BÀI GIẢNG LỄ VỌNG PHỤC SINH 2024 CỦA ĐỨC PHANXICÔ: CHÚA GIÊSU PHỤC SINH MỞ RA MỘT TRANG MỚI CHO NHÂN LOẠI
Trong bài giảng Đêm Vọng Phục Sinh, Thứ Bảy, 30/3/2024, Đức Phanxicô đã suy niệm về ý nghĩa của những viên đá chết chóc đang đè nén tâm hồn chúng ta, đồng thời kêu gọi chúng ta hướng mắt lên Chúa Giêsu Phục sinh, Đấng mở ra một trang sử mới, để mang lại niềm hy vọng từ đống đổ nát của sự thất bại. Trước 6.000 tín hữu đang cầu nguyện tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã tố giác “những bức tường cao su của sự ích kỷ và thờ ơ”, lấy làm tiếc rằng khát vọng hòa bình “đã bị tan vỡ bởi sự tàn ác của hận thù và sự tàn khốc của chiến tranh”.
Đức Thánh Cha dâng Thánh lễ với 34 hồng y, 25 giám mục và 200 linh mục. Trong buổi lễ, ngài đã ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho tám tân tòng đến từ Albania, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ý.
Dưới đây là bài giảng của Đức Thánh Cha :
Những người phụ nữ đến mộ vào lúc bình minh, nhưng họ vẫn giữ bóng tối của đêm đen bên trong mình. Dù đang trên đường đi, nhưng họ vẫn bất động: trái tim họ vẫn ở dưới chân thập giá. Vẫn choáng váng trước những giọt nước mắt của Thứ Sáu Tuần Thánh, họ bị tê liệt vì đau đớn, họ bị nhốt trong cảm giác rằng mọi sự giờ đây đã kết thúc, một hòn đá đã được đặt lên câu chuyện của Chúa Giêsu. Chính hòn đá là trung tâm suy nghĩ của họ. Họ tự hỏi: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?» (Mc 16, 3). Nhưng khi họ đến nơi, sức mạnh bất ngờ của biến cố Phục Sinh đã làm họ bối rối: “Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm” (Mc 16, 4).
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy dừng lại ở hai thời điểm dẫn chúng ta đến niềm vui lạ thường của Lễ Phục Sinh: thứ nhất, những người phụ nữ lo âu tự hỏi ai sẽ lăn tảng đá đi; thứ hai, ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi.
Trước hết – thứ nhất – có câu hỏi đang ám ảnh trái tim tan nát vì đau đớn của họ: ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mộ cho chúng ta? Hòn đá này tượng trưng cho sự kết thúc câu chuyện về Chúa Giêsu, được chôn cất trong đêm của sự chết. Người, sự sống đến thế gian, Người đã bị giết chết; Đấng biểu lộ tình yêu thương xót của Chúa Cha, người ta đã không hề tỏ ra thương xót Người; Đấng giải thoát tội nhân khỏi gánh nặng của sự kết án đã bị kết án trên thập giá. Hoàng tử Hòa bình, người đã giải cứu một người phụ nữ ngoại tình khỏi cơn thịnh nộ dữ dội của những viên đá, được chôn sau một tảng đá lớn. Tảng đá này, một trở ngại không thể vượt qua, là biểu tượng của điều mà phụ nữ mang trong lòng, là điểm cuối cùng của niềm hy vọng của họ: mọi thứ đã tan vỡ trước nó, với bí ẩn đen tối của một nỗi đau bi thảm đã ngăn cản việc thực hiện ước mơ của họ.
Thưa anh chị em, điều này cũng có thể xảy ra với chúng ta. Đôi khi chúng ta cảm thấy rằng một tấm bia mộ đã được đặt nặng nề trước cửa tâm hồn chúng ta, bóp nghẹt sự sống, dập tắt niềm tin, giam cầm chúng ta trong nấm mồ của những sợ hãi và cay đắng, chặn đường dẫn đến niềm vui và hy vọng. Đó là “những viên đá chết chóc” và chúng ta gặp chúng trên đường đi, trong tất cả những kinh nghiệm và hoàn cảnh này vốn cướp đi lòng nhiệt tình và sức mạnh để tiến về phía trước của chúng ta: trong những đau khổ ảnh hưởng đến chúng ta và trong cái chết những người thân yêu vốn để lại những khoảng trống không thể vượt qua trong chúng ta; chúng ta gặp chúng trong những thất bại và sợ hãi ngăn cản chúng ta thực hiện điều tốt đẹp mà chúng ta tha thiết; chúng ta gặp phải chúng trong tất cả những sự khép kín kìm hãm những nhiệt huyết quảng đại của chúng ta và không cho phép chúng ta mở ra cho tình yêu; chúng ta gặp chúng trong những bức tường cao su của sự ích kỷ – chúng là những bức tường cao su thực sự – sự ích kỷ và thờ ơ đang đẩy lùi sự dấn thân xây dựng các thành phố và xã hội công bằng và nhân bản hơn; chúng ta gặp chúng trong mọi khát vọng hòa bình bị tan vỡ bởi sự tàn ác của hận thù và sự tàn khốc của chiến tranh. Khi chúng ta trải qua những nỗi thất vọng này, chúng ta có cảm giác rằng nhiều ước mơ là để bị tan vỡ, và chúng ta cũng lo âu tự hỏi: ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi ngôi mộ cho chúng ta?
Tuy nhiên, chính những người phụ nữ có bóng tối trong tâm hồn này đã làm chứng cho một điều phi thường: khi ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy rất lớn. Đó là cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, đó là sức mạnh của Thiên Chúa: sự chiến thắng của sự sống trên sự chết, sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, sự tái sinh của niềm hy vọng trong đống đổ nát của thất bại. Chính Chúa, Thiên Chúa của điều bất khả, đã lăn tảng đá đi mãi mãi và bắt đầu mở rộng trái tim chúng ta, để niềm hy vọng sẽ không bao giờ kết thúc. Vì vậy, chúng ta cũng phải ngước mắt lên hướng về Người.
Và vì thế –thứ hai –: chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên Chúa Giêsu. Sau khi đảm nhận nhân tính của chúng ta, Người đi xuống vực thẳm của sự chết và vượt qua nó bằng sức mạnh sự sống thần linh của mình, mở ra một luồng ánh sáng vô tận cho mỗi người. Được Chúa Cha phục sinh trong xác thể của Người, trong xác thể của chúng ta, bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần, Người đã mở ra một trang mới cho nhân loại. Vì vậy, nếu chúng ta để Chúa Giêsu nắm lấy tay mình, thì không có thất bại và đau đớn nào, dù đau đớn đến đâu, có thể có lời nói cuối cùng về ý nghĩa và số phận của cuộc đời chúng ta. Từ nay trở đi, nếu chúng ta để cho Đấng Phục Sinh chiếm lấy mình thì không có thất bại nào, không có đau khổ nào, không có cái chết nào có thể ngăn cản bước tiến của chúng ta hướng tới sự sống viên mãn.
Từ nay trở đi, “chúng ta, những người Kitô hữu, hãy tự nhủ rằng lịch sử này… có một ý nghĩa, một ý nghĩa bao trùm mọi sự, một ý nghĩa không còn bị làm cho hư hỏng bởi những điều phi lý và những cảnh tối tăm nào… một ý nghĩa mà chúng ta gọi là Thiên Chúa. .. Chính hướng về Ngài mà mọi dòng nước biến đổi của chúng ta đều chảy về; chúng không chìm xuống vực thẳm của hư vô và phi lý… bởi vì ngôi mộ của Người đã trống và Người, Đấng đã chết, lại tỏ ra là Đấng hằng sống” (K. RAHNER, Qu’est-ce que la Résurrection ? Méditations sur le Vendredi saint et Pâques, Brescia 2005, 33-35).
Thưa anh chị em, Chúa Giêsu là Lễ Vượt Qua của chúng ta, Ngài là Đấng đưa chúng ta từ bóng tối đến ánh sáng, Đấng đã gắn bó với chúng ta mãi mãi và cứu chúng ta khỏi vực thẳm của tội lỗi và sự chết, dẫn chúng ta vào dòng chảy sáng ngời của sự tha thứ và sự sống vĩnh cửu. Thưa anh chị em, chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên Người, chúng ta hãy đón nhân Chúa Giêsu, Thiên Chúa của sự sống, vào đời sống chúng ta, chúng ta hãy đổi mới lời thưa “xin vâng” với Người hôm nay, và không một hòn đá nào có thể bóp nghẹt được tâm hồn chúng ta, không một nấm mồ nào sẽ có thể nhốt chặt niềm vui sống, không thất bại nào có thể khiến chúng ta tuyệt vọng. Thưa anh chị em, chúng ta hãy hướng mắt lên Người và cầu xin Người rằng quyền năng phục sinh của Người có thể lăn đi những tảng đá đè nén tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy hướng mắt lên Người, Đấng Phục Sinh, và chúng ta hãy bước đi với niềm xác tín rằng, trên nền móng đen tối của những mong đợi và cái chết của chúng ta, đã có sự sống vĩnh cửu mà Người đã đến mang lại.
Thưa anh chị em, cầu mong trái tim anh chị em bùng nổ niềm vui trong đêm thánh này, trong đêm thánh này! Chúng ta hãy cùng nhau hát mừng về sự phục sinh của Chúa Giêsu: “Hãy hát đi, hãy hát lên, hỡi sông ngòi và đồng bằng, sa mạc và núi non… hãy hát mừng Chúa của sự sống, Đấng đã ra khỏi mồ, sáng rực hơn ngàn mặt trời. Hỡi các dân tộc bị tàn phá bởi sự dữ và bị bầm dập bởi sự bất công, hỡi các dân tộc không nơi chốn, hỡi các dân tộc tử vì đạo, đêm nay hãy xua đuổi những kẻ hát mừng về tuyệt vọng. Con người của những đau khổ không còn ở tù nữa: họ đã mở một lỗ hổng trên tường, họ vội vã đến với bạn. Hãy để tiếng kêu bất ngờ vang lên trong bóng tối: Người đang sống, Người đã phục sinh! Và thưa anh chị em, già cũng như trẻ… anh chị em đang khốn khổ, anh chị em đang cảm thấy không xứng đáng để hát… một ngọn lửa mới xuyên qua trái tim anh chị em, một sự tươi mới mới thấm vào giọng nói của anh chị em. Đó là Lễ Vượt Qua của Chúa – thưa anh chị em – đó là lễ của những người sống” (J-Y. QUELLEC, Dieu face nord, Ottignies 1998, 85-86).
————————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Phanxicô-I, Phục-sinh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