LAUDATO SI’, GRETA THUNBERG, ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI, NHỮNG TÂM TƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ

Written by xbvn on Tháng Chín 10th, 2020. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trong một cuốn sách xuất bản ở Ý hôm 9/9 (« Terrafutura »), sau những lần trao đổi với nhà văn Carlo Petrini, Đức Phanxicô trở lại với thông điệp Laudato Si’ và kêu gọi cần có sự thay đổi mô hình kinh tế.

 
Vào năm 2013, Đức Phanxicô đã thổ lộ tâm tư với nhà báo vô thần Eugenio Scalfari ; vào năm 2017 với nhà xã hội học người Pháp Dominique Wolton, người theo thuyết bất khả tri. Lần này, ngài đã chọn đối thoại với nhà văn Petrini, một người theo thuyết bất khả tri khác. Ông cũng là một nhà hoạt động môi trường và là người sáng lập phong trào « Slow food » (thức ăn chậm), một phong trào được hình thành vào năm 1986 nhằm phản ứng lại với văn hóa « thức ăn nhanh » (fast food).
 
Trong cuộc trao đổi này, trước tiên, Đức Phanxicô bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Bênêđíctô XVI, đặc biệt khi Carlo Petrini nói về việc chiêu dụ tín đồ. Đức Phanxicô cho thấy rằng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI đã từng khẳng định rằng Giáo hội phải lớn mạnh bằng sự lôi cuốn, chứ không phải bằng sự chiêu dụ tín đồ. Đức Phanxicô khẳng định : « Chính vì thế mà tôi nổi giận khi người ta nói rằng Đức Bênêđíctô là một người bảo thủ. Đức Bênêđíctô đã là một nhà cách mạng ! Trong biết bao nhiêu điều ngài đã làm, đã nói, ngài đã là một nhà cách mạng ».
 
Tiếp đến, vì cũng như nhiều nhà quan sát xa rời Giáo hội, Carlo Petrini, 71 tuổi, cũng được lôi cuốn bởi thông điệp Laudato Si’ vào năm 2015 của Đức Phanxicô. Vả lại, chính xung quanh một câu hỏi về thông điệp này mà Đức Phanxicô gợi lên, qua các cuộc trao đổi này, những giai đoạn khác nhau đã đánh dấu cho « sự hoán cải sinh thái » của ngài.
 
Giai đoạn đầu tiên diễn ra vào năm 2007, ở cuộc họp các Giám mục châu Mỹ Latinh ở Aparecida. Đức Phanxicô kể lại làm thế nào ngài đã ngạc nhiên, vào thời điểm đó, bởi các diễn văn của các dân tộc vùng Amazon. « Tôi nhớ là đã khó chịu bởi những diễn văn này và đã bình luận : ‘Những người Braxin này, họ làm cho chúng tôi nổi điên, với những phát biểu của họ !’ (…) Đối với tôi, việc cứu lá phổi xanh của thế giới đã không là một bận tâm, hay ít ra tôi đã không hiểu điều đó liên quan gì đến vai trò Giám mục của tôi ».
 
Một vài năm sau, khi trở thành Giáo hoàng, và khi việc soạn thảo bản văn (Laudato Si’) bắt đầu, thì chính việc gặp gỡ với bà Ségolène Royal, lúc đó là bộ trưởng môi trường sinh thái của Tổng thống François Hollande, đã làm cho ngài ý thức về sự mong đợi từ bản văn này. « Đó là quan trọng, điều đó sẽ là một bản văn có tác động rất lơn, nhiều người chúng tôi đang chờ đợi nó », bà Royal cho biết vào năm 2014 bên lề chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô ở Strasbourg. Đức Phanxicô giải thích : « Và chính ở đó mà lần đầu tiên tôi đã quan tâm đến trọng tâm của bản văn này và tầm quan trọng của nó, đến sự kiện các chủ đề mà tôi đã chọn ».
 
Nhưng không được giảm thiểu bản văn này thành một « thông điệp xanh », Đức Phanxicô nhấn mạnh. « Đúng hơn, đó là một thông điệp xã hội. Nếu nó bàn về môi trường sinh thái, thì thực ra chúng ta hết thảy đều phải thuộc về hệ sinh thái ». Đức Phanxicô cũng mong muốn các xã hội tìm lại được « vẻ đẹp của thiên nhiên ».
 
Ngài hỏi : « Ông biết đâu là chi tiêu chính của các gia đình trên bình diện thế giới, sau lương thực và quần áo, không ? ». Đó là « mỹ phẩm. Và chi tiêu thứ tư ? Những linh vật (mascottes), những con thú cưng. Lạ lùng không ? », và ngài nói tiếp : « Có một thú hưởng thụ là đặc điểm của thời đại này và nó đưa chúng ta đến chỗ đánh giá cao một vả đẹp giả tạo hời hợt và chóng qua ».
 
Về phương diện này, phong trào do cô bé Greta Thunberg khơi lên nhận được cảm tình của Đức Phanxicô. « Những gì đẹp đẽ, đó là phong trào này đánh thức lương tâm của người trẻ, mà cho đến lúc đó hơi ở bên lề của tranh luận này và của việc tham gia chính trị », Đức Phanxicô nhận định và luôn nối kết với sự cần thiết bảo vệ « ngôi nhà chung » và đấu tranh chống lại một hệ thống kinh tế có vẻ điên rồ.
 
Một vấn đề lớn khác được đề cập trong cuộc trao đổi này là vấn đề chủ nghĩa dân túy mà đối với Đức Phanxicô là « đàn áp linh hồn ». « Đâu là giải pháp được đề nghị ngày nay, giải pháp dễ dàng nhất ? Chủ nghĩa dân túy ! Và họ đang làm gì, chủ nghĩa dân túy ? Họ cổ võ một ý tưởng, họ níu lấy dân chung với một ý tưởng, họ gieo rắc nổi sợ hãi – chẳng hạn nổi sợ hãi người di dân đền từ chủ nghĩa dân túy – và một vài diễn từ của một số nhà lãnh đạo chính trị nơi một số nước mà tôi cảm thấy rằng họ thực sự đang đi theo hướng của một thứ chủ nghĩa dân túy nguy hiểm »….
 
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix, ngày 8/9/2020).
 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31