AMORIS LAETITIA, 4 HỒNG Y GỞI CHO ĐỨC THÁNH CHA « NHỮNG NGHI NGẠI » CỦA MÌNH

Written by xbvn on Tháng Mười Một 16th, 2016. Posted in Gia đình, Thế Giới, Tý Linh

Bốn Hồng y Brandmüller, Burke, Caffarra và Meisner đã phổ biến một bức thư được gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô, nêu lên các « dubia » (những nghi ngại) về Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha. Hôm 14/11, bốn Hồng y đã phổ biến một bức thư gởi cho Đức Phanxicô trong đó các ngài bày tỏ các nghi ngại này.

Qua  cử chỉ bất thường này, các Hồng y Walter Brandmüller, Raymond Burke, Carlo Caffarra và Joachim Meisner khẳng định không muốn đối lập với Đức Thánh Cha nhưng vì ngài đã không trả lời thư của  các ngài ngày 19/9, nên các ngài giải thích « quyết định này của Đức Thánh Cha … như là một lời mời gọi tiếp tục việc suy tư và bàn luận bình thản và tôn trọng này ».

Bốn Hồng y nhấn mạnh : « Chúng tôi muốn hy vọng rằng không ai sẽ giải thích việc làm này theo sơ đồ « cấp tiến – bảo thủ » ». Tuy nhiên, các ngài thể hiện cánh bảo thủ nhất của Hồng y đoàn, nhưng lại nói rằng các ngài chỉ muốn « giúp đỡ Đức Thánh Cha đề phòng những chia rẽ và những đối lập giữa lòng Giáo Hội, khi xin ngài đánh tan mọi sự hàm hồ.

Được phổ biến trên trang blog của Sandro Magister, các câu hỏi của bốn Hồng y đặc biệt liên quan đến chương 8 của Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui của tình yêu), cách riêng liên quan đến các số từ 300 đến 305 về khả năng người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích.

« Hoàn cảnh tội lỗi khách quan »

Theo các ngài, « các thần học gia và các nhà nghiên cứu đã đề nghị những giải thích không chỉ khác nhau, nhưng thậm chí là mâu thuẫn » và điều đó hẳn gây nên « sự thiếu chắc chắn, sự lẫn lộn và sự rối loạn nơi nhiều tín hữu ».

Bốn Hồng y do đó đặt vấn đề liệu “kiểu nói “trong một số trường hợp” của chú thích 351 của Tông huấn Amoris Laetitia vốn gợi ý khả năng lãnh nhận các bí tích đối với những người « ở trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan », có thể « được áp dụng cho những người ly dị tái hôn đang tiếp tục sống more uxorio (như vợ chồng) không ».

« Những hành vi xấu tự nội »

Các Hồng y còn chất vấn xa hơn : « Giáo huấn của Thông điệp Veritatis splendor của thánh Gioan-Phaolô II … liên quan đến sự tồn tại của các chuẩn mực luân lý tuyệt đối, bó buộc mà không miễn trừ, cấm những hành vi xấu tự nội, liệu tiếp tục còn có hiệu lực không ? » Các ngài tự hỏi liệu « còn có thể khẳng định rằng một người quen sống mâu thuẫn với một giới luật của Thiên Chúa, chẳng hạn như luật cấm ngoại tình, còn ở trong một hoàn cảnh tội nặng khách quan » không.

Trong ngôn ngữ giáo luật, các dubia (những nghi ngại) là những câu hỏi rõ ràng được đặt ra cho Tòa Thánh và kêu gọi một câu trả lời « có » hay « không », mà không cần lập luận thần học.

Rõ ràng, khi dùng kỹ thuật này và khi tiếp tục dùng những kiểu nói như « xấu tự nội » hay « hoàn cảnh tội nặng khách quan », các Hồng y dường như đã không hiểu những gì mà Đức Thánh Cha đã giải thích rõ ràng ở số 300 của Tông huấn Amoris Laetitia, trong đó Đức Thánh Cha khẳng định rằng « không nên chờ đợi từ Thượng hội đồng hay từ Tông huấn huấn này một bộ giáo luật chung mới, có thể được áp dụng cho mọi trường hợp ».

Tý Linh chuyển ngữ

 (theo Nicolas Senèze, La Croix).

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30