Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Một kiến nghị cấm các linh mục ban bí tích hòa giải cho trẻ vị thành niên được đưa ra ở Ba Lan vào tháng 10 năm 2024 đã được gửi đến hạ viện của Nghị viện Ba Lan. Bây giờ Nghị viện có ba tháng để quyết định về lời đề nghị.
Bí tích hòa giải có bị đe dọa ở Ba Lan không? Một bản kiến nghị được đưa ra vào tháng 10 năm 2024 tại Ba Lan bởi diễn viên và nhà hoạt động Rafał Betlejewski nhằm cấm bí tích hòa giải đối với những người dưới 18 tuổi và chỉ thu thập được hơn 13.000 chữ ký đã được gửi đến Sejm, hạ viện của Nghị viện Ba Lan. Các nghị sĩ hiện có ba tháng để quyết định về đề xuất này.
Chính xác thì đó là gì? Kiến nghị cho rằng việc giải tội “đã sớm khiến trẻ vị thành niên phải đối mặt với những khái niệm về thiện và ác.” Theo người khởi xướng bản kiến nghị, việc giải tội cũng là một sự kiện gây chấn thương âm thầm được thực hiện bởi các linh mục, là những người không được đào tạo đầy đủ về tâm lý. Một kiến nghị tương tự đã từng được trình lên Nghị viện Ba Lan vào năm 2023 nhưng đã bị từ chối vì không đáp ứng các điều kiện cần thiết để được nhận vào nghiên cứu.
Vì số lượng bên ký kết ít, nên khả năng biện pháp đó được thông qua cũng thấp không kém. Nhưng cách tiếp cận như vậy không tránh khỏi gây ra phản ứng và đặt câu hỏi về chính sự hiểu biết về bí tích hòa giải. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan từ năm 2014 đến năm 2024 và Tổng Giám mục đương nhiệm của Poznań, Đức cha Stanisław Gądeck đã không quên mô tả lời thỉnh cầu này là “hoàn toàn phi lý”. Ngài tuyên bố: “Thật khó hiểu rằng trong một nền văn hóa Kitô giáo, nơi đức tin đã tồn tại gần hai nghìn năm, lại có người đột nhiên đề xuất cấm việc này đối với trẻ em”. “Điều thiết yếu là cho phép người trẻ xưng tội vì việc đào tạo một con người bắt đầu từ lúc mới sinh ra chứ không phải từ 16 hay 18 tuổi”. Và Đức Tổng Giám mục nói tiếp: “Tất cả các bí tích đều giúp con người tiến bộ”.
Nếu Giáo hội ban bí tích Rửa Tội để tha tội, thì Giáo hội cũng ban bí tích tuyệt vời này, là bí tích hòa giải, để tái hiện thực hóa việc tha thứ các lỗi lầm đã phạm, theo như các tín hữu mong muốn. Bí tích Hòa Giải là kho tàng của Giáo hội. Một trong những người viết thời luận của chúng tôi trên Aleteia đã giải thích: “Chính lúc chúng ta thừa nhận những yếu đuối và hành động xấu của mình mà chúng ta trưởng thành về mặt tâm linh và đạt đến tầm vóc của những Kitô hữu trưởng thành và hoàn thiện”. “Việc xưng tội, không phải là một trường học bôi nhọ bản thân, trái lại là một trường học can đảm, nhận trách nhiệm (bí tích này củng cố toàn thể Giáo hội), đồng thời củng cố nơi chúng ta niềm tin vào tầm quan trọng mà chúng ta có trước mặt Thiên Chúa.”
Tý Linh
(theo Ateleia)
Tags: Bí-tích
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ VÀ LÒNG BIẾT ƠN KHI TRỞ LẠI QUẢNG TRƯỜNG
- THÁNH LỄ AN TÁNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ SẼ DIỄN RA VÀO THỨ BẢY, NGÀY 26/4
- ĐỨC PHANXICÔ, CON NGƯỜI CỦA HOÁN CẢI, HIỆP HÀNH VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- LỜI TRI ÂN VÀ CHIA BUỒN TỪ CÁC GIÁO HỘI TRÊN KHẮP THẾ GIỚI ĐỔ VỀ
- CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI BÀY TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG ĐỨC PHANXICÔ
- DI CHÚC THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CÁI CHẾT CỦA ĐỨC PHANXICÔ DO ĐỘT QUỴ VÀ SUY TIM MẠCH KHÔNG HỒI PHỤC
- REQUIESCAT IN PACE !
- VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
- ĐHY FARRELL SẼ CHỦ SỰ NGHI LỄ XÁC NHẬN ĐỨC PHANXICÔ QUA ĐỜI
- VỊ GIÁO HOÀNG CỦA DÂN CHÚNG: ĐỨC PHANXICÔ, VỊ MỤC TỬ MANG MÙI CHIÊN
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ MỚI QUA ĐỜI VÀO THỨ HAI PHỤC SINH Ở TUỔI 88
- LỄ PHỤC SINH 2025: SỨ ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ PHỤC SINH 2025: LUÔN TÌM KIẾM CHÚA KITÔ PHỤC SINH TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN PHÓ TỔNG THỐNG HOA KỲ VANCE
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH 2025 : « CHÚA KITÔ PHỤC SINH LÀ BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI »
- PHÓ TỔNG THỐNG VANCE ĐƯỢC TIẾP ĐÓN TẠI VATICAN, CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI TỴ NẠN ĐƯỢC GỢI LÊN
- TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU: THÁNH GIÁ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ TỰ DO LỰA CHỌN ĐÍCH THỰC
- ĐÀNG THÁNH GIÁ TẠI COLISÉE: CHÚA GIÊSU MANG NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ CHÚNG TA
- TẠI SAO GIÁM MỤC KHÔNG ĐEO NHẪN GIÁM MỤC VÀO THỨ SÁU TUẦN THÁNH?