KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II SAU LỄ GIÁNG SINH: HÃY ĐỂ CHO CHÚA GIÊSU ĐI VÀO CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA

Written by xbvn on Tháng Một 3rd, 2022. Posted in Giáo lý, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

“Chúng ta hãy mời Ngài chính thức đi vào cuộc sống chúng ta, đặc biệt vào những vùng tối”, Đức Phanxicô đã khích lệ các Kitô hữu như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 2/1/2022 khi giải thích đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật II sau lễ Giáng Sinh (Ga 1, 1-18), và đồng thời nhắc nhớ rằng “đối diện với sự mong manh của chúng ta, Chúa không rút lui”.

Đức Thánh Cha lưu ý: đôi khi chúng ta thấy mình tội lỗi, bất xứng, sợ hãi muốn khép kín lòng mình, nhưng khi “Ngôi Lời đã trở nên nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta”, nơi Ngài “sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và nhân loại, sự gặp gỡ giữa ân sủng và tội lỗi”, thì chúng ta được mời gọi “nhìn mọi sự từ quan điểm của Thiên Chúa”, Đấng “không sợ viếng thăm tâm hồn chúng ta, cự ngụ trong cuộc sống tồi tàn của chúng ta”, “và ngài chờ đợi chúng ta dâng cho Ngài các hoàn cảnh của chúng ta, những gì chúng ta đang sống”. Đối với Đức Thánh Cha, “chúng ta cũng hãy nói với Ngài, mà không sợ hãi, về những vấn đề xã hội, và những vấn đề của Giáo hội vào thời đại chúng ta, thậm chí là những vấn đề cá nhân, ngay cả những vấn đề xấu xa nhất, bởi vì Thiên Chúa thích cư ngụ: trong chuồng vật của chúng ta”.

Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Phụng vụ hôm nay cho chúng ta một câu rất đẹp, mà chúng ta luôn cầu nguyện trong Kinh Truyền Tin và chính nó cho chúng ta thấy ý nghĩa của lễ Giáng Sinh. Nó nói, “Ngôi Lời đã trở nên nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14). Ngôi Lời đã trở nên nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ về nó, những lời này chứa đựng một nghịch lý. Chúng kết hợp hai mặt đối lập: Ngôi Lờinhục thể. “Ngôi Lời” chỉ Chúa Giêsu là Lời vĩnh hằng của Chúa Cha, vô tận, hiện hữu từ muôn thuở, trước khi mọi vật được tạo thành; mặt khác, “nhục thể” chỉ thực tại được tạo thành của chúng ta, mong manh, giới hạn, phải chết. Trước Chúa Giêsu, có hai thế giới tách biệt: Trời đối lập với đất, vô hạn đối lập với hữu hạn, tinh thần đối lập với vật chất. Và có một sự đối lập khác trong Lời tựa của Tin Mừng theo thánh Gioan, một nhị phân khác: Ngôi Lờinhục thể là một nhị phân; nhị phân khác là ánh sángbóng tối (x.c.5). Chúa Giêsu là ánh sáng của Thiên Chúa đã đi vào bóng tối của trần gian. Ánh sángbóng tối. Thiên Chúa là ánh sáng: nơi Ngài không có bóng tối; mặt khác, nơi chúng ta có nhiều bóng tối. Bây giờ, với Chúa Giêsu, ánh sáng và bóng tối gặp nhau: sự thánh thiện và tội lỗi, ân sủng và tội lỗi. Chúa Giêsu, sự nhập thể của Chúa Giêsu chính là nơi gặp gỡ, sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và nhân loại, sự gặp gỡ giữa ân sủng và tội lỗi.

Tin Mừng muốn loan báo điều gì với những đối cực này? Điều gì đó tuyệt vời: cách hành động của Thiên Chúa. Đối diện với sự mong manh của chúng ta, Chúa không rút lui. Ngài không ở lại trong cõi vĩnh hằng diễm phúc và trong ánh sáng vô tận của Ngài, nhưng Ngài đến gần, Ngài đã nhập thể, Ngài xuống  trong bóng tối, Ngài cư ngụ nơi mảnh đất xa lạ với Ngài. Và  tại sao Thiên Chúa làm điều này? Tại sao Ngài xuống với chúng ta? Ngài làm điều này bởi vì Ngài không cam chịu sự kiện rằng chúng ta có thể lạc lối bằng cách rời xa Ngài, rời xa vĩnh cửu, rời xa ánh sáng. Đây là công việc của Thiên Chúa: đến giữa chúng ta. Nếu chúng ta coi mình là không xứng đáng, thì điều đó không ngăn cản được Ngài: Ngài đến. Nếu chúng ta chối bỏ Ngài, Ngài không mệt mỏi tìm tìm kiếm chúng ta. Nếu chúng ta không sẵn sàng và muốn đón nhận Ngài, thì dù sao Ngài vẫn muốn đến. Và nếu chúng ta đóng cửa trước mặt Ngài, thì Ngài vẫn đợi chờ. Ngài thực sự là Mục Tử Nhân Lành. Và hình ảnh đẹp nhất của Mục Tử Nhân Lành? Ngôi Lời trở nên nhục thể để chia sẻ cuộc sống của chúng ta. Chúa Giês là Mục Tử Nhân Lành đến tìm kiếm chúng ta ngay tại nơi chúng ta đang ở: trong những vấn đề của  chúng ta, trong nỗi đau khổ của  chúng ta…Ngài đến đó.

Anh chị em thân mến, chúng ta thường giữ khoảng cách với Thiên Chúa bởi vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta không xứng đáng với Ngài vì những lý do khác. Và điều này là đúng. Nhưng lễ Giáng Sinh mời gọi chúng ta nhìn thấy mọi sự từ quan điểm của Ngài. Thiên Chúa mong muốn được nhập thể. Nếu tâm hồn chúng ta dường như quá ô nhiễm bởi sự dữ, nếu nó dường như hỗn độn, thì xin đừng khép mình lại, đừng sợ: Ngài sẽ đến. Hãy nghĩ về chuồng vật ở Bêlem. Chúa Giêsu được sinh ra ở đó, trong sự nghèo khó, để nói với chúng ta rằng Ngài chắc chắn không sợ viếng thăm tâm hồn chúng ta, cự ngụ trong cuộc sống tồi tàn của chúng ta. Và đây là từ : cư ngụ. Cư ngụ là động từ được dùng trong bài Tin Mừng hôm nay để biểu thị thực tại này:  nó diễn tả một sự chia sẻ hoàn toàn, một sự thân mật sâu xa. Và đây là những gì Thiên Chúa muốn: Ngài muốn cư ngụ với chúng ta, Ngài muốn cư ngụ trong chúng ta, chứ không ở xa.

Và tôi tự hỏi, anh chị em, tất cả chúng ta: còn chúng ta thì sao, chúng ta có muốn dành chỗ cho Ngài không? Bằng lời nói thì có, không ai sẽ nói, “Tôi không!”; có. Nhưng trong thực tế? Có lẽ có những khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta giữ cho riêng mình, những khía cạnh độc quyền, hay những không gian nội tâm mà chúng ta sợ Tin Mừng đi sẽ xâm nhập, nơi Chúng ta không muốn Thiên Chúa can dự vào. Hôm nay, tôi mời gọi anh chị em cụ thể. Đâu là những điều nội tâm mà tôi tin rằng Chúa không thích? Đâu là không gian mà tôi tin là chỉ dành cho tôi, nơi tôi không muốn đi vào? Mỗi người chúng ta hãy cụ thể, và trả lời điều này. “Vâng, vâng, tôi muốn Chúa Giêsu đến, nhưng điều này, Ngài không được chạm vào nó, và điều này, không được, và điều này…”. Mỗi người có tội của riêng mình – Chúng ta hãy gọi đích danh nó. Và Ngài không sợ tội lỗi chúng ta: Ngài đã đến để  chữa lành chúng ta. Ít nhất chúng ta hãy để Ngài thấy nó, hãy để Ngài thấy tội lỗi. Chúng ta hãy can đảm, chúng ta hãy nói: “Nhưng, lạy Chúa, con đang ở trong hoàn cảnh này nhưng con không muốn thay đổi. Nhưng lạy Chúa, xin đừng đi quá xa”. Đó là một lời cầu nguyện tốt. Hôm nay, chúng ta hãy chân thành.

Vào những ngày Giáng Sinh này, sẽ rất tốt cho chúng ta khi đón nhận Chúa chính xác ở đó. Bằng cách nào? Chẳng hạn, bằng cách dừng lại trước khung cảnh Giáng Sinh, bởi vì nó cho thấy Chúa Giêsu đã đến cư ngụ trong tất cả đời thường, thực tế của chúng ta, nơi không phải mọi thứ đều suôn sẻ, nơi có nhiều vấn đề: chúng ta đáng bị khiển trách về một số vấn đề trong số đó; những vấn đề khác là lỗi của người khác. Và Chúa Giêsu đến: các mục đồng đang làm việc chăm chỉ, chúng ta thấy có các mục đồng ở đó, có Hêrôđê đe dọa các anh hài, có sự nghèo đói nặng nề… Nhưng giữa tất cả điều này, giữa rất nhiều vấn đề – và thậm chí giữa các vấn đề của chúng ta – có Thiên Chúa, có Thiên Chúa muốn cư ngụ với chúng ta. Và ngài chờ đợi chúng ta dâng cho Ngài các hoàn cảnh của chúng ta, những gì chúng ta đang sống. Vì thế, trước khung cảnh Giáng Sinh, chúng ta hãy nói với Chúa Giêsu về hoàn cảnh thực tế của chúng ta. Chúng ta hãy mời Ngài chính thức đi vào cuộc sống chúng ta, đặc biệt vào những vùng tối: “Lạy Chúa, xin hãy nhìn, không có ánh sáng nào ở đó cả, điện không đến đó được, nhưng xin đừng chạm vào, vì con không muốn rời khỏi hoàn cảnh này”. Hãy nói cách rõ ràng và thẳng thắn. Những vùng tối, “những chuồng vật nội tâm” của chúng ta; mỗi một chúng ta đều có chúng. Và chúng ta cũng hãy nói với Ngài, mà không sợ hãi, về những vấn đề xã hội, và những vấn đề của Giáo hội vào thời đại chúng ta, thậm chí là những vấn đề cá nhân, ngay cả những vấn đề xấu xa nhất, bởi vì Thiên Chúa thích cư ngụ: trong chuồng vật của chúng ta.

Xin Mẹ Thiên Chúa, nơi Mẹ Ngôi Lời đã thành nhục thể, giúp chúng ta vun trồng sự thân mật sâu xa hơn với Chúa.

————————————–

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn: Vatican.va)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Ba 2024
H B T N S B C
« Th2    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31