SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 15 THUÒNG NIÊN A

Written by xbvn on Tháng Bảy 10th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng”

Người thì không bắt bóng được bao giờ.”

(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mt 13: 1-23

            Tình nhà thơ, vẫn hững hờ/thờ ơ như chiếc bóng, người đeo đuổi. Tình nhà Đạo, vẫn lân-tuất ở đâu đó chốn thiên-đường, người thụ hưởng. Cuộc tình đời, người người vẫn viện-dẫn thi-ca để diễn-tả. Tình Chúa với con người, nhà Đạo xưa nay lại nhờ dụ-ngôn chuyển-tải để người nguời nhớ mà hiện-thực.

            Hiện-thực Tin Mừng, thánh Mác-cô và Mát-thêu có thói quen diễn-tả bằng thể-thức dụ-ngôn để mọi người cảm-kích mà trải rộng tình thương suốt mọi thời.

            Tin Mừng các thánh diễn-tả, ta như cảm-nghiệm được cả mùi cát bụi lẫn mồ hôi cùng mùi máu của các thánh tử-đạo khi xưa bị Nêrô giết hại. Tin Mừng còn diễn-tả sinh-hoạt của cộng-đoàn Rôma truyền-tụng từ thời tiên-khởi. Thánh Mác-cô, là tác-giả Tin Mừng từng suy-tư các diễn-biến thời Hội-thánh Chúa bị bách-hại, hầu hỗ-trợ, ủy-lạo cộng đoàn sống khốn-khổ, như thời Chúa.

            Hôm nay, người đọc Tin Mừng lại thấy một loạt truyện kể do thánh Mát-thêu ghi, để mọi người biết sinh-hoạt cộng đoàn Hội-thánh sống vào buổi đầu. Đọc dụ-ngôn, nếu người đọc muốn biết ý của tác-giả, cũng phải tìm-hiểu kỹ đại ý nằm ở dưới truyện, rồi phải xét xem Tin Mừng muốn đưa ra điều gì gửi đến với ta và cho ta?

            Suy cho kỹ, ta thấy cách viết của thánh Mát-thêu đã dựa trên cốt truyện do thánh Mác-cô viết trước nhất. Làm thế, thánh Mát-thêu mới đưa ý chính vào nội-dung rồi áp-dụng cho mỗi truyện. Nói chung thì, dụ-ngôn là lối kể truyện có lời nói lẫn ảnh-hình được diễn-tả để người đọc thấy “bí kíp” và ý nghĩa cuộc sống được các bậc thày người Do-thái sử-dụng để răn đời.

            Nhiều lúc, tác-giả cũng sử-dụng câu đố hoặc ẩn-dụ thật cũng khó. Có khi, câu truyện lại giống trò chơi “ô chữ” cốt để người đọc đoán ý-nghĩa mỗi câu sao cho phù-hợp với lời kể. Nói tóm lại, tất cả là kiểu nói và kể cốt đòi người đọc phải bỏ giờ ra mà suy-tư cho thật kỹ, mới hiểu được.

            Thánh Mác-cô là thánh-sử đầu tiên viết Tin Mừng, từng áp-dụng phương-cách này hầu diễn-bày Lời Chúa về các sự-việc tiêu-biểu. Chẳng hạn, khi Chúa nói: “Hãy trở thành hư không/trống rỗng đến độ anh em không còn giữ thứ gì trong mình”. Hoặc đoạn khác, Ngài lại bảo: “Thày ra đi một nơi mà anh em không thể tìm đến được!” Dĩ nhiên, những người nghe Ngài nói, đều không thể hiểu ý Ngài muốn diễn-tả. Thế nên, người bộc-trực như thánh Phêrô đã phải ra mặt phản-đối, nên mới làm phật ý Thày.

            Thánh Mát-thêu thì lại khác. Là người sinh sau đẻ muộn những hai thập-niên sau tác-giả Mác-cô, thánh Mát-thêu biết ý của vị tiền-nhiệm và hiểu rõ mục-đích viết dụ-ngôn, hơn ai hết. Thế nhưng, thánh-nhân lại không theo khuôn-phép người đi trước vẫn làm, mà lại đã chỉnh-sửa cốt truyện cũng như ảnh-hình nằm trong đó. Là nhân-sĩ cao niên nhiều kinh-nghiệm, thánh Mát-thêu thêm vào đó cả sự khôn-ngoan lẫn thể-loại khác-biệt vào truyện hầu giúp người đọc hiểu dễ hơn.

            Nơi dụ-ngôn người gieo giống, thánh Mát-thêu kể rõ từng loại đất trại, hầu nói lên một hình-thái thế-giới của mình, trong đó có Chúa gieo-vãi hạt giống màu-mỡ để nó dồi-dào, phong-phú hơn. Thánh-nhân còn kể rõ về “cỏ lùng” là loại cỏ dại mọc chen với lúa, vào độ gặt. Thành thử, ý của thánh-nhân muốn căn-dặn người Do-thái hãy kiên-nhẫn với cỏ dại kẻo làm hại vụ mùa đang tươi tốt.

            Ở đoạn khác, thánh-nhân lấy ví-dụ về hạt cải tuy nhỏ nhưng vẫn trở-thành thứ gì đó quan-trọng hơn nhiều thứ khác, nếu nhận ra được thứ gì quí giá như viên ngọc quý nằm ẩn trong trai sò ốc hến. Thế nên, đừng loại bỏ thứ gì quí giá ẩn-tàng trong lớp vỏ xù xì, cũ kỹ. Cũng hệt thế, dân chài nào nhiều kinh-nghiệm thường sử-dụng “lưới cào” mắt nhỏ mới bắt được nhiều thứ có giá trị. Kể dụ-ngôn thông-thường, thánh Mát-thêu vẫn đặt vào đó tâm-hồn cao sang, hiền-dịu nên đã đánh động rất nhiều người.

