PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
Nhân dịp lễ Phật đản Vesak vào thứ Hai 12/5, kỷ niệm những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật, Bộ Đối thoại Liên tôn đã nhấn mạnh, trong một sứ điệp, cam kết dấn thân chung nhằm thúc đẩy “những hành động cụ thể vì hòa bình, công lý và phẩm giá cho tất cả mọi người”. “Trong thời đại của chúng ta đầy chia rẽ, xung đột và đau khổ, chúng ta nhận ra nhu cầu cấp thiết về một cuộc đối thoại giải thoát”.
Lễ “Vesak”, ngày lễ linh thiêng nhất đối với Phật tử trên toàn thế giới, kỷ niệm ngày sinh, ngày giác ngộ và ngày mất của Đức Phật. Và theo truyền thống, Bộ Đối thoại Liên tôn đã gửi “lời chúc nồng nhiệt nhất” vào thứ Hai, ngày 12/5, nhân dịp lễ kỷ niệm có ý nghĩa tâm linh sâu xa này. “Năm nay, những mong ước của chúng tôi được vun đắp thêm nhờ tinh thần của Năm Thánh, đối với chúng tôi, những người Công giáo, đây là thời gian của ân sủng, hòa giải và đổi mới tâm linh“, văn kiện có tựa đề “Phật tử và Kitô hữu, trong cuộc đối thoại giải thoát cho thời đại chúng ta” viết. Một văn bản có chữ ký của Đức Hồng y Tổng trưởng George Jacob Koovakad, và thư ký Bộ, Đức cha Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage.
Sứ điệp của Bộ Đối thoại Liên tôn trước tiên đề cập đến tuyên bố mang tính đột phá của Công đồng Vatican II về mối quan hệ của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Nostra Aetate, năm nay sẽ được cử hành kỷ niệm 60 năm. “Kể từ khi ban hành vào năm 1965, Nostra Aetate đã làm sâu sắc thêm sự cam kết dấn thân của chúng tôi với những người theo các truyền thống tôn giáo khác. Được truyền cảm hứng từ tầm nhìn của nó, chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng “Giáo hội Công giáo không chối bỏ bất cứ điều gì là chân thật và thánh thiện” trong các tôn giáo khác và “cân nhắc với sự tôn trọng chân thành đối những cách hành động và sống này, những quy tắc và giáo lý, mặc dù chúng khác biệt về nhiều mặt so với những gì chính Giáo hội nắm giữ và đề xuất, nhưng vẫn thường phản ánh một tia chân lý soi sáng cho tất cả mọi người” (Nostra Aetate, 2).
Thúc đẩy đối thoại
Văn bản của Bộ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết dấn thân đối thoại. Bởi vì, sứ điệp nói tiếp, “trong thời đại của chúng ta đầy chia rẽ, xung đột và đau khổ, chúng ta nhận ra nhu cầu cấp thiết về một cuộc đối thoại giải thoát, không chỉ giới hạn ở lời nói, mà còn có khả năng biến những lời nói này thành hành động cụ thể vì hòa bình, công lý và phẩm giá cho tất cả mọi người“. Và khát vọng khai phóng đích thực tìm thấy sự đồng cảm sâu sắc trong “cuộc tìm kiếm chân lý và sự trọn vẹn của cuộc sống, và phù hợp với giáo lý của các truyền thống tương ứng của chúng ta”, Bộ đã viết và đồng thời nhắc lại rằng “con đường giải thoát của Phật giáo bao gồm việc vượt qua sự vô minh, dục vọng và đau khổ thông qua sự sáng suốt, hành vi đạo đức và kỷ luật tinh thần”. Bộ nói thêm rằng “hành trình đến niết bàn – sự giải thoát tối thượng khỏi vòng luân hồi sinh tử – làm nổi bật sức mạnh chuyển hóa của sự khôn ngoan và lòng từ bi“.
“Cuộc đối thoại được thiết lập giữa chúng ta cho phép truyền đạt những kho tàng của các truyền thống tôn giáo của chúng ta và kín múc trong sự khôn ngoan của mình để ứng phó với những thách thức cấp bách của thời đại chúng ta.”
Tình yêu và sự hiệp nhất
Khát vọng về tình huynh đệ và đối thoại chân chính, được diễn tả trong Nostra Aetate, “khuyến khích chúng ta phấn đấu vì sự hiệp nhất và tình yêu thương giữa mọi dân tộc và mọi quốc gia”. Ngoài ra, “nó mời gọi chúng ta phát huy những điểm chung, trân trọng những điểm khác biệt và làm giàu cho nhau bằng những truyền thống đa dạng của mình“. Do đó, cần phải phấn đấu áp dụng văn hóa đối thoại như một con đường tiến về phía trước, với “sự hợp tác chung như là hành xử [và] sự hiểu biết lẫn nhau như là phương pháp và tiêu chí” (Văn kiện về tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và chung sống, Abu Dhabi, ngày 4 tháng 2 năm 2019).
Tý Linh
(theo Augustine Asta – Vatican News)
Tags: Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV NGÀY 9/5/2025
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM