BANGKOK: CUỘC HỌP CỦA CÁC GIÁM MỤC ĐỔI MỚI SỨ MẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA GIÁO HỘI
Tại thủ đô Thái Lan, các chuyên gia truyền thông Công giáo Châu Á đã quy tụ tại cuộc họp thường niên lần thứ 28 của các Giám mục, để chia sẻ mong muốn giúp Giáo hội thông truyền lòng thương xót và niềm vui của Tin Mừng. Cơ hội để Tổng trưởng Bộ Truyền thông, ông Paolo Ruffini, nhắc lại rằng “các Kitô hữu được kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo trong thời đại kỹ thuật số”.
Các giám mục, linh mục và giáo dân từ khắp châu Á đã quy tụ tại Bangkok trong những ngày gần đây để vạch ra lộ trình cho sứ mạng của Giáo hội là truyền đạt Tin Mừng một cách hiệu quả và can đảm, thông qua mọi phương tiện truyền thông hiện đại. Khoảng ba mươi đại biểu đã có mặt từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 11 tại Nhà Don Bosco ở thủ đô Thái Lan, để tham dự cuộc họp thường niên lần thứ 28 của các Giám mục của FABC-OSC (Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á – Văn phòng Truyền thông Xã hội). Một cuộc họp cũng có sự tham gia: Tổng trưởng Bộ Truyền thông, Paolo Ruffini, giám đốc phân ban thần học-mục vụ của Bộ, bà Natasa Govekar, Đức Hồng y Charles Bo, Tổng Giám mục Rangoon và chủ tịch FABC, và Đức Hồng y Francis Xavier Kriengsak, Tổng Giám mục Bangkok.
Xây dựng mối quan hệ với tư cách là môn đệ truyền giáo
Phát biểu về chủ đề “Truyền thông trong Giáo hội hiệp hành”, ông Paolo Ruffini bày tỏ mong muốn của Tòa thánh tham gia hỗ trợ lẫn nhau với các Giáo hội địa phương và nhắc lại rằng Giáo hội hiệp hành nhắm đến việc xây dựng các mối quan hệ hơn là chỉ truyền tải giao tiếp. Ông nói, Giáo hội là một cộng đồng gồm các môn đệ rao giảng Tin Mừng, do đó các Kitô hữu được kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo trong thời đại kỹ thuật số và những người truyền thông của Giáo hội, để tương tác trên mạng xã hội với hy vọng thiết lập các cuộc gặp gỡ cá nhân. Ông nói tiếp: “Thật tốt khi được gặp đích danh và tìm thời gian để chia sẻ những suy nghĩ, mối quan tâm và ước mơ”. “Điều tôi nhận ra những ngày này là từ châu Á, từ phương Đông, chúng ta có thể học được một bài học: Văn hóa phương Đông biết hiểu rằng mọi thứ đều hợp nhất, biết nhìn xa hơn vẻ bề ngoài”.
Những người truyền thông Kitô giáo trong thế giới kỹ thuật số
Vào ngày đầu tiên của sự kiện, nhiều nhà truyền thông trẻ từ khắp châu Á đã tập trung tham gia một khóa họp trực tuyến về chủ đề “Truyền thông đức tin trong thế giới kỹ thuật số”, một dự án do Bộ Truyền thông quản lý nhằm chuẩn bị cho giới trẻ trước những thách thức truyền thông mà họ sẽ phải đối mặt trong các ơn gọi khác nhau của họ. Những người tham gia đến từ Phi Luật Tân, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Việt Nam, Ấn Độ, Đông Timor, Pakistan và Thái Lan. Mục tiêu là, với sự giúp đỡ của một số hướng dẫn viên, họ nhận thức được bản sắc riêng của mình để giao tiếp tốt hơn trong một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và tình bạn.
Giám đốc phân ban thần học-mục vụ của Bộ cũng trình bày tài liệu của Bộ: “Hướng tới sự hiện diện toàn diện. Một suy tư mục vụ về sự dấn thân trên các mạng xã hội“. Văn bản dài 34 trang này, được xuất bản vào tháng 5 năm 2023, mời gọi người Công giáo “sống trong thế giới kỹ thuật số với tư cách là ‘những người gần gũi yêu thương’, những người thực sự hiện diện và quan tâm đến nhau trong hành trình cùng nhau dọc theo ‘các xa lộ kỹ thuật số’”.
Kể câu chuyện Tin Mừng về lòng thương xót và niềm vui
Về phần mình, Đức Hồng y Sebastian Francis, Giám mục Penang, Malaysia, và là chủ tịch Văn phòng Truyền thông Xã hội FABC, lưu ý rằng cuộc họp ở Bangkok là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của Văn phòng Truyền thông Xã hội FABC từ nhiều năm qua. “Truyền thông là cách chúng ta sống, cách chúng ta liên hệ với nhau,” ngài nói và đồng thời nhấn mạnh rằng người châu Á “về cơ bản là những người kể chuyện. Và chúng ta có một câu chuyện để kể.” Đức Hồng y bày tỏ sự tin tưởng rằng các nhà truyền giáo trẻ kỹ thuật số sẽ có thể kể câu chuyện Tin Mừng về lòng thương xót và niềm vui. “Có rất nhiều người trẻ, đặc biệt là ở Châu Á, là một phần của sứ mạng và lịch sử này, và đang tiến về phía trước, thậm chí đi trước chúng ta trong việc loan báo Tin Mừng, trong việc chia sẻ câu chuyện Tin Mừng với Châu Á.”
Tý Linh
(theo Devin Watkins, Vatican News)
Tags: Á-Châu, Truyền-thông-internet
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE