêsu cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa chính Ngài và Giáo Hội như là bản chất hôn nhân. Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng chính xác đây là lý do sâu xa nhất khiến Giáo Hội có sự quan tâm lớn đối với Bí tích Hôn phối và gọi nó là “bí tích lớn lao” -bởi vì thật sự đây là hình ảnh của sự kết hợp của Đức Kitô với Giáo Hội của Ngài.” Sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung vào hai thái độ mà người Kitô hữu cần phải có trong mối quan hệ hôn nhân nầy: đầu tiên, đó là nềm vui, “bởi vì đám cưới là một lễ mừng lớn:.

Người Kitô hữu cơ bản là vui tươi. Vì lý do nầy, ở cuối đoạn Tin Mừng, khi họ mang rượu đến, khi Ngài nói về rượu, nó khiến tôi nghĩ đến đám cưới ở Cana -và vì lý do nầy Chúa Giêsu đã làm phép lạ- đây cũng là lý do tại sao Đức Mẹ, khi ngài biết hết rượu… Bởi nếu không có rượu thì không có yến tiệc… Tưởng tượng rằng tiệc cưới có thể vì thế chấm dứt với việc uống trà hay nước trái cây: không thể như thế… Đây là một bữa tiệc, và Đức Mẹ xin Chúa làm phép lạ. Cuộc sống của người Kitô hữu cũng như vậy. Đời Kitô hữu có niềm vui tinh thần nầy, một niềm vui của tâm hồn.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm, “[Chắc chắn rằng], thật sự có những lúc bị đóng đinh, những lúc của đau khổ -nhưng luôn có sự bình an sâu xa của niềm vui đó, bởi vì đời sống Kitô hữu được thể hiện như là một lễ mừng, như sự kết hợp vợ chồng của Đức Kitô và Giáo Hội”. Đức Thánh Cha gợi nhớ lại vể một số các vị tử đạo tiên khởi đã đến với cái chết như những người đi dự tiệc cưới: ngay cả trong lúc đó, họ có một “tâm hồn vui tươi”. Đức Thánh Cha Phanxicô lặp lại, Giáo hội được liên kết với Chúa Giêsu “như cô dâu và chàng rể, và khi thế giới nầy tàn lụi sẽ có lễ mừng cuối cùng.” Thái độ thứ hai mà người Kitô hữu phải thể hiện, chúng ta tìm thấy trong dụ ngôn tiệc cưới của hoàng tử. Mọi người đều được mời, tốt hay xấu đều như nhau. Khi tiệc cưới bắt đầu, đức vua nhìn thấy những kẻ đã không mặc áo cưới:

“Có người hỏi tôi: ‘Nhưng thưa Cha, vậy là thế nào? Những người nầy được mời từ mọi ngã đường, và cha đòi họ một chiếc áo cưới? Điều nầy không đúng… Nó có ý nghĩa gì? Rất đơn giản! Thiên Chúa chỉ đòi chúng ta một điều duy nhất để được đón nhận vào tiệc cưới: tất cả con người chúng ta. Chàng Rể là quan trọng nhất. Chàng Rể là tất cả! Điều nầy đưa chúng ta ề bài đọc thứ nhất, nói rất mạnh mẽ về Chúa Giêsu là tất cả -là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo. Trong Ngài muôn vật được tạo thành, qua Ngài và hướng nhìn Ngài chúng được tạo thành. Ngài là trung tâm: là tất cả”.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “[Chúa Giêsu] cũng là Đầu của Thân thể là Hội Thánh: Ngài là nguồn gốc. Thiên Chúa đã trao cho Ngài sự sung mãn, tính toàn thể, để trong Ngài, mọi sự có thể được hòa giải”. Do đó, nếu thái độ thứ nhất là sự mừng lễ, Đức Thánh Cha nói, “thì thái độ thứ hai là [thái độ] nhận biết Ngài là Đấng duy nhất.” Chúa, ngài nói tiếp, “chỉ đòi chúng ta điều nầy: nhận biết Ngài là Chàng Rể duy nhất”. Ngài “luôn luôn trung thành, và đòi sự trung thành của chúng ta.” Đây là lý do tại sao khi chúng ta muốn “có một bữa tiệc nhỏ của chính mình, nó không phải là yến tiệc lớn, mà không được.” Ngài tiếp tục nói rằng Chúa nói với chúng ta, chúng ta không thể làm tôi hai chủ: hoặc phục vụ Chúa, hoặc là thế gian:

“Đây là thái độ thứ hai của người Kitô hữu: nhận biết Chúa Giêsu là trọn vẹn, là trung tâm, là toàn thể. Nhưng chúng ta luôn bị cám dổ để khuôn đúc sự mới mẻ của Tin Mừng nầy, rượu mới nầy, vào những thái độ cũ xưa… Đó là tội lỗi, chúng ta là những tội nhân. Chỉ nhận ra nó: ‘Đây là một tội lỗi’ Đừng nói cái nầy hợp với cái nầy. Không! Bầu rượu cũ không thể đựng rượu mới. Đây là điều mới mẻ của Tin Mừng. Chúa Giêsu là chàng rể, chàng rể cưới Giáo Hội, chàng rể yêu thương Giáo Hội, Đấng trao ban cuộc sống mình cho Giáo Hội. Chúa Giêsu là Đấng đã làm nên tiệc cưới nầy! Chúa Giêsu đòi chúng ta niềm vui lễ hội, niềm vui được làm Kitô hữu. Ngài cũng đòi chúng ta tất cả: tất cả cho Ngài. Nếu chúng ta có điều gì đó không thuộc về Ngài, hãy ăn năn sám hối, xin ơn tha thứ và đi tới. Xin Chúa cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, ơn luôn có niềm vui nầy, như thể chúng ta đang dự tiệc cưới. Và cũng có sự trung thành với chành rể duy nhất, là chính Chúa.”

XT (theo Radio Vatican)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31