BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 15. NHÂN ĐỨC TIẾT ĐỘ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, hôm nay bài giáo lý của chúng ta bàn về nhân đức bản lề cuối cùng là đức tiết độ. Đó là khả năng kiềm chế bản thân, là nghệ thuật không để mình bị lấn át bởi những đam mê nổi loạn và sắp đặt trật tự trong trái tim mình. Đó là nhân đức của sự đúng mực. Người tiết độ sẽ cư xử trong lỗi hoàn cảnh một cách khôn ngoan và có suy xét. Họ có tư chất về sự quân bình vốn là một phẩm chất quý giá và hiếm có. Sự tiết độ rất phù hợp với những thái độ Tin Mừng như nhỏ bé, thận trọng, kín cẩn và hiền lành. Nó cho phép thưởng thức tốt hơn những điều tốt đẹp của cuộc sống. Hạnh phúc trong sự tiết độ là một niềm vui triển nở trong tâm hồn những người nhận ra và trân trọng những gì quan trọng nhất trong cuộc sống.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 17/4/2024 :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Hôm nay, tôi sẽ nói về nhân đức bản lề thứ tư và cuối cùng: nhân đức tiết độ. Cùng với ba nhân đức khác, nhân đức này chia sẻ một lịch sử rất cổ xưa, vốn không phải chỉ là cái riêng của các Kitô hữu. Đối với người Hy Lạp, việc thực hành các nhân đức có mục đích là hạnh phúc. Triết gia Aristote đã viết chuyên luận đạo đức quan trọng nhất của mình, nói với con trai ông là Nicomaque để dạy dỗ nó về nghệ thuật sống. Tại sao mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc và rất ít người đạt được nó? Đó là câu hỏi. Để trả lời câu hỏi này, Aristote đề cập đến chủ đề về các nhân đức, trong đó enkráteia, tức là sự tiết độ, chiếm một vị trí nổi bật. Thuật ngữ Hy Lạp có nghĩa đen là “quyền lực trên chính mình”. Tiết độ là một quyền lực trên chính mình. Do đó, nhân đức này là khả năng tự kiềm chế bản thân, là nghệ thuật không để mình bị xâm chiếm bởi những đam mê nổi loạn, sắp xếp trật tự nơi những gì mà Manzoni gọi là “mớ hỗn độn của trái tim con người”.
Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo dạy chúng ta rằng “tiết độ là nhân đức luân lý giúp chúng ta tiết chế sự lôi cuốn của các thú vui và giữ sự chừng mực trong việc sử dụng của cải được tạo ra”. Và Sách Giáo Lý nói tiếp : “Nó giúp ý chí làm chủ các bản năng và kiềm chế các ham muốn trong những giới hạn của sự lương thiện. Người tiết độ hướng những ham muốn giác quan của mình về điều thiện, giữ được sự thận trọng lành mạnh và không không chiều theo sức mạnh của mình mà chạy theo các dục vọng của trái tim mình” (số 1809).
Vì vậy, tiết độ, như người Ý nói, là nhân đức đúng mực. Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cư xử khôn ngoan, bởi vì những người luôn hành động bốc đồng hoặc bồng bột cuối cùng đều không đáng tin cậy. Những người không có sự tiết độ không phải luôn luôn đáng tin cậy. Trong một thế giới nơi có rất nhiều người tự hào về việc nói những gì họ nghĩ, thì ngược lại, người tiết độ lại thích nghĩ những gì mình nói. Anh chị em có hiểu được sự khác biệt không? Chẳng hạn như, không nói ra điều chợt đến trong đầu… Không, hãy nghĩ đến những gì mình phải nói. Người tiết độ không đưa ra những lời hứa suông, nhưng đưa ra những cam kết trong chừng mực mà họ có thể giữ được.
Ngay cả với những thú vui, người tiết độ cũng hành động có suy xét. Dòng chảy tự do của các xung động và sự tự do hoàn toàn dành cho các thú vui rốt cuộc lại quay lưng lại với chính chúng ta, khiến chúng ta rơi vào trạng thái buồn chán. Biết bao người phàm ăn ham muốn thử mọi thứ lại nhận thấy mình mất đi cảm giác thích thú với mọi thứ! Khi đó, tốt hơn hết nên tìm ra sự đúng mực: chẳng hạn, để đánh giá cao một loại rượu ngon, tốt hơn hết nên thưởng thức nó thành từng ngụm nhỏ còn hơn là nuốt chửng trong một ngụm. Tất cả chúng ta đều biết điều đó.
Người tiết độ biết cân nhắc và đo lường kỹ lời nói. Họ nghĩ về những gì họ nói. Họ không để một phút tức giận phá hủy những mối quan hệ và tình bạn mà sau này chỉ được xây dựng lại một cách khó khăn. Đặc biệt trong cuộc sống gia đình, nơi mà sự ức chế bị đọng lại, tất cả chúng ta đều có nguy cơ không kiểm soát được những căng thẳng, cáu gắt và tức giận. Có một thời để nói, có một thời để im lặng, nhưng trong cả hai trường hợp, bạn phải biết giữ chừng mực. Và điều này có giá trị cho nhiều thứ, chẳng hạn như ở bên người khác và ở một mình.
Nếu người tiết độ biết làm chủ tính nóng nảy của mình, thì không phải vì thế mà chúng ta sẽ luôn nhìn thấy họ với khuôn mặt bình yên và tươi cười. Quả thực, đôi khi cần phải phẫn nộ, nhưng phải luôn đúng cách. Đây là những thuật ngữ: đúng mực, đúng cách. Một lời trách móc đôi khi còn có ích hơn sự im lặng đầy cay đắng và thù oán. Người tiết độ biết rằng không có gì khó chịu hơn việc sửa lỗi người khác, nhưng họ cũng biết rằng điều đó là cần thiết: nếu không, người ta sẽ tha hồ thể hiện cái xấu xa. Trong một số trường hợp, người tiết độ cố gắng giữ các thái cực lại với nhau: họ khẳng định những nguyên tắc tuyệt đối, đòi hỏi những giá trị không thể thương lượng, nhưng cũng biết hiểu mọi người và thể hiện sự đồng cảm với họ. Họ thể hiện sự đồng cảm.
Do đó, tư chất của người tiết độ là sự quân bình, một phẩm chất quý giá cũng như hiếm có. Thật vậy, mọi thứ trong thế giới của chúng ta đều đẩy đến mức thái quá. Ngược lại, sự tiết độ phù hợp với những thái độ Tin Mừng như nhỏ bé, thận trọng, kín cẩn, hiền lành. Người tiết độ đánh giá cao sự quý trọng của người khác, nhưng không biến nó thành tiêu chí duy nhất cho từng hành động và từng lời nói của mình. Họ nhạy cảm, biết khóc và không xấu hổ vì điều đó, nhưng họ không khóc vì chính mình. Bị bại trận, họ lại đứng dậy; khi chiến thắng, họ có thể trở lại cuộc sống luôn kín cẩn của mình. Họ không tìm kiếm những tràng pháo tay, nhưng biết mình cần người khác.
Thưa anh chị em, cho rằng sự tiết độ làm cho ủ rũ và mất vui là không đúng. Trái lại, nó cho phép chúng ta thưởng thức tốt hơn những điều tốt đẹp của cuộc sống: cùng nhau tại bàn ăn, sự dịu dàng của tình bạn, sự tin tưởng của những người khôn ngoan, sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của công trình tạo dựng. Hạnh phúc trong sự tiết độ là một niềm vui nảy nở trong tâm hồn những người nhận ra và trân trọng những gì quan trọng nhất trong cuộc sống. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta món quà này: món quà của sự trưởng thành, của sự trưởng thành về tuổi tác, sự trưởng thành về cảm xúc, sự trưởng thành về mặt xã hội. Món quà của sự tiết độ.
—————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican.va)
Tags: Audience, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO