CÁC ĐỘNG VẬT SẼ LÊN THIÊN ĐÀNG KHÔNG ?
Nhiều người tự hỏi liệu họ sẽ gặp lại, trong cuộc sống vĩnh hằng, những người bạn bốn chân của mình không. Các loài động vật có thể đạt tới thiên đàng không ? Chúng ta có thể tin rằng sự sống trong Thiên Chúa liên quan đến toàn thể công trình tạo dựng không ? Câu trả lời của cha Luc Forestier, linh mục Hội Oratoire (Giảng thuyết), giáo sư tại Học viện Công giáo Paris.
Sophie de Villeneuve : Một cư dân mạng hỏi liệu, sau khi chết, các loài động vật sẽ lên thiên đàng…
Luc Forestier : Cần phải thận trọng khi nói về thiên đàng. Thậm chí chúng ta không biết nó sẽ như thế nào đối với chúng ta ! Nhưng đây là một câu hỏi rất thú vị, nó vượt xa tương lai đơn thuần của các động vật sau khi chúng chết. Trước tiên, nó chất vấn chúng ta về chỗ đứng của động vật ngày nay với chúng ta. Sự tương tác giữa con người và động vật là rất phức tạp, rất xa xưa và đã là một sự trợ giúp to lớn cho con người, cho công việc đồng áng, cho việc nuôi sống chúng ta, cho chúng ta ăn mặc, chăm sóc chúng ta. Quả thế, các loài động vật là loài đầu tiên thử nghiệm các loại thuốc mà một ngày nào đó sẽ chữa trị cho chúng ta. Sau cùng, các gia súc là rất quan trọng, nhất là đối với hai cực của cuộc sống : chúng quý giá cho việc giáo dục trẻ em và cho việc bầu bạn với người cao tuổi. Thậm chí chúng đóng một vai trò điều trị trong một số bệnh lý. Nhưng, đó chỉ là một trong những hình thái liên hệ mà chúng ta có với giới động vật, vốn cấu trúc nên một phần lớn cuộc sống của chúng ta. Tất cả các mối liên hệ tiêu thụ, bầu bạn, trợ giúp lao động này…sẽ không biến mất một sớm một chiều khi chúng ta sẽ trải qua trong Nước Trời. Bởi vì, tự sâu xa, điều gì sẽ còn lại trong Nước Trời, nếu không phải là những mối liên hệ ? Tất cả những gì chúng ta biết sẽ biến mất một ngày nào đó. Trái lại, những mối liên hệ mà chúng ta đã dệt nên sẽ vẫn còn. Vì thế, chúng ta có thể nghĩ rằng, theo quan điểm này, các mối liên hệ đa dạng mà chúng ta đã dệt nên với các loài động vật cũng sẽ vẫn còn.
Sophie de Villeneuve : Nhưng chúng ta không có những mối liên hệ tình cảm với tất cả các động vật. Những mối liên hệ mà cha nói với chúng con đây thuộc bản chất nào ?
Luc Forestier : Câu hỏi được đặt ra theo cách tương tự đối với các mối liên hệ với con người. Có những người mà chúng ta không gần gũi và chúng ta không có bất cứ sự thông cảm nào, hay thậm chí đôi khi đã làm tổn hại chúng ta. Làm thế nào những mối liên hệ đó sẽ chuyển đổi, được biến đổi trong Nước Trời ? Vấn đề liên quan đến toàn thể công trình tạo dựng ! Tôi nghĩ rằng có một đặc thù của các xã hội thành thị và phương Tây của chúng ta, mà Đức Giáo hoàng Phanxicô thường xuyên tố cáo : sự cô đơn, đôi khi được mong muốn, nhưng thường là phải chịu. Tôi đã gặp nhiều người mà sự giao du với một con vật sống là cách duy nhất để nhớ rằng bản thân họ đang sống. Và ở đó chúng ta vấp phải một vấn đề khác là ranh giới giữa con người và động vật. Trong xã hội của chúng ta, tính độc đáo của nhân loại trong công trình tạo dựng bị phản đối về hai điểm : ranh giới con người – động vật và nhân loại được gia tăng với hậu chủ nghĩa nhân văn. Tôi nghĩ rằng Kitô giáo định vị nhân loại cách đúng đắn, đặc biệt với thông điệp Laudato si’ của Đức Giáo hoàng Phanxicô : chúng ta không thể tách rời với công trình tạo dựng, nhưng chúng ta không giống với những con nhện hay những viên sỏi.
Sophie de Villeneuve : Nhưng người ta có thể nghĩ rằng các động vật, là những sinh vật, là những thụ tạo, có một đích đến vốn không phải không liên quan gì với đích đến của chúng ta.
Luc Forestier : Khi chúng ta nói về ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang lại, đó không chỉ là ơn cứu độ của con người, nhưng ơn cứu độ của công trình tạo dựng. Điều đó sẽ được biểu hiện như thế nào ? Tôi không biết, nhưng chúng ta sẽ thấy rõ !
Sophie de Villeneuve : Thánh Kinh nói nhiều về động vật : con rắn trong sách Sáng Thế Ký đã lừa dối chúng ta và dẫn chúng ta đến tội lỗi, chim trời mà Chúa Kitô mời gọi chúng ta nên giống như thế…Có phải điều đó muốn nói rằng chúng ta được liên kết cách sâu xa, trong sự thiện cũng như trong sự dữ, với các động vật ?
Luc Forestier : Hãy cẩn thận, các động vật không được ban cho một ý thức cho phép chúng ta thực hiện cách hành vi tự do. Chúng ta có thể xác nhân loại bằng khả năng nói dối của nó, mà trẻ nhỏ thủ đắc được từ rất sớm. Nhưng quả thật chúng ta có những mối liên hệ phức tạp với các động vật, vốn đi đến chỗ khai thác và áp lực không phải lẽ, và có thể tạo nên một hình thức tội lỗi.
Sophie de Villeneuve : Chúa Giêsu muốn nói gì khi Ngài mời gọi chúng ta trở nên giống với chim trời ?
Luc Forestier : Đó là một dụ ngôn đơn giản có nghĩa rằng sự sống của chúng ta được ban cho chúng ta mà chúng ta không phải chinh phục nó. Sự sống là một ân ban nhưng không, mà chúng ta phải truyền ban cách nhưng không.
Sophie de Villeneuve : Và nó được ban cho tất cả mọi sinh vật.
Luc Forestier : Tất nhiên, và có những mối liên hệ giữa tất cả các sinh vật, bao gồm cả thực vật, mà chắc chắn cũng được liên kết với thế giới mới mà chúng ta không biết. Vì chúng ta cũng có một sự tương tác rõ ràng với giới thực vật, không chỉ để nuôi sống chúng ta và cho chúng ta mặc, nhưng còn để truyền cảm hứng cho chúng ta. Hãy xem thiên nhiên, những phong cảnh, cây cối, hoa lá, đều là những nguồn cảm hứng đa dạng cho chúng ta : khoa học, bởi vì giải mã sự vận hành của thực vật sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những điều khác, thơ ca, tôn giáo…Trong các Thánh vịnh, động vật và thực vật là một đối tượng suy niệm về số phận và trách nhiệm làm người của chúng ta, vốn là độc nhất.
Sophie de Villeneuve : Nếu ơn cứu độ liên quan đến toàn thể công trình tạo dựng, thì điều đó có nghĩa rằng công trình tạo dựng sẽ đồng hành với tất cả chúng ta trong một thế giới tương lai ?
Luc Forestier : Về điều này, câu chuyện về chiếc tàu của Nô-ê nói lên điều gì đó rất mạnh mẽ, nó nói về tình liên đới giữa tất cả các sinh vật, ngay cả những sinh vật