NHỮNG MỐC THỜI GIAN CHÍNH TRONG CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI
71 năm linh mục, 8 năm giáo hoàng, tiến sĩ thần học, chuyên viên tại Công đồng Vatican II, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Một cuộc đời hoàn toàn phục vụ Giáo hội.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sinh ra ở Đức, tại Marktl am Inn, ngày 16/4/1927, nhằm ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Ngài được rửa tội cùng ngày. Con trai của một hiến binh, xuất thân từ một gia đình nông dân, và mẹ ngài nguyên là đầu bếp. Ngài trải qua thời thơ ấu và niên thiếu ở thị trấn nhỏ Traunstein, gần biên giới Áo. Ở đó, ngài sẽ nhận được sự đào tạo Kitô giáo , nhân bản và văn hóa trong một khuôn khổ gia đình khiêm tốn. Trong khi Thế Chiến II đang diễn ra ở châu Âu, chàng trai trẻ Joseph Ratzinger 16 tuổi đã được huy động vào một đơn vị phòng không. Khi chiến tranh kết thúc, ngài vào chủng viện Freising để học thần học và triết học. Ngài sẽ tiếp tục nghiên cứu tại đại học Munich và, vào ngày 29/6/1951, được thụ phong linh mục, vào ngày lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, cùng với anh trai Georg của mình. Khẩu hiệu Giám mục của ngài là : « cộng tác viên với sự thật ».
Vào năm 1953, ngài lấy bằng tiến sĩ thần học với luận án có tựa đề « Dân và nhà Thiên Chúa trong học thuyết về Giáo hội của thánh Augustinô ». Bốn năm sau, ngài sẽ lấy bằng thạc sĩ giảng dạy khi trình một nghiên cứu thấu đáo về thần học về lịch sử của thánh Bonaventura. Từ đó, ngài bắt đầu một sự nghiệp giảng viên xuất sắc.
Từ năm 1962 đến 1965, ngài đóng góp vào Công đồng Vatican II với tư cách là chuyên viên (ngài trợ giúp Đức Hồng y Joseph Frings, Tổng Giám mục Cologne, với tư cách cố vấn thần học).
Vào năm 1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Munich và Freising. Đức Phaolô VI tấn phong ngài làm Hồng y vào ngày 27/6/1977. Ngài được gọi rời quê hương vào năm 1981, khi Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Vào năm 2002, Đức Hồng y Ratzinger được bầu làm Niên trưởng Hồng y đoàn.
Vào sáng ngày thứ Hai 18/4/2005, ngài cử hành Thánh lễ cầu cho việc bầu Giáo hoàng cùng với 115 Hồng y, vài giờ trước khi bắt đầu Mật viện sẽ bầu chọn ngài. Ngày 19/4/2005, Hồng y Joseph Ratzinger đã được bầu chọn kế vị Đức Gioan-Phaolô II. Ngài chọn danh hiệu Bênêđíctô XVI.
Gần 8 năm sau, « người tôi tớ đơn sơ và khiêm nhường trong vườn nho của Chúa » (Đức Bênêđíctô XVI đã tự giới thiệu mình như thế với các tín hữu vào ngày 19/4/2005) đã rút lui. Ngày 11/2/2013, bằng một cử chỉ lịch sử, gây nên một cảm xúc mạnh mẽ, ngài thông báo việc từ chức của mình, bằng tiếng Latinh, cho biết tuổi tác của ngài không còn cho phép ngài « thực thi đầy đủ thừa tác vụ Phêrô nữa ».
Từ ngày 28/2/2013, ngài bắt đầu « giai đoạn cuối cùng của cuộc hành hương của mình trên trần gian này ». Từ đan viện Mater Ecclesiae, trong khu vườn của Vatican, ngài sẽ tiếp tục, trong thinh lặng qua việc cầu nguyện, làm việc “vì công ích, vì lợi ích của Giáo hội và của nhân loại”. Ngài xuất hiện nhiều lần cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, và đặc biệt trong lễ khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót ở Vatican ngày 8/12/2015, cùng với người kế vị ngài bước qua Cửa Thánh của Vương cung thánh đường thánh Phêrô.
Vào cuối đời, ngài tâm sự về cái chết của mình trong cuốn sách phỏng vấn « Những cuộc trò chuyện cuối cùng » của nhà báo người Đức Peter Seewald : « Chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết, không phải bằng cách thực hiện một số hành vi, nhưng bằng cách sống sao để chuẩn bị cho mình vượt qua kỳ thi cuối cùng trước nhan Thiên Chúa ».
Tý Linh
(nguồn : Vatican News)
Tags: Bênêđíctô XVI
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”
- SƠ MERLETTI ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM THƯ KÝ CỦA BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
- NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN ĐÃ ĐẨY NHANH CÁI CHẾT CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA THÀNH LISIEUX
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)
- LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”