Author Archive
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 4. CHÚA THÁNH THẦN DẠY HIỀN THÊ CẦU NGUYỆN. THÁNH VỊNH, BẢN GIAO HƯỞNG CẦU NGUYỆN TRONG THÁNH KINH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, “bản giao hưởng cầu nguyện vĩ đại”, mà tôi muốn dành cho năm chuẩn bị cho Năm Thánh sắp tới, có một soạn giả: Chúa Thánh Thần, tác giả Sách Thánh vịnh. Các chuyển động khác nhau của bản giao hưởng này tương ứng với các loại cầu nguyện khác nhau: ngợi khen, tạ ơn, cầu xin, than van, suy tư khôn ngoan và những lời cầu nguyện khác, cả dưới hình thức cá nhân cũng như hợp xướng và phụng vụ.
GIÁM MỤC RÔMA, NGƯỜI PHỤC VỤ SỰ HIỆP NHẤT
Tài liệu của Bộ Thăng tiến sự Hiệp nhất Kitô hữu phân tích cuộc đối thoại đại kết xung quanh vai trò của Đức Thánh Cha và việc thực thi quyền tối thượng của ngai tòa Phêrô đã được trình bày.
PAOLO BENANTI: “ĐỐI VỚI ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI”
Lần đầu tiên, Đức Phanxicô đã tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức từ Thứ Năm ngày 13 tháng Sáu đến Thứ Bảy ngày 15 tháng Sáu tại Puglia của Ý. Ngài phát biểu vào thứ Sáu trong một phiên họp về trí tuệ nhân tạo. La Croix đã gặp nhà thần học người Ý, người đã tư vấn cho Đức Thánh Cha về chủ đề này, chủ đề mà Giáo hội vẫn đang tìm kiếm con đường phải theo.
ĐỨC PHANXICÔ TẠI G7: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO KHÔNG ĐƯỢC BUỘC CON NGƯỜI PHỤ THUỘC VÀO MÁY MÓC
Lần đầu tiên, Đức Thánh Cha phát biểu trước các nhà lãnh đạo của bảy quốc gia công nghiệp hóa nhất hành tinh, trình bày suy nghĩ của mình về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với tương lai của nhân loại. Tại Borgo Egnazia ở Puglia phía nam nước Ý, thứ Sáu ngày 14/6/2024, ngài kêu gọi không được buộc con người phụ thuộc vào sự lựa chọn của máy móc bằng cách đảm bảo một không gian kiểm soát đáng kể của con người đối với AI. “Nhân phẩm phụ thuộc vào điều đó.”
MANU PAYET CA NGỢI “TINH HIỆN ĐẠI” CỦA ĐỨC PHANXICÔ VÀ BÀI DIỄN VĂN CỦA NGÀI VỀ SỰ HÀI HƯỚC
Đức Phanxicô đã tiếp kiến khoảng một trăm diễn viên hài từ khắp nơi trên thế giới vào sáng thứ Sáu, ngày 14/6/2024, trong đó có diễn viên người Pháp Manu Payet. Vào cuối cuộc gặp gỡ, diễn viên hài người Pháp ca ngợi tính hiện đại của Đức Thánh Cha, người đã nhắc lại trong bài phát biểu của mình về tầm quan trọng của tiếng cười.
ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC PHONG TRÀO CỦA GIÁO HỘI PHỤC VỤ VỚI LÒNG KHIÊM TỐN
Hôm thứ Năm, ngày 13/6/2024, Đức Phanxicô đã tiếp kiến khoảng 200 thành viên của các phong trào của Giáo hội tại Vatican, đang tham dự một cuộc họp về chủ đề: “Thách thức của tính hiệp hành đối với sứ mạng”. Trong bài phát biểu của mình, ngài nhấn mạnh đến sự khiêm nhường và sự hoán cải thiêng liêng, con đường chính yếu để bước đi trong sự hiệp hành.
CÁC LỖ ĐEN VÀ NGUỒN GỐC CỦA VỤ NỔ LỚN ĐƯỢC ĐỀ CẬP TẠI ĐÀI THIÊN VĂN VATICAN
Từ ngày 16-21/6/2024, khoảng bốn mươi nhà nghiên cứu, trong đó có hai người đoạt giải Nobel, sẽ thảo luận tại một cuộc hội thảo về tính thích đáng của những khám phá khoa học của linh mục Georges Lemaître. “Không nên nhầm lẫn Vụ nổ lớn (Big Bang) với câu chuyện về tạo dựng trong sách Sáng Thế ký. Đây là hai khu vực riêng biệt của cùng một con đường”, tu sĩ Guy Consolmagno, s.j., Giám đốc Đài quan sát Thiên văn Vatican, giải thích.
