KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN B: SỰ CAO CẢ VÀ SỰ THÀNH CÔNG ĐƯỢC ĐO LƯỜNG BẰNG SỰ PHỤC VỤ
“Giá trị của một người không còn tùy thuộc vào vai trò họ có, công việc họ làm, tiền bạc họ có trong ngân hàng nữa…. Sự cao cả và sự thành công trong ánh mắt Thiên Chúa được đo lường theo cách khác: chúng được đo lường bằng sự phục vụ. Không phải theo những gì một người có, nhưng theo những gì một người cho đi.” Đó là lời nhắc nhở của Đức Phanxicô cho các Kitô hữu trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 19/9/2021, và đồng thời mời gọi “nếu chúng ta muốn bước theo Chúa Giêsu, thì chúng ta phải đi theo con đường chính Ngài đã vạch ra, con đường phục vụ”, đặc biệt là những người nghèo khổ, bị bỏ rơi, không có gì đền đáp.
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Thánh Cha Phanxicô:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay (Mc 9, 30-37) tường thuật rằng, trên đường đi Giêrusalem, các môn đệ của Chúa Giêsu tranh cãi “với nhau xem ai là người lớn nhất” (c. 34). Vì thế, Chúa Giêsu đã có những lời gay gắt đối với họ vốn vẫn còn giá trị hôm nay: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (c. 35). Nếu anh chị em muốn làm người đứng đầu, thì anh chị em cần phải xếp hàng, làm người rốt hết, và phục vụ mọi người. Qua câu nói gây sốc này, Chúa khai mở một sự đảo ngược: Ngài lật ngược tiêu chí về điều gì quan trọng thật sự. Giá trị của một người không còn tùy thuộc vào vai trò họ có, công việc họ làm, tiền bạc họ có trong ngân hàng nữa. Không, không, không, nó không tùy thuộc vào điều này. Sự cao cả và sự thành công trong ánh mắt Thiên Chúa được đo lường theo cách khác: chúng được đo lường bằng sự phục vụ. Không phải theo những gì một người có, nhưng theo những gì một người cho đi. Anh chị em có muốn làm người đứng đầu không? Hãy phục vụ. Đây là con đường.
Ngày nay, từ “phục vụ” có vẻ hơi cũ rích nhàm chán, bị lạm dụng. Nhưng nó có một ý nghĩa rõ ràng và cụ thể trong Tin Mừng. Phục vụ không phải là một diễn tả lịch sự: nó có nghĩa là hành động như Chúa Giêsu, Đấng, tóm tắt đời mình trong một vài từ, đã nói Ngài đến “không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10, 45). Đây là những gì Chúa đã nói. Vì thế, nếu chúng ta muốn bước theo Chúa Giêsu, thì chúng ta phải đi theo con đường chính Ngài đã vạch ra, con đường phục vụ. Lòng trung thành của chúng ta với Chúa tùy thuộc vào sự sẵn lòng phục vụ của chúng ta. Và chúng ta biết điều này thường phải trả giá, bởi vì “nó có hương vị như một cây thánh giá”. Nhưng, khi sự quan tâm và sự sẵn lòng của chúng ta đối với người khác gia tăng, thì chúng ta trở nên tự do nội tâm hơn, giống như Chúa Giêsu hơn. Chúng ta càng phục vụ, thì chúng ta càng ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa. Trên hết, khi chúng ta phục vụ những người không thể cho gì đáp lại, phục vụ những người nghèo, ôm lấy những khó khăn và nhu cầu của họ với lòng trắc ẩn dịu dàng: và đến lượt chúng ta khám phá tình yêu và sự ôm lấy của Thiên Chúa ở đó.
Sau khi nói về tính ưu việt của phục vụ, Chúa Giêsu rõ ràng làm điều gì đó để minh họa điều này. Chúng ta đã thấy rằng hành động của Chúa Giêsu mạnh hơn lời nói Ngài sử dụng. Và hành động đó là gì? Ngài đem một em nhỏ và đặt vào giữa các môn đệ, ở trung tâm, ở chỗ quan trong nhất (x. c.36). Trong Tin Mừng, trẻ em không tượng trưng cho sự ngây thơ cho bằng sự bé nhỏ. Vì giống như các trẻ em, những người bé nhỏ tùy thuộc vào người khác, vào người lớn tuổi, họ cần được đón nhận. Chúa Giêsu ôm lấy những trẻ nhỏ đó và nói rằng những ai đón tiếp một người bé nhỏ, một trẻ nhỏ, là đón tiếp Ngài (x. c.37). Những người cần được phục vụ trên tất cả là: những người cần được đón nhận mà không thể đền đáp. Phục vụ những ai cần được đón nhận và không có gì đền đáp. Khi đón tiếp những người bên lề xã hội, những người bị bỏ rơi, chúng ta đang đón tiếp Chúa Giêsu bởi vì Ngài ở đó. Và nơi người bé nhỏ, nơi người nghèo chúng ta phục vụ, chúng ta cũng đón nhận cái ôm lấy dịu dàng của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, được Tin Mừng thách thức, chúng ta hãy tự hỏi bản thân: Tôi, người đi theo Chúa Giêsu, có quan tâm đến người bị bỏ rơi không? Hay tôi thích tìm kiếm sự ban thưởng cho bản thân, giống như các môn đệ ngày hôm ấy? Tôi có hiểu cuộc sống theo ngôn ngữ cạnh tranh để nhường chỗ cho bản thân mặc cho ai bất lợi không, hay tôi có tin rằng làm người đứng đầu có nghĩa là phục vụ không? Và cách cụ thể: tôi có dành thời gian cho một “người bé nhỏ”, cho một người không có gì để trả lại cho tôi không? Tôi có quan tâm đến người không thể đền đáp, hay chỉ với người thân và bạn bè của tôi thôi? Đây là những câu hỏi chúng ta cần tự hỏi bản thân.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Tỳ khiêm tốn của Chúa, giúp chúng ta hiểu rằng phục vụ không hạ thấp giá trị của chúng ta, nhưng giúp chúng ta lớn lên. Và có nhiều niềm vui khi cho đi hơn là nhận lãnh (x. Cv 20, 35).
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Angelus, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CÁC HỒNG Y THÔNG BÁO THÁNH LỄ TIỀN MẬT NGHỊ
- HỒNG Y BECCIU SẼ KHÔNG THAM DỰ MẬT NGHỊ HỒNG Y
- ĐHY REINA MONG ĐỢI MỘT MỤC TỬ DẪN DẮT DÂN CHÚA CÙNG NHAU BƯỚC ĐI
- BỘ PHIM “CONCLAVE” CÓ PHẢN ÁNH CHÍNH XÁC NHỮNG GÌ SẼ XẢY RA Ở RÔMA TRONG NHỮNG NGÀY TỚI KHÔNG?
- PHIM “MẬT NGHỊ HỒNG Y”: NHẬT BÁO “LA CROIX” PHÂN RÕ THẬT GIẢ TRONG KỊCH BẢN PHIM
- MẬT NGHỊ HỒNG Y SẼ BẮT ĐẦU VÀO THỨ TƯ, NGÀY 7 THÁNG NĂM
- BÀI GIẢNG CỦA ĐHY PAROLIN TRONG THÁNH LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, CẦU HỒN CHO ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ: ĐÓN NHẬN KHO TÀNG QUÝ GIÁ MÀ ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ ĐỂ LẠI
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CẦU HỒN CHO ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
- TẠI SAO CÓ MỘT CUỐN SÁCH ĐƯỢC MỞ RA TRÊN QUAN TÀI CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ?
- UCRAINA, HÒA BÌNH NGANG QUA ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ AN TÁNG ĐỨC CỐ GIÁO HOÀNG PHANXICÔ : «LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG LÀ HAI TỪ KHÓA CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ»
- “NHỮNG NGƯỜI RỐT HẾT” CỦA TIN MỪNG SẼ LÀ NHỮNG NGƯỜI CUỐI CÙNG CHÀO ĐÓN NGÀI
- QUAN TÀI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC ĐÓNG LẠI
- NHỮNG BIỂU TƯỢNG NÀY CHO THẤY VATICAN KHÔNG CÒN GIÁO HOÀNG NỮA
- CÁC ĐỨC HỒNG Y HỌP HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4, CHUẨN BỊ CHO ‘THÁNH lỄ AN TÁNG VỊ MỤC TỬ’
- “NGÀI KHÔNG PHẢN ỨNG VỚI CÁC KÍCH THÍCH”: BÁC SĨ CỦA ĐỨC PHANXICÔ KỂ LẠI NHỮNG KHOẢNH KHẮC CUỐI CÙNG CỦA NGÀI
- CÁC HỒNG Y HỌP HỘI NGHỊ LẦN THỨ BA, BẮT ĐẦU THẢO LUẬN VỀ GIÁO HỘI
- NHỮNG VỊ GIÁO HOÀNG NÀO ĐƯỢC CHÔN CẤT TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC BÀ CẢ?
- TẠI SAO MÀU ĐỎ LẠI LÀ MÀU TANG LỄ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG?
- NOVEMDIALES: CÁC ĐỨC HỒNG Y LÊN LỊCH CHO CHÍN NGÀY ĐỂ TANG