LIÊN HIỆP QUỐC : ỦNG HỘ MỘT TUYÊN NGÔN VỀ HÒA BÌNH NHƯ LÀ NHÂN QUYỀN

Written by xbvn on Tháng Sáu 8th, 2013. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Hòa bình là một quyền của con người vốn làm cho « sự phát triển con người toàn diện » nên khả thi. Đức cha Tomasi đã tuyên bố như thế tại Liên Hiệp Quốc. Chính vì thế Tòa Thánh muốn có một « tuyên bố » về vấn đề này.

Đức cha Silvano M. Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Genève, đã có bài tham luận về « Quyền được hòa bình », dịp khóa họp thứ 23 của Hội đồng nhân quyền, trong khuôn khổ một bản báo cáo của nhóm làm việc chuyên viên.

Tòa Thánh chào mừng như là một quyết định khôn ngoan việc hình thành nhóm làm việc liên chính phủ này, được mở ra với nhiệm vụ xúc tiến việc pháp điển hóa chính thức quyền được hòa bình của con người. Và Tòa Thánh chờ đợi một tuyên bố hữu hiệu về việc này.

Đối với Đức Cha, hòa bình là « một quyền mà mỗi người phải được hưởng và là một hoàn cảnh làm cho khả thi việc phát triển con người toàn diện ». Còn hơn nữa, nó là « điều kiện » của tất cả các quyền khác.

Hòa bình « được xây dựng hằng ngày trong gia đình, ở trường học và trong xã hội », vì thế « nếu không có các nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa và tâm linh vững chắc, thì hòa bình sẽ là một ảo tưởng đối với những người ngây thơ ».

« Ai muốn xây dựng (hòa bình) trên sức mạnh và sự quân bình các lực lượng sẽ sai lầm », vì hòa bình không đạt được bằng việc gom góp số lượng vũ khí, cũng không bằng sự tiến bộ hay tàn khốc của chúng.

Đức Cha nhắc lại tính cần thiết của sự hỗ tương : « Hòa bình và sự an toàn của người này không được đảm bảo mà không có hòa bình và sự an toàn của người kia ».

Và sự sợ hãi không thể sinh ra hòa bình : « Sự trái ngược của hòa bình, đó là, còn hơn chiến tranh, sự sợ hãi ».

Lấy lại đề tài các phát biểu của các Đức Giáo Hoàng chống chiến tranh – từ Đức Bênêđíctô XV -, Đức cha Tomasi đã nhận xét rằng giải quyết các xung đột bằng chiến tranh là một « ảo tưởng » : người ta không thể thiết lập hòa bình bằng việc bắt người khác chịu đau khổ. Còn hơn nữa, những gì hủy hoại người khác cũng hủy hoại « tính người » trong kẻ gây hấn.

Hòa bình đòi hỏi « kiên nhẫn », « sự tôn trọng » người khác, nó « khiêm nhu » hơn, nhưng những giá trị của nó làm cho xã hội « nhân bản ».

Lấy lại một đề tài quen thuộc của Đức Phaolô VI, Đức Cha nhận xét rằng hòa bình gắn liền mật thiết với « sự phát triển » : hòa bình cũng đòi hỏi đấu tranh chống lại bất công.

Tý Linh

Theo ZENIT

 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Ba 2024
H B T N S B C
« Th2    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31