CĂN TÍNH KITÔ GIÁO LÀ GÌ?
Khái niệm “căn tính Kitô giáo” đã quay trở lại trong bài phát biểu của một số ứng cử viên cho cuộc bầu cử Châu Âu năm 2024. Năm 2017, cha Alain Thomasset, s.j., giáo sư thần học luân lý tại Trung tâm Sèvres và là chủ tịch Hiệp hội các nhà thần học nghiên cứu về luân lý (Atem), giải thích rằng căn tính này luôn mở.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ. BÀI 3. «TẤT CẢ NHỮNG GÌ VIẾT TRONG SÁCH THÁNH ĐỀU DO THIÊN CHÚA LINH HỨNG ». BIẾT TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA QUA LỜI CHÚA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Hôm nay, tiếp tục loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần và Hiền Thê, chúng ta suy nghĩ về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Mặc Khải của Thiên Chúa, đặc biệt là trong Thánh Kinh. Thiên Chúa, Đấng đã linh hứng Thánh Kinh, đến lượt linh hứng cho Giáo hội, Hiền Thê của Chúa Kitô, qua lời thánh của Ngài, biến Giáo hội thành người giải thích có thẩm quyền của Thánh Kinh.
ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ CÁC LINH MỤC RÔMA TẠI ĐẠI HỌC SALÊDIÊNG
Đức Phanxicô đã đến khuôn viên nằm ở khu phố Montesacro ở Rôma để gặp gỡ với khoảng 160 linh mục, với tuổi đời linh mục từ 11 đến 39 năm. Đây là cuộc gặp thứ ba và cuối cùng với các giáo sĩ trong giáo phận của ngài, với cuộc thảo luận kín về các vấn đề mục vụ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 9. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ÊLIA
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện với hình ảnh ngôn sứ Êlia, người vượt qua những biên giới của thời đại mình và hiện diện trong một số đoạn Tin Mừng.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN NĂM B: TRỞ NÊN SIÊU THOÁT NHƯ CHÚA GIÊSU ĐÃ SIÊU THOÁT
Chúa Giêsu siêu thoát đối với của cải, quyền lực, sự tìm kiếm danh tiếng và sự tán thưởng của quần chúng. Đức Phanxicô đã mô tả Chúa Giêsu như thế khi giải thích bài Tin Mừng Chúa Nhật, ngày 9/6/2024, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin. Ngài mời gọi trở nên siêu thoát như Chúa Giêsu, nếu không chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho những thứ đó. Và đồng thời biết thể hiện tình yêu nhưng không như Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta.
ĐỨC PHANXICÔ TỪ VƯỜN VATICAN: “TÔI CẦU NGUYỆN MỖI NGÀY CHO THÁNH ĐỊA”
“Tất cả chúng ta phải làm việc và dấn thân để đạt được một nền hòa bình lâu dài, nơi Nhà nước Palestine và Nhà nước Israel có thể chung sống cạnh nhau, phá bỏ những bức tường thù địch và hận thù.” Lời kêu gọi này của Đức Thánh Cha vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Lời kêu gọi cho hoà bình tại Thánh địa. Trong khu vườn Vatican vào ngày 8 tháng 6 năm 2014, Đức Phanxicô đã cầu nguyện và trồng một cây ô liu với các tổng thống Israel và Palestine như một dấu hiệu hòa bình cho Trung Đông.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI DI DÂN VÀ TỴ NẠN LẦN THỨ 110 (NĂM 2024) : NGƯỜI NGHÈO CỨU CHÚNG TA
Những người di cư ngày nay giống như những người Do Thái trong cuộc Xuất hành. Chính với sự tương đồng này mà Đức Phanxicô đã khai triển sứ điệp của mình cho Ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ 110, với chủ đề “Thiên Chúa bước đi cùng với dân Ngài”, sẽ được cử hành vào ngày 29 tháng 9 năm 2024. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Thiên Chúa bước đi với dân của Ngài và mỗi cuộc gặp gỡ với người di cư cũng là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Và “theo nghĩa này, người nghèo cứu chúng ta, bởi vì họ cho phép chúng ta gặp được khuôn mặt của Chúa”.
ĐỨC THÁNH CHA MUỐN XÂY DỰNG MỘT MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU ĐỂ NÂNG ĐỠ CÁC LINH MỤC
Đức Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn của mình, vào thứ Năm ngày 6/6/2024, đối với các thành viên của Bộ Giáo sĩ quy tụ tại Rôma, những người làm việc “thường xuyên trong im lặng và kín đáo” để phục vụ các thừa tác viên chức thánh và các chủng viện. Ngài đề xuất củng cố một số giáo huấn tại chủng viện, chăm lo ơn gọi cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới chống lại sự cô đơn, và để phổ biến những thực hành tốt trước sự suy giảm ơn gọi. Cuối cùng, ngài yêu cầu họ suy nghĩ về chức phó tế bác ái và phục vụ người nghèo.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ. CHÚA THÁNH THẦN HƯỚNG DẪN DÂN THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. BÀI 2. « GIÓ MUỐN THỔI ĐÂU THÌ THỔI ». Ở ĐÂU CÓ CHÚA THÁNH THẦN, Ở ĐÓ CÓ TỰ DO
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Tôi muốn suy nghĩ cùng với anh chị em về danh xưng mà Chúa Thánh Thần được gọi trong Thánh Kinh. Cái tên luôn nói lên điều gì đó về con người, nguồn gốc hay sứ mạng của họ. Tên của Chúa Thánh Thần, Đấng mà các ngôn sứ, các tác giả thánh vịnh, Đức Maria, Chúa Giêsu và các Tông đồ đã kêu cầu Ngài, là Ruach, có nghĩa là hơi thở, gió, khí thở.
SƠ GENEVIÈVE GIỚI THIỆU NGƯỜI LGBTQ+ VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Giống như hầu hết các ngày Thứ Tư hàng tuần, Sơ Geneviève, người đã sống từ 56 năm qua cùng với những người làm việc tại khu chợ phiên Luna Park ở ngoại ô Rôma, đã đến chào Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiến chung. Sơ thường giới thiệu với ngài những người sơ đồng hành. Sơ nói: “Cuối cùng, họ đã tìm thấy một Giáo hội đến gặp họ.”
TĨNH TÂM XUÂN BÍCH VIỆT NAM 2024
Từ tối ngày 1 đến sáng 5 tháng 6 năm 2024, theo truyền thống hằng năm, các Linh mục Xuân Bích Việt Nam đã quy tụ về Đại Chủng viện Huế để cùng nhau tĩnh tâm thường niên. Có 13 thành viên hiện diện, vắng 7 do công việc và tuổi tác. Vào ngày cuối cùng có thêm sự hiện diện của cha Micae Phaolô Trần Minh Huy, đang hưu dưỡng tại Huế, để cùng nhau trao đổi về những vấn đề nội bộ của Hội.
CHAMPIONS LEAGUE: CLB REAL MADRID DÂNG CHIẾN THẮNG THỨ 15 CHO ĐỨC TRINH NỮ ALMUDENA
Trở về thủ đô Tây Ban Nha vào Chúa Nhật ngày 2 tháng Sáu, câu lạc bộ bóng đá Real Madrid đã đến Nhà thờ chính tòa Almudena để dâng chiếc cúp của họ cho Đức Maria, Đấng bảo trợ của thành phố, một nghi thức hiện đã thành lệ đối với câu lạc bộ bóng đá danh tiếng này.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA 2024: TÔI CÓ TIÊU HAO ĐỜI MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC KHÔNG?
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 2/6/2024, lễ Mình Máu Thánh Chúa, Đức Phanxicô nhắc nhở về ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể qua đó Chúa Giêsu trao ban sự sống cho con người. Từ đó, ngài mời gọi các Kitô hữu “bẻ tâm bánh đời mình như Chúa Giêsu“, và tự vấn liệu “tôi chỉ giữ sự sống của tôi cho bản thân, hay tôi trao ban sự sống đó như Chúa Giê-su? Tôi có tiêu hao đời mình cho người khác không hay chỉ khép kín trong cái tôi nhỏ bé của mình? Và, trong mọi hoàn cảnh, tôi có biết chia sẻ không, hay luôn kiếm tìm lợi ích của riêng mình?”