TRANH CÃI VỀ MẨU GIẤY PAPYRUS NÓI VỀ VIỆC CHÚA GIÊSU ĐÃ CƯỚI VỢ

Written by xbvn on Tháng Tư 13th, 2014. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Các nhà khoa học của Đại học Harvard, ở Cambridge (Hoa Kỳ), khẳng định đã xác thực được mẩu giấy papyrus gây tranh cãi chứa đựng những từ ngữ: “Chúa Giêsu đã nói với họ: vợ của tôi…”. Thế nhưng, mẩu giấy này “hoàn toàn không phải là chứng cứ cho việc Chúa Giêsu lịch sử đã cưới vợ”, Karen Leigh King, giáo sư thần học và là chuyên viên về Kitô giáo cổ đại, nêu rõ.

Theo các cuộc thử nghiệm cacbon 14, mẩu giấy papyrus này có niên đại giữa thế kỷ VI và IX, nhưng chứa đựng một bản văn lên đến giữa thế kỷ II và IV. “ Tất cả các phân tích này và bối cảnh lịch sử chỉ ra rằng mẩu giấy papyrus này hầu như chắc chắn là sản phẩm của các Kitô hữu xưa chứ không phải là đồ giả của thời nay”, một bài viết được phổ biến hôm 10/4 trong Tạp chí Thần học Harvard, đã kết luận như thế.

Đó là một mảnh papyrus 3,8 trên 7,6cm, trên đó được viết, bằng ngôn ngữ copte, “Chúa Giêsu đã nói với họ, vợ của tôi” cũng như “cô ấy sẽ có thể là môn đệ của tôi”. Câu này đã khơi lên một cuộc tranh luận nơi một số giáo hội về sự độc thân của linh mục và về sự kiện cần biết liệu các phụ nữ có thể thực thi chức linh mục thừa tác không.

Dễ kiếm những tờ giấy papyrus cổ

Bà Karen King nhận xét rằng còn hơn việc biết liệu Chúa Giêsu đã cưới vợ hay không, bản văn còn đặt ra câu hỏi các phụ nữ được Chúa Giêsu sai đi với tư cách là các tông đồ. Theo bà, “bản văn này chỉ nhấn mạnh rằng các phụ nữ, các bà mẹ và các bà vợ, cũng có thể là những môn đệ của Chúa Giêsu, một chủ đề đã là đối tượng của một cuộc tranh cãi vào đầu thời Kitô giới”.

Những kết luận này đã không thuyết phục được tất cả các nhà sử học. Đối với Leo Depuydt, nhà Ai cập học ở Đại học Brown, những phân tích này không chứng minh được tính xác thực của mẩu giấy papyrus này.

Ông giải thích cho AFP rằng việc kiếm những tờ giấy papyrus cổ này là điều dễ dàng trên thị trường. Vả lại, theo ông, các phân tích mực viết không chứng minh được ngày tháng xác định nhưng chỉ rằng việc cấu thành thì giống với mực viết cổ. Vậy mà người ta dễ dàng tạo ra nó bằng bồ hóng của đèn cầy và dầu.

Những lỗi văn phạm

Sau cùng, theo ông, “những lỗi văn phạm rành rành” trong bản văn này và sự kiện rằng lối viết của các từ trừ “vợ của Chúa Giêsu” ra thì giống với lối viết của tin mừng Tôma, một bản văn cổ được khám phá năm 1945, “không thể là một sự trùng hợp”. Nhà Ai cập học này cũng nêu lên nghi ngờ việc chủ sở hữu của mẩu giấy này cho đến nay vẫn còn nặc danh.

Sau việc giới thiệu mẩu giấy này vào năm 2012, nhiều khoa học gia đã từng khẳng định rằng nó là giả mạo, trích dẫn nguồn gốc vô danh của nó, hình thức các chữ của các từ và những lỗi văn phạm.

Andrew Bernhard, của Đại học Oxford, đã cho thấy rằng đó là một sự nối kết rất thô thiển một vài câu được rút ra từ Tin Mừng ngụy thư của Tôma, được tìm thấy vào năm 1945 trong số các mẩu papyrus của Nag Hammadi (Ai cập). Một kết luận đã được chia sẻ bởi Francis Watson, giáo sư tại Đại học Durham, Anh quốc. Ông cũng cho là bản văn có thể đã được sáng tác bằng cách này vào  thế kỷ IV rồi.

Tý Linh

theo la Croix

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Ba 2024
H B T N S B C
« Th2    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31