BỨC BÍCH HỌA “GIẤC MƠ CỦA GIOAKIM” CỦA GIOTTO

Written by xbvn on Tháng Sáu 23rd, 2021. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trong sứ điệp Nhân Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc đến bức bích họa của họa sĩ Giotto về “Giấc mơ của Gioakim” như sau:

Một truyền thống kể rằng thánh Gioakim, ông ngoại của Chúa Giêsu, cũng đã bị loại trừ khỏi cộng đồng bởi vì ông không có con cái ; đời sống của ông – cũng giống như đời sống của bà Anna vợ của ông – đã bị coi như là vô dụng. Nhưng Chúa đã sai một thiên thần đến với ông để an ủi ông. Đang khi ông đang buồn phiền đứng ở cổng thành, thì một sứ thần của Chúa đã hiện ra với ông và nói : « Gioakim, Gioakim ! Chúa đã nhận lời cầu xin tha thiết của ông ». Giotto, trong một trong những bức bích họa nổi tiếng của mình, dường như đặt đoạn này vào ban đêm, một trong nhiều đêm không ngủ này, đầy ấp kỷ niệm, lo âu và khát vọng, mà nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc.

Nhưng cũng khi mọi sự dường như tăm tối, cũng như trong những tháng đại dịch này, Chúa tiếp tục sai các thiên thần đến an ủi sự cô đơn của chúng ta và lặp đi lặp lại với chúng ta : « Thầy ở với các con mọi ngày ». Ngài đang nói điều đó với ông bà, Ngài đang nói điều đó với tôi, Ngài đang nói điều đó với tất cả chúng ta ! Đó là ý nghĩa của Ngày này mà tôi đã muốn cử hành lần đầu tiên năm nay, sau một thời gian dài cô lập và việc lấy lại đời sống xã hội vẫn còn chậm chạp : ước gì mỗi cụ ông, mỗi cụ bà, mỗi người cao tuổi – cách riêng những người bị cô đơn nhất trong chúng ta – đón nhận được cuộc viếng thăm của một thiên thần !”

Đây là bức tranh tường (bích họa) được họa sĩ và là kiến trúc sư người Ý, ông Giotto di Bondone (1267-1337) vẽ vào năm 1306, theo phong cách nghệ thuật thời Phục Hưng. Bức bích họa “Giấc mơ của Gioakim” nằm trong số những bức tranh tường mà họa sĩ Giotto đã vẽ trong nhà nguyện Scrovegni, ở Pađôva, Ý.

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31