ĐHY OUELLET BÌNH LUẬN VỀ TRIỀU ĐẠI ĐỨC PHANXICÔ
Là khách mời đặc biệt dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời ở Đền thánh Rocamadour kỷ niệm nghìn năm, trước giới báo chí, ĐHY Marc Ouellet, p.s.s., Tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã bình luận về bước khởi đầu của triều đại Đức Phanxicô và cuộc cải cách giáo triều sắp đến :
« Đừng quên rằng cuộc cải cách lớn nhất, đó là việc từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI. Nó được thực hiện hoàn toàn tự do, không bị ép buộc nào. Đức Bênêđictô XVI không bị bệnh tật gì – ngài vẫn đang không bệnh tật gì – nhưng đó là một con người cảm thấy sức lực của mình bị suy yếu đi và nghĩ rằng ngài cần chuyển giao trách nhiệm cho một người khác. Điều này được Giáo luật dự kiến. Ngài đã can đảm và khiêm tốn thực hiện cử chỉ phi thường này ».
Giải thích cuộc cải cách giáo triều sắp đến, ĐHY khẳng định : « Đức Phanxicô thực hiện cuộc cải cách bằng cách sống của ngài. Trước tiên là như thế. Đó không phải là những ý tưởng mới mẻ. Trong những lời bình luận của ngài, tôi đảm bảo với quý vị rằng có những nhận xét vốn gây va chạm và làm cho suy nghĩ…Cải cách trước tiên là như thế bởi vì mỗi người, sau khi đã nghe ngài, đều tự nhủ : tôi đang ở đâu ? »
Tiếp đến, được hỏi về nhóm làm việc 8 Hồng y nhằm cải cách giáo triều, sẽ nhóm họp vào đầu tháng Mười tới, ĐHY Ouellet đã thừa nhận « đang chờ đợi, như quý vị », đồng thời nói thêm rằng « những đề nghị được những người bên ngoài đưa ra sẽ phải được đối chiếu với những người vốn đang sống bên trong giáo triều và biết bộ máy và lịch sử của nó ».
Dầu sao, « sẽ có một cuộc cải cách quan trọng », ĐHY nói. « Đúng lúc làm điều đó. Nó dễ thực hiện hơn đối với Đức Phanxicô, người đến từ xa. Ngài không bị trói buộc, ngài tự do và ngài có thể hành động cách dễ dàng hơn trước ».
« Một người thần cảm »
Đề cập vấn đề nhân cách của Đức Phanxicô, mà, do nhiệm vụ của mình, ĐHY được gặp gỡ đều đặn, ĐHY đã thổ lộ : « Đức Phanxicô là một phúc lành lớn cho Giáo Hội. Sau một vị tiến sĩ lớn như Đức Bênêđictô XVI, vốn có một phong cách xa rời hơn bởi tính cách và lịch sử của ngài, Giáo Hội cần một vị mục tử thực sự gần gũi dân chúng. Điều đó giúp ích nhiều. Ngài có một phẩm chất hiện diện và một phẩm chất tiếp xúc cá nhân đặc biệt ».
Tuy nhiên, ĐHY nhìn nhận, điều đôi khi gây nên những khó hiểu ngay giữa giáo triều : « Buổi đại hòa nhạc mà ngài vắng mặt. Điều đó gây « sốc ». Nhưng những hoàn cảnh giải thích điều đó vì các sứ thần đang quy tụ ở Rôma và có những hồ sơ, mà tôi biết rõ, thật khó giải quyết. Đức Thánh Cha đã phải nói chuyện với các vị sứ thần. Lúc đó ngài đã quyết định không đến buổi hòa nhạc. Đừng giải thích cách tiêu cực. Ngài có phong cách riêng của mình. (…) Tôi nhận thấy ngài quyết đoán và có tính liên tục. Đó là một người thần cảm. Một người bình an. Ngài bình an với những quyết định của ngài. Đó là một vị thuộc dòng Tên vốn thực hành việc phân định thiêng liêng như thánh Inhaxiô. Bởi thế ngài có những điểm tựa nội tâm của mình để biết đâu là ý muốn của Thiên Chúa. Ngài không làm mọi việc cách nửa vời. Những quyết định ngài đưa ra đều được suy nghĩ. Chẳng hạn như chỗ ở của ngài : ngài không muốn đến ở tầng 3 của Dinh Tông Tòa. Những dấu chỉ của ngài đã chỉ cho ngài rằng ngài ở lại nhà thánh Matta. Như thế ngài vâng phục Thiên Chúa trong truyền thống của thánh Inhaxiô. Ngài đã thổ lộ với tôi một vài riêng tư theo nghĩa này. Chúng đã gây ấn tượng cho tôi và đã xây dựng tôi cách cá nhân ».
Tý Linh
Theo Le Figaro
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TỪ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ ĐẾN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATÊRANÔ, CÂU CHUYỆN VỀ “ĐOÀN KỴ BINH CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG”
- XE GIÁO HOÀNG, BIỂU TƯỢNG CỦA GIÁO HOÀNG
- NHỮNG BƯỚC ĐI THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”
- SƠ MERLETTI ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM THƯ KÝ CỦA BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
- NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN ĐÃ ĐẨY NHANH CÁI CHẾT CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA THÀNH LISIEUX
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)
- LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH