SUY NIỆM LỄ THÁNH GIA THẤT

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 27th, 2012. Posted in Mai Tá, Năm C

“Mơ tưởng vu vơ lòng dối lòng,”

“Thực ra có phải thế này không?”

(Dẫn từ thơ Phạm Ngọc)

Lc 2: 22-40 

Phải thế không, mà sao nhà thơ vẫn cứ hỏi người hỏi mình? Không phải thế. Nhà Đạo mình cũng có nói, nhưng vẫn không nhất quyết như thánh sử Luca từng khẳng định ở trình thuật.

Trình thuật, thánh Luca nay kể về thánh gia, nhà Đạo. Kể, để ta liên tưởng đến Hài Nhi Thánh Ái nay lớn khôn ở thôn làng Nadarét. Cụm từ “thánh gia” khiến người đọc giòng chảy suy tư lại cứ áp đặt ý nghĩa mà văn hoá nhà mình vẫn có, là để đưa vào giá trị của gia đình ở đầu đời. Là, gom gộp cả những nông gia miền Galilê, bề thế. Là, hỗ trợ cho điều ta tin tưởng vào thời hôm nay chứ không chỉ những gì xảy đến vào thời trước.

Thởi buổi trước, mọi người quan niệm gia đình là thành phần văn hóa có vinh có nhục cả chuyện bê tha/la cà buổi tối. Vinh dự, toàn gia đạt được và cố gắng sống; trong đó, có người cha là gia chủ hành xử như ở chế độ phụ hệ. Bởi, người-cha-gia-chủ là người sở-hữu cả cơ ngơi lẫn con người ở trong đó. Gia đình, được đề cao/tuyên dương nếu người cha trong gia đình biết sống nền nếp, tử tế, xứng đáng. Và, gia đình bê tha/hèn yếu lại không thế. Và ngày nay, đa phần nhiều người thường lại đã phản ứng khá tiêu cực về chuyện này.

Có điều lạ, là: Đức Giêsu lại phản ứng một cách không giống người thường. Ngài gọi Thiên Chúa là Cha; nhưng, lại cấm mọi người không được phép gọi ai khác là “Cha”. Ngài lại chỉ trích/chống báng kiểu cách của người theo truyền thống phụ hệ, quyết đứng ngoài hệ thống chính mạch. Ngài đòi mọi người đừng gọi ai là “cha”, là cung cách chống lại chủ trương coi đàn ông như người có quyền khống chế hết mọi sự. Bởi, thành viên trong gia đình mà Ngài chủ trương, đều là con Một trực tiếp của Cha trên trời, là Thiên Chúa. Thiên Chúa là gốc nguồn đích thực của mọi hữu thể, ở dưới thế.

Với Chúa, không ai bị hạ thấp, khuất nhục. Lên tiếng thưa “Lạy Cha”, là tuyên tín chính trị rất đáng kể, để giải cứu. Đó, là lý do để Chúa gom gộp những người theo Ngài vào với tư cách làm con của Thiên Chúa. Làm như thế, người trần gian xa cách đều đã là người anh/người chị của Ngài, thôi.

Đó cũng là ý nghĩa chính đáng ta đọc được ở Tin Mừng. Trong đoạn nói Đức Giêsu rời bỏ làng mạc/nhà cửa, anh em/chị em, cả cha mẹ và đàn trẻ bé thân yêu ở chốn miền âu yếm cũ vì lợi ích của chính Ngài. Xem thế thì, niềm tin là loại hình chính trị đặt nặng vào với Thiên Chúa là Cha duy nhất của mọi người. Vì thế nên, đã có lời hứa về phần thưởng được phân phát. Vì thế, đây lại là yêu cầu chính mà thoạt nhìn, như gây sửng sốt do Chúa kiến tạo, khi Ngài bảo: “Hãy để tôi đi chôn cha tôi đã!” tức: trước khi tôi thành đồ đệ Ngài. Đức Giêsu lại cũng nói: “Không! Hãy đặt tay lên máy cày mà đi. Đừng bao giờ quay đầu lại.”

Chính trong ý nghĩa như thế, Đức Giêsu cho biết Ngài đến với thế gian không phải để đem hoà bình mà là gươm giáo cho hệ thống gia đình theo chế độ phụ hệ.” (Lc 12: 51-tt/Mc 10)Theo ngôn ngữ được diễn tả ở Tin Mừng, thì ý nghĩa họ hàng/giòng tộc còn lớn hơn chính “Gia đình nhỏ bé” của ta; nhưng ý nghĩa ấy cũng mạnh đủ để ta duy trì/chống đỡ tốt đẹp mà trở nên thành viên của giòng tộc ấy. Xem như thế, thì “gia đình” không là phạm trù tốt đẹp gì, đối với ta. Chừng như, Đức Giêsu cũng thắc mắc làm sao ta lại có thể mừng kính “Lễ Thánh Gia”, theo nghĩa đó.

Điều này không chỉ do Ngài từng nói ra; cho bằng, từ những điều Ngài đã làm. Hiểu theo cách nào đó cũng thế, Ngài không là người hoạt động cổ võ “hoà bình”. Nhưng, Ngài là người tin tưởng, rất triệt để. Bởi, chính Ngài đã cởi bỏ tính chất rất “gia đình” và cũng đã rời bỏ gia đình mình, nữa. Ngài đến với mọi người dù trước đây họ là giới cực đoan/thiên tả theo nghĩa cánh chung, rất sùng kính Đấng Thiên Sai. Cuộc sống ở trần thế, đã dạy Ngài cách nhìn xuyên suốt mọi việc chỉ theo khía cạnh tích cực nhưng lại chẳng cần bao gồm hai chữ “gia đình”.

Đức Giêsu lớn lên ở Nadarét. Thôn làng này nằm kề bờ biển, nhưng ở cao độ 1300 bộ trên mực nước. Thời Chúa sống, thôn làng này chỉ gồm 200 đến 400 cư-dân là tối đa; đó là tính toán theo cách mọi người sử dụng nước uống. Ở đây, lại cũng có thung lũng nhỏ gồm hệ thống dẫn thuỷ từ suối phun. Và, tại thôn làng này, người dân trồng cây xanh, đậu hạt ở khắp chốn. Ở phíaNam, còn có triền dốc khô ráo được dân làng khai thác trồng nho để làm rượu đưa vào vại. Nadarét cách thị trấn Sêphôris lớn rộng chừng một tiếng đồng hồ đi bộ. Thị trấn này, do người La Mã xây dựng vào lúc Đức Giêsu còn là cậu bé con vừa mới lớn. Phần đông dân làng ở đó đều là nam nhân; họ sống và làm việc ở thôn làng vào ban ngày, theo ngành nghề thợ xây mà các dịch giả Kinh thánh lại cứ coi là thợ hồ.

Ban ngày, nam nhân trong làng đều đi xa làm ăn, nên nữ-giới phải hứng nước ở dưới suối đem về nhà bằng lu vại đội trên đầu. Các bà kín nước về nhà mà trộn bột làm bánh cứ bận rộn suốt mọi buổi. Chính vì thế, ta gọi Nadarét là thôn làng nhỏ chuyên chăm lao động và lao động, có gốc nguồn của nông gia nghèo túng, yếu kém. Nhà cửa nơi đây, đơn thuần toàn nhà “trệt” làm bằng đá xốp đen có gốc nguồn từ núi lửa. Sinh hoạt bếp núc, ẩm thực, hát hò và ngủ nghỉ đều diễn ra ngay ở sàn đất hoặc nơi có rơm rạ chất chồng. Nhà nào khá, còn có thêm phòng ốc riêng cho khách đỗ nhờ. Thường thì, nhà nào cũng có sân đất tiếp giáp hàng xóm. Đám gia súc/gia cầm thì, ngày nào trời đẹp còn được ra ngoài ngủ, mùa đông hoặc ban đêm cứ phải chui vào trong tìm chỗ ấm, với mọi người.

Điều quan trọng, là: ta chỉ nên coi Nadarét như “thôn làng” theo nghĩa căn hộ để sống chứ không để diễn tả gia-đình theo nghĩa có cuộc sống biệt lập, có con có cháu quây quần, chung đụng.  Gia đình ở đây, sống co-cụm sát bên nhau, nên đảm bảo an toàn cho nhau khỏi các vụ trộm cắp, cướp bóc. Theo nghĩa đó, nông gia chăm sóc ngó chừng nhau. Sống như thế, thật khó mà biết ai thuộc gia đình nào, giàu nghèo ra sao. Và, cũng không dễ đếm số người cùng sống dưới một mái. Của ăn thức uống đều được sẻ san. Lễ lạy phụng thờ, lại liên quan đến hết mọi người, cùng một lối.

Mãi về sau, khi Đạo Chúa lan rộng khắp thế giới của người La Mã, là nơi tín hữu Đạo Chúa sống theo kiểu gia đình La Mã có số thành viên thật rõ rệt. Đây, lại là văn hoá theo gia đình, khác biệt. Ở các gia đình này, người đến người đi hầu như liên tục. Trong gia đình, nữ giới sống chung đụng, gom lại cũng rất đông. Có bà mang thai, có bà “ở cữ”, có bà đang cho con bú. Ở gia đình như thế, còn thấy cả trẻ thơ côi cút, cùng thân phận. Có căn hộ còn chứa không chỉ phụ nữ tự do mà cả con cháu người nô lệ nữa; có cả thế thiếp, kẻ ly thân, người goá bụa, có cả thừa tác-viên mục vụ khắc khổ cũng khá nhiều. Lại thấy cả thừa sai đã có gia đình, y tá, cô mụ và đủ mọi tỳ thiếp, nô lệ cũng như các cô còn trẻ bé, đều không thiếu.

Con trẻ bé lớn lên ở căn hộ hoặc nhà-nguyện cầu, giống như thế. Trẻ tự do hay con người nô lệ đều lớn lên cũng đồng quyền. Chủ nhà cho khách đỗ nhờ hầu hết là phụ nữ. Bởi, đàn ông ở các làng mạc Do thái thường hoặc chết yểu hoặc đi xa. Căn hộ hay căn nhà, vẫn là nơi ở của phụ nữ. Là, chốn sống cho khách lạ tá túc; là, nơi giáo dục đàn con dại. Giáo dục, cả việc giao tế, lẫn tính khí. Đây, lại cũng là nơi để trao đổi, truyền đạt thông tin cũng như sinh hoạt bác áí, xã hội.

Nhà của các tín hữu tiên khởi vẫn được gọi là “nhà-nguyện”. Đơn giản, chỉ vì đó là nơi tụ họp, cầu nguyện. Không rõ có phải mọi căn hộ và nhà cửa dành cho tín hữu tá túc có là “nhà-nguyện” không. Nhưng, hầu hết những người sống ở đó phần đông không là tín hữu Đạo Chúa. Nữ-giới sống ở nhà, lại là các vị có vai trò sống còn đối với Đạo. Bởi, chính các bà là người coi sóc và điều hành nhà-nguyện.

Điều này, nay đã khác. “Giá trị gia đình” của ta mang tính văn hoá nay đổi khác. Bởi thế nên, nay nhân lễ “Thánh gia”, ta cũng nên nhớ đến khác biệt này. Cũng nên cảm kích biết rõ Đấng Thiên Sai từng sống thế nào và chúng ta là ai, để xứng đáng sống với tư cách làm con Chúa.

Trong tâm tình hiểu biết rõ như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên mà rằng:

            “Uớc gì trên bước đường lưu lạc,

một buổi chiều nào lộng gió mưa.

            Gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ,

Giật mình tôi thấy tiếng Nhi thưa.”

(Phạm Ngọc – Ôi Sa Mạc)

“Tiếng Nhi thưa” hay tiếng gõ cửa vào lễ “Thánh gia”, vẫn là dịp thuận để gặp Chúa. Gặp, mà chào đón và lưu lại, rồi ở mãi trong đại gia đình tình thương, rất tuyệt vời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30