            Nói cách khác, thánh Mát-thêu ghi-chép lại rất nhiều điều, từ nội-dung truyện kể do thánh Mác-cô viết trước, và rồi đưa vào đó phong-thái tư-riêng của chính ngài. Thế nên, về người nhỏ bé kể ở dụ-ngôn, thánh-nhân biết họ không thể nắm bắt tại chỗ sứ-điệp thập-giá, cái chết hoặc việc Ngài ra đi về nơi không ai hay biết. Thánh Mát-thêu biết Đức Giêsu đã làm thế và Ngài đã lấy đi khỏi nơi ta nhu-cầu cấp-thiết sống trọn vẹn, đến như thế.

            Thánh Mát-thêu cũng đã thấy nơi sự việc Chúa sống lại, là một chúc lành cho mọi đường-lối thông-thường ta vẫn theo. Thánh-nhân còn muốn dạy cho ta biết cách thấy và hiểu rằng ta được biết bao ơn lành từ Đức Giêsu và Thiên Chúa, nên từ đó mới có thể cảm kích biết ơn Ngài cho đủ.

            Các dụ-ngôn do thánh Mát-thêu kể, lại vẫn là truyện kể rất hay và rất đẹp từng bộc-lộ “bí kíp” và “bí mật” của cuộc sống thường nhật, ta vẫn sống. Điều bí mật, nằm ở chỗ: cuộc sống của ta có Chúa cùng sống lại đẹp đẽ biết bao. Thiên Chúa rất thích điều đó. Và, thánh Mát-thêu đạt được cung-cách kể truyện dụ-ngôn qua việc tập-trung nơi những người bé nhỏ, trong đời thường.

            Sống đời thường, đối với những người bé nhỏ, đòi hỏi phải theo cung-cách bình-thuờng là như thế. Thánh Mát-thêu lại đã khám-phá ra tính thực-tại của Mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa không cần nền thần-học đầy khoa-bảng hoặc phương-án hùng-biện đầy kích-bốc để làm những việc Ngài muốn làm. Nhưng, Ngài lại chọn “lối sống bình thường” rất thông thường ở đời, cho mọi người.

            Thánh Mát-thêu lại cũng tự thúc-bách chính mình để nói lên sự phong phú nơi quà-tặng Chúa ban cho con người, đẹp dường bao. Thánh-nhân tập-trung ý-nghĩa và hình-ảnh của sự phong-phú ấy nơi “đất màu-mỡ”, chí ít là dụ-ngôn truyện kể về đất đai, gieo vãi hạt giống tốt. Hạt giống gặp đất tốt tươi màu mỡ sẽ cho ra 30, 60 và cả đến trăm lần hơn ta kỳ-vọng hoặc trông ngóng nữa.

            Thánh-sử Mát-thêu không chỉ nói về mùa gặt nơi mảnh ruộng. Ông còn nói về các giá-trị đang tăng-trưởng bên trong chúng ta khi ta sống vui tươi cảm kích thì sẽ biết được chiều sâu và các sự việc tốt đẹp trong đời người.

            Người người thường vẫn ưa thích lắng nghe Lời của Chúa cả trong những sự việc nhỏ bé và hiểu được chúng rất rõ. Đó, còn là lời lẽ sử dụng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng theo thánh Luca và Mát-thêu khi các thánh-sử đề cập đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được diễn-tả là Đấng được chúc phúc hơn các phụ-nữ khác vì Mẹ biết nghe Lời Chúa, hiểu ý-nghĩa Lời Ngài và còn giữ kỹ trong tâm can của Mẹ và biến Lời Ngài thành hiện-thực nữa.

            Hãy xin Mẹ dạy ta cung-cách được thánh Mát-thêu áp-dụng sống ân-nghĩa mình nhận lãnh, là thấy được những điều tích-cực nơi sự việc ở trước mắt. Và rồi, mỉm cười chấp-nhận như ta thường làm. Có như thế, ta cũng sẽ thấy nơi lời lẽ thánh-nhân ghi chép, là cả một giòng nhạc êm-ái, rất thương yêu.

            Trong tâm tình đón nhận điều hay lẽ đẹp do thánh Mát-thêu ghi, ta cũng nên ngâm lên lời thi-ca vẫn ngân-nga rằng:

                        Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng”

            Người thì không bắt bóng được bao giờ.

            Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học,

            Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng.”

            (Nguyễn Tất Nhiên – Sầu Khổ Dịu Dàng)

             Sầu khổ dịu dàng, nhưng không là tình đuổi theo người như chiếc bóng, vẫn yêu thương. Thương người và thương mình, bởi tình Chúa vãi gieo nơi ta nay phong phú, màu-mỡ rất đa dạng.  Yêu thương rồi, ta lại dàn trải tình thương ấy nơi mọi người, ở đời. Đó, vẫn là ý chính, thánh-sử viết khi kể truyện dụ-ngôn đầy âm-nhạc cho người bé nhỏ ở trên đời, vẫn ưa thích.

             Lm Kevin O’Shea CSsR

            Mai Tá lược dịch.

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Ba 2024
H B T N S B C
« Th2    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31