TÌNH TRẠNG NÔ LỆ, CHỦ ĐỀ CỦA SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2015
“Không còn nô lệ nữa, nhưng là anh em”. Đó là tựa đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế Giới Hòa Bình lần thứ 48, sẽ diễn ra ngày 1/1/2015. Trong một thông cáo, Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã giải thích những hoàn cảnh đã thúc đẩy Đức Thánh Cha chọn lựa chủ đề này.
“Cách chung chung, người ta coi tình trạng nô lệ như là một sự kiện thuộc về quá khứ; nhưng, trái lại, vết thương xã hội này rất thời sự hôm nay”. Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình năm 2014 bàn về chủ đề tình huynh đệ: “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình”. Hội đồng Tòa Thánh giải thích: “Hết thảy đều là con cái của Thiên Chúa là những gì làm cho tất cả mọi người trở thành anh chị em có cùng phẩm giá như nhau. Vậy mà, tình trạng nô lệ là một sự xúc phạm chết người cho tình huynh đệ phổ quát này và, do đó, cho hòa bình. Quả thế, để có hòa bình, con người cần phải nhìn nhận nơi người khác là một người anh em có cùng phẩm giá”.
“Hiện tượng ghê tởm của tình trạng nô lệ ngày nay mang nhiều hình thức khác nhau trên thế giới: mua bán con người, buôn bán người di dân và đĩ điếm, lao động cưỡng bức, việc con người khai thác bóc lột con người, não trạng nô lệ hóa đối với phụ nữ và trẻ em. Và những vết thương này là đối tượng của một sự đầu cơ hổ thẹn về phía các cá nhân và các nhóm người lợi dụng nhiều cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế và sự hối lộ”.
Tình trạng nô lệ, một vết thương nghiêm trọng nơi thân xác của Chúa Kitô
Tình trạng nô lệ là một “vết thương há miệng kinh khủng” nơi thân thể của xã hội hiện đại. Đó là “một vết thương rất nghiêm trọng nơi thân xác của Chúa Kitô!” Để chống lại hiện tượng này cách hữu hiệu, “trước tiên, cần phải nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi nhân vị và đồng thời khẳng định cách mạnh mẽ tình huynh đệ – vốn bao hàm đòi hỏi vươn lên sự bất bình đẳng theo đó người này có thể bắt người kia phục tùng – và thăng tiến một sự dấn thân gần gũi và nhưng không cho con đường giải phóng và ôm lấy mọi người”.
“Mục tiêu là việc xây dựng một nền văn minh dựa trên phẩm giá ngang bằng của mọi người, không có sự phân biệt kỳ thị nào; điều đó đòi hỏi sự dấn thân của thế giới thông tin, giáo dục và văn hóa cho một xã hội đổi mới và được xây dựng trên sự tự do, công lý và hòa bình”.
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU CAM KẾT DẤN THÂN CHUNG VÌ HÒA BÌNH
- ĐỨC ÔNG RENZO PEGORARO, TÂN CHỦ TỊCH CỦA VIỆN HÀN LÂM GIÁO HOÀNG VỀ SỰ SỐNG
- BƯU ĐIỆN VATICAN, LOẠT TEM ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CUỐI CÙNG ĐÃ SẴN SÀNG
- MẸ LÀ NỮ TU, CON TRAI LÀ GIÁM MỤC: CÂU CHUYỆN KHÓ TIN CỦA NỮ TU SEBASTIANA
- ĐỨC TGM PAGLIA KẾT THÚC NHIỆM KỲ LÀM CHỦ TỊCH VIỆN HÀN LÂM GIÁO HOÀNG VỀ SỰ SỐNG
- “CHÚNG TÔI RẤT VUI MỪNG KHI RÔMA TỪ NAY LÀ THÀNH PHỐ CỦA NGÀI”
- KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C: TIẾP TỤC LÀ KHÍ CỤ CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA DÙ BẢN THÂN SỰ YẾU ĐUỐI
- TẠI ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ CẢ, ĐỨC LÊÔ XIV CẦU XIN ĐỨC MẸ ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI DÂN RÔMA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV TRONG THÁNH LỄ TIẾP QUẢN NGAI TÒA GIÁM MỤC RÔMA: “TRAO CHO ANH CHỊ EM CHÚT ÍT ỎI MÀ TÔI CÓ VÀ TÔI LÀ”
- ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA VIDEO LỪA ĐẢO AI
- ĐHY SARAH, ĐẶC PHÁI VIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV TẠI ĐỀN THÁNH SAINTE-ANNE-D’AURAY
- ĐỨC LÊÔ XIV: “CÁC GIÁO HOÀNG QUA ĐI, GIÁO TRIỀU VẪN CÒN MÃI”
- TỪ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ ĐẾN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATÊRANÔ, CÂU CHUYỆN VỀ “ĐOÀN KỴ BINH CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG”
- XE GIÁO HOÀNG, BIỂU TƯỢNG CỦA GIÁO HOÀNG
- NHỮNG BƯỚC ĐI THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”
- SƠ MERLETTI ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM THƯ KÝ CỦA BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
- NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN ĐÃ ĐẨY NHANH CÁI CHẾT CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA THÀNH LISIEUX
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)