BÉN RỄ SÂU VÀ LỮ HÀNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
Tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng về tính hiệp hành, một bước cụ thể hướng tới việc thực hiện Công đồng một cách đầy đủ.
Văn kiện được Thượng hội đồng biểu quyết vào thứ Bảy 26/10/2024 là giai đoạn của một hành trình vốn đã bắt đầu từ Công đồng Vatican II, một hành trình đang được tiếp tục và cần được sống cụ thể ở mọi cấp độ trong Giáo hội. Đó là ý thức rằng tính hiệp hành là cách sống và làm chứng cho sự hiệp thông. Giáo hội không phải là một công ty hay một đảng phái, các giám mục không phải là “những tỉnh trưởng” của Rôma, giáo dân không phải là những người đơn giản thi hành các quyết định và chỉ thị của giáo sĩ. Giáo hội là một dân tộc. Dân Thiên Chúa, những người cùng bước đi với nhau: lý do hiện hữu của Giáo hội không hệ tại việc quản lý các cơ cấu, bộ máy quan liêu hay quyền lực. Lý do hiện hữu của Giáo hội cũng không phải để chinh phục và bảo vệ không gian riêng của mình trên thế giới. Lý do hiện hữu duy nhất của Giáo hội là làm cho cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô ngày nay trở nên khả thi, ở tất cả những nơi mà những người nam và người nữ của thời đại chúng ta đang sống, làm việc, trải nghiệm những niềm vui cũng như nỗi buồn của họ.
Do đó, có một cách sống các mối quan hệ và các mối liên kết hoàn toàn đặc biệt và mang tính Tin Mừng. Một cách được tập trung vào sự phục vụ, như Chúa Giêsu đã dạy. Có một cách cụ thể để đưa ra các quyết định, lập kế hoạch và hành động, vốn tự nó đã là một chứng tá, đặc biệt trong một thời đại như thời đại của chúng ta đầy chia rẽ, hận thù, bạo lực và sai trái.
Vì thế, sống tính hiệp hành có nghĩa là thực hiện một bước để thực hiện Công đồng một cách đầy đủ. Điều này có nghĩa là coi trọng tính độc đáo – theo nghĩa bén rễ sâu vào cội nguồn – của Giáo hội: một cộng đồng có chỗ cho mọi người và nơi mỗi người đều được quý trọng, một cộng đồng gồm những tội nhân được tha thứ, sống tình yêu Thiên Chúa và mong muốn truyền đạt tình yêu đó cho mọi người.
Thượng hội đồng về tính hiệp hành, với những viễn cảnh của nó, đòi hỏi rất nhiều điều từ mọi người. Nó đòi hỏi một sự thay đổi não trạng. Nó yêu cầu đừng coi tính hiệp hành là một nhiệm vụ quan liêu được thực hiện theo lối gia trưởng với một vài cải cách nhỏ hời hợt. Nó yêu cầu chúng ta khám phá lại ước muốn bước đi cùng nhau như một phương thức được mong muốn chứ không phải chịu đựng, với tất cả những hậu quả mà điều này hàm chứa. Nó yêu cầu chúng ta hãy từ bỏ và dám làm, với xác tín rằng chính Chúa là Đấng hướng dẫn Giáo hội của Người qua ân huệ của Chúa Thánh Thần. Nó kêu gọi suy nghĩ lại việc phục vụ của quyền bính, kể cả việc phục vụ của Người kế vị thánh Phêrô. Nó kêu gọi một vai trò có trách nhiệm hơn cho giáo dân và đặc biệt cho nữ giới.
Đó là một hình ảnh về Giáo hội, trong đó các thành viên được bén rễ sâu – ở một nơi chốn, trong một lịch sử, trong một cộng đồng, trong một bối cảnh – và đồng thời là những người lữ hành, nghĩa là đang di chuyển, đang tìm kiếm, những nhà truyền giáo. Các cơ cấu Giáo hội, viễn cảnh mới này, không còn là nơi mà giáo dân phải hội tụ, nhưng là một sự hỗ trợ cho việc phục vụ mà dân Thiên Chúa đang thực hiện trên thế giới. Chân trời của bản văn, mà Đức Thánh Cha Phanxicô ngay lập tức muốn trao cho toàn thể Giáo hội, là sứ mạng, theo khuôn mẫu được thiết lập bởi tông huấn Evangelii gaudium, để “Giáo hội tiến bước” không còn là một trực giác hoặc không rốt cục bị giải thiểu thành một khẩu hiệu đơn giản, nhưng được hiện thực trọn vẹn nhờ sự đóng góp của mọi người.
Andrea Tornielli, giám đốc biên tập của truyền thông Vatican
———————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: vatican news)
Tags: Andrea Tornielli, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU