BỨC TƯỢNG ĐỨC MẸ SẦU BI (PIETÀ) CỦA MICHELANGELO
Bức tượng nổi tiếng nằm trong Đền thờ Thánh Phêrô này được Michelangelo khắc vào năm 1498-1499, lúc ông mới 24 tuổi, trước lời đề nghị của Đức Hồng y Jean de Bilhères, người Pháp. Bức tượng cao 1,74m và rộng 1,95m, được khắc từ khối đá cẩm thạch lấy từ Carrara, vùng Toscane, Ý. Đây là tác phẩm duy nhất mà Michelangelo đã ký tên lên.

Tác phẩm mô tả Đức Maria ẳm Chúa Giêsu trên đôi chân của mình sau khi bị đóng đinh trên thập giá. Các nét đặc biệt của bức tượng này, trước tiên là khuôn mặt của Chúa Giêsu không thể hiện những dấu chỉ của cuộc Thương khó, bởi theo như Michelangelo cho biết, ông không muốn tác phẩm của ông tượng trưng cho cái chết, nhưng đúng hơn cho thấy « tầm nhìn tôn giáo về sự phó thác và một khuôn mặt thanh thản của Người Con ». Ông muốn tạo nên một tác phẩm mà ông gọi là « hình ảnh của con tim ».
Tiếp đến, nét đặc biệt của tác phẩm này là hình ảnh về Đức Maria, về sự tươi trẻ của người Mẹ, một người Mẹ trẻ trung và xinh đẹp hơn là một người phụ nữ chừng 50 tuổi. Trả lời cho những phê bình về việc vẽ nên một Đức Maria trẻ hơn so với hình ảnh của Người Con (33 tuổi), danh họa Michelangelo trả lời cho Ascanio Condivi, là đồng nghiệp và cũng là người viết tiểu sử của ông như sau: « Anh có biết rằng những người phụ nữ trong sạch (khiết tịnh) vẫn tươi trẻ hơn nhiều so với những người nữ không trong sạch (khiết tịnh) không ? Trường hợp của Đức Trinh Nữ thì còn hơn biết bao nhiêu, người đã không bao giờ trải nghiệm dục vọng nào mà có thể làm cho thân thể của người thay đổi ? »
Tý Linh
(tham khảo: Wikipedia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”