BÀI GIÁO LÝ VỀ CHỮA LÀNH THẾ GIỚI – BÀI 8. NGUYÊN TẮC BỔ TRỢ VÀ ĐỨC CẬY
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua được tốt hơn, mỗi người chúng ta được mời gọi đảm nhận phần trách nhiệm của mình. Ngày nay, việc thiếu tôn trọng nguyên tắc bổ trợ (*) đã lan rộng như virus. Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ đến các biện pháp hỗ trợ tài chính quan trọng được các Quốc gia áp dụng: người ta lắng nghe các công ty tài chính lớn hơn là người dân hoặc những người thúc đẩy nền kinh tế thực sự. Người ta lắng nghe các công ty đa quốc gia nhiều hơn là các phong trào xã hội. Vì thế, người ta không cho phép mọi người trở thành “nhân vật chính cho sự hồi phục của chính mình”. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng được tốt hơn, nguyên tắc bổ trợ phải được thực hiện, bằng cách tôn trọng quyền tự quản và khả năng sáng kiến của tất cả mọi người, đặc biệt là những người rốt hết. Làm như vậy sẽ mang lại hy vọng về một tương lai lành mạnh và công bằng hơn. Và chúng ta cùng nhau xây dựng tương lai này. Con đường của tình liên đới cần có sự bổ trợ. Không có sự liên đới thực sự mà không có sự tham gia của xã hội, không có sự tham gia của các cơ quan trung gian. Những đóng góp này rất đáng khích lệ. Niềm hy vọng thì có tính táo bạo! Chúng ta hãy khuyến khích mình ước mơ lớn, bằng cách tìm kiếm những lý tưởng về công lý và tình yêu nảy sinh từ niềm hy vọng. Chúng ta hãy xây dựng một tương lai trong đó chiều kích địa phương và toàn cầu cùng làm phong phú lẫn nhau, nơi vẻ đẹp và sự phong phú của các nhóm nhỏ có thể phát triển, nơi những người có nhiều hơn dấn thân phục vụ và cống hiến nhiều hơn cho những người có ít hơn.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 23/9/2020 :
Anh chị em thân mến,
Có vẻ thời tiết không được đẹp lắp, nhưng tôi cũng chào chúc anh chị em một ngày tốt lành như vậy!
Để thoát khỏi một cuộc khủng hoảng được tốt hơn, như cuộc khủng hoảng hiện tại, vốn là cuộc khủng hoảng y tế và đồng thời là cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị và kinh tế, mỗi người chúng ta được kêu gọi đảm nhận phần trách nhiệm của mình, nghĩa là chia sẻ trách nhiệm. Chúng ta phải đáp lại không chỉ với tư cách cá nhân, nhưng còn từ nhóm thuộc về của chúng ta, từ vai trò của chúng ta trong xã hội, từ các nguyên tắc của chúng ta và, nếu chúng ta là tín hữu, từ đức tin vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, thường thì nhiều người không thể tham gia vào việc tái thiết công ích vì họ bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị loại trừ và phớt lờ; một số nhóm xã hội không thể đóng góp vì họ bị đè bẹp về mặt kinh tế hoặc chính trị. Trong một số xã hội, nhiều người không được tự do diễn tả đức tin và các giá trị, ý tưởng của họ: nếu họ diễn tả chúng, họ sẽ vào tù. Ở những nơi khác, đặc biệt là ở thế giới phương Tây, nhiều người tự trấn áp niềm tin đạo đức hoặc tôn giáo của mình. Nhưng theo cách này, chúng ta không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng, hoặc ít nhất chúng ta không thể thoát khỏi nó được tốt hơn. Chúng ta sẽ thoát khỏi nó mà trở nên tồi tệ hơn.
Để tất cả chúng ta có thể tham gia vào việc chăm sóc và tái tạo các dân tộc của mình, điều đúng đắn là mỗi người đều có những nguồn lực thích hợp để làm điều đó (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, số 186). Sau cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1929, Đức Thánh Cha XI đã giải thích tầm quan trọng dường nào của nguyên tắc bổ trợ đối với việc tái thiết thực sự (x. Thông điệp Quadragesimo anno, số 79-80). Nguyên tắc này có sự năng động kép: từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Có thể chúng ta không hiểu ý nghĩa của nó, nhưng đó là nguyên tắc xã hội khiến chúng ta đoàn kết hơn.
Một mặt, và đặc biệt là trong những thời điểm thay đổi, khi các cá nhân, gia đình, hiệp hội nhỏ hoặc cộng đồng địa phương không thể đạt được các mục tiêu cơ bản, thì khi đó, việc các cấp cao hơn của cơ thể xã hội, chẳng hạn như Nhà nước, can thiệp vào là đúng đắn, nhằm cung cấp các nguồn lực cần thiết để tiến về phía trước. Ví dụ, do lệnh phong tỏa vì virus corona, nên nhiều người, gia đình và các hoạt động kinh tế đã và đang gặp khó khăn nghiêm trọng, đó là lý do tại sao các tổ chức công tìm cách hỗ trợ thông qua sự can thiệp về mặt xã hội, kinh tế, y tế phù hợp: đây là chức năng của họ, những gì họ phải làm.
Tuy nhiên, mặt khác, các lãnh đạo của xã hội phải tôn trọng và cổ võ tầng lớp trung lưu hoặc thấp hơn. Thật vậy, sự đóng góp của các cá nhân, các gia đình, hiệp hội, doanh nghiệp, tất cả các cơ quan trung gian và cả các Giáo hội đều mang tính quyết định. Với các nguồn lực văn hóa, tôn giáo, kinh tế hoặc của sự tham gia dân sự, họ sẽ đem lại sức sống và củng cố cơ thể xã hội (xem Tóm lược HTXH của Giáo hội, số 185). Nghĩa là có sự cộng tác từ trên xuống dưới, từ Nhà nước trung ương đến nhân dân và từ dưới lên trên: từ các tổ chức của nhân dân lên trên. Và đây chính là việc thực thi nguyên tắc bổ trợ.
Mỗi người phải có khả năng đảm nhận trách nhiệm của mình trong quá trình chữa lành xã hội mà mình thuộc về. Khi chúng ta bắt đầu một dự án liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhóm xã hội nào đó, thì các nhóm này không thể bị loại khỏi sự tham gia. Ví dụ: “Bạn đang quan tâm đến điều gì? – Tôi sẽ làm việc cho người nghèo – Tốt đấy, còn bạn làm gì? – Tôi dạy cho người nghèo, tôi bảo người nghèo phải làm gì – Không, thế không ổn, bước đầu tiên là để người nghèo nói cho bạn biết họ sống như thế nào, họ cần gì: cần phải để cho mọi người nói! Và như thế nguyên tắc bổ trợ hoạt động. Chúng ta không thể loại bỏ những người này khỏi sự tham gia; Sự khôn ngoan của họ, sự khôn ngoan của những nhóm khiêm tốn nhất không thể bị gạt sang một bên (xem Tông huấn Querida Amazonia [QA], số 32; Thông điệp Laudato si’, số 63). Thật không may, sự bất công này thường xảy ra ở những nơi tập trung các lợi ích kinh tế hoặc địa chính trị lớn, chẳng hạn như một số hoạt động khai thác ở nhiều khu vực khác nhau trên hành tinh (xem QA, số 9.14). Tiếng nói của các dân tộc bản địa, các nền văn hóa và thế giới quan của họ không được xem xét.
Ngày nay, sự thiếu tôn trọng nguyên tắc bổ trợ này đã lan rộng như một loại virus. Chúng ta hãy nghĩ về các biện pháp hỗ trợ tài chính lớn được các Quốc gia thực hiện. Người ta lắng nghe các công ty tài chính lớn hơn là người dân hoặc những người thúc đẩy nền kinh tế thực sự. Người ta lắng nghe các công ty đa quốc gia nhiều hơn là các phong trào xã hội. Nếu muốn nói điều này bằng ngôn ngữ của thường dân: người ta lắng nghe kẻ mạnh hơn kẻ yếu và đó không phải là con đường, đó không phải là con đường của con người, đó không phải là con đường mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, đó không phải là thực hiện nguyên tắc bổ trợ. Như thế, người ta không cho phép mọi người trở thành “những nhân vật chính cho sự hồi phục của chính mình”. (Sứ điệp Ngày Thế giới Di dân và Tỵ nạn lần thứ 106, ngày 13 tháng 5 năm 2020). Trong vô thức tập thể của một số chính trị gia hoặc một số người hoạt động công đoàn, có phương châm này: mọi thứ vì nhân dân, không có gì với nhân dân. Từ trên xuống, nhưng không lắng nghe sự khôn ngoan của nhân dân, không áp dụng sự khôn ngoan này để giải quyết vấn đề, trong trường hợp này là để thoát khỏi khủng hoảng. Hoặc chúng ta cũng hãy nghĩ đến cách điều trị virus: người ta lắng nghe các công ty dược phẩm lớn hơn là các nhân viên y tế, đang làm việc ở tuyến đầu trong các bệnh viện hoặc trong các trại tỵ nạn. Đây không phải là một con đường tốt. Mọi người đều phải được lắng nghe, cả những người ở trên và ở dưới, tất cả mọi người.
Để thoát khỏi khủng hoảng tốt hơn, nguyên tắc bổ trợ phải được áp dụng, bằng cách tôn trọng quyền tự quản và khả năng sáng kiến của tất cả mọi người, đặc biệt là những người ở tầng lớp dưới cùng. Mọi bộ phận của một thân thể đều cần thiết, và như thánh Phaolô nói, những bộ phận tưởng chừng như yếu đuối nhất và kém quan trọng nhất lại thực ra là cần thiết nhất (x. 1Cr 12, 22). Dưới ánh sáng của hình ảnh này, chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc bổ trợ cho phép mỗi người đảm nhận vai trò của mình đối với việc chữa lành và vận mệnh của xã hội. Việc thực hiện nó, việc thực hiện nguyên tắc bổ trợ mang lại niềm hy vọng, mang lại niềm hy vọng vào một tương lai lành mạnh và công bằng hơn; và chúng ta đang cùng nhau xây dựng tương lai này, bằng cách khao khát những điều lớn lao hơn, bằng cách mở rộng tầm nhìn của chúng ta (xem Bài phát biểu với giới trẻ tại trung tâm văn hóa Cha Félix Varela, Havana – Cuba, ngày 20 tháng 9 năm 2015). Tất cả cùng nhau hoặc nó không hoạt động. Hoặc là chúng ta làm việc cùng nhau để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, ở mọi tầng lớp trong xã hội, hoặc chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi đó. Thoát khỏi cuộc khủng hoảng không có nghĩa là tô vẽ cho những tình huống hiện tại để khiến chúng có vẻ công bằng hơn một chút. Thoát khỏi khủng hoảng có nghĩa là thay đổi, và sự thay đổi thực sự được thực hiện bởi tất cả mọi người, bởi tất cả những người tạo nên dân tộc. Tất cả mọi ngành nghề, tất cả mọi người. Và tất cả mọi người cùng nhau, tất cả mọi người trong cộng đồng. Nếu tất cả mọi người không đóng góp, thì kết quả sẽ là tiêu cực.
Trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy rằng tình liên đới là con đường để thoát khỏi cuộc khủng hoảng: nó liên kết chúng ta và cho phép chúng ta tìm ra những đề xuất vững chắc cho một thế giới lành mạnh hơn. Nhưng con đường liên đới này cần có sự bổ trợ. Có người có thể nói với tôi: “Nhưng thưa cha, hôm nay cha nói bằng những lời khó hiểu!”. Chính vì lý do này mà tôi tìm cách giải thích điều đó có nghĩa là gì. Liên đới, để chúng ta tiến tới trên con đường bổ trợ. Quả thực, không có tình liên đới thực sự mà không có sự tham gia của xã hội, không có sự đóng góp của các cơ quan trung gian: gia đình, hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, các diễn tả khác của xã hội dân sự. Mọi người đều phải đóng góp, mọi người. Sự tham gia này giúp ngăn ngừa và sửa chữa một số khía cạnh tiêu cực của sự toàn cầu hóa và của hành động của các quốc gia, như xảy ra trong việc chăm sóc những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Những đóng góp “từ bên dưới” này phải được khuyến khích. Nhưng thật đẹp biết bao khi được chứng kiến công việc của các tình nguyện viên trong thời kỳ khủng hoảng. Những tình nguyện viên đến từ mọi tầng lớp xã hội, những tình nguyện viên đến từ những gia đình giàu có nhất và những người đến từ những gia đình nghèo nhất. Nhưng tất cả mọi người, hãy cùng nhau để thoát khỏi đó. Đó là tình liên đới và đó là nguyên tắc bổ trợ.
Trong thời gian phong tỏa, xuất hiện tự phát cử chỉ vỗ tay hoan hô các bác sĩ và y tá, như một dấu hiệu khích lệ và hy vọng. Nhiều người đã liều mạng sống và nhiều người đã hy sinh mạng sống của mình. Chúng ta hãy mở rộng tràng pháo tay này đến từng thành viên của cơ thể xã hội, tới mọi người, tới mỗi người, vì sự đóng góp quý giá của họ, dù nhỏ đến đâu. “Nhưng họ sẽ có thể làm gì ở đó? – Hãy lắng nghe họ, để cho họ không gian làm việc, hỏi ý kiến họ”. Chúng ta hãy vỗ tay hoan hô những người bị “loại trừ”, những người mà nền văn hóa này mô tả là “bị loại trừ”, nền văn hóa vứt bỏ này, do đó chúng ta hãy vỗ tay hoan hô những người già, trẻ em, những người khuyết tật, chúng ta hãy vỗ tay hoan hô những người lao động, tất cả những người phục vụ. Mọi người cộng tác để thoát khỏi khủng hoảng. Nhưng chúng ta đừng chỉ dừng lại ở những tràng pháo tay hoan hô! Niềm hy vọng thì có tính táo bạo, vì vậy hãy khuyến khích bản thân ước mơ lớn. Thưa anh chị em, chúng ta hãy học cách ước mơ lớn nhé! Chúng ta đừng ngại ước mơ lớn, bằng cách tìm kiếm những lý tưởng về công lý và tình yêu xã hội vốn nảy sinh từ niềm hy vọng. Chúng ta đừng cố dựng lại quá khứ, quá khứ là quá khứ, những điều mới mẻ đang chờ đợi chúng ta. Chúa đã hứa: “Ta sẽ làm mới lại mọi sự.” Chúng ta hãy khuyến khích mình ước mơ lớn bằng cách tìm kiếm những lý tưởng này, đừng cố gắng xây dựng lại quá khứ, đặc biệt là quá khứ bất công và bệnh hoạn. Chúng ta hãy xây dựng một tương lai trong đó chiều kích địa phương và toàn cầu làm phong phú lẫn nhau – mỗi người đều có thể đóng góp phần của mình, mỗi người phải đóng góp phần mình vào đó, văn hóa, triết lý, cách suy nghĩ của mình – nơi mà vẻ đẹp và sự phong phú của các nhóm nhỏ, ngay cả các nhóm bị loại trừ, có thể phát triển mạnh mẽ, vì ở đó cũng có vẻ đẹp, và là nơi mà những người có nhiều hơn dấn thân phục vụ và cống hiến nhiều hơn cho những người có ít hơn.
——————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
—————————————————————–
(*) Principe de subsidiarité, cũng có thể được dịch là nguyên tắc phụ đới, để phân biệt với nguyên tắc liên đới (Principe de solidiarité).
Tags: Audience, covid, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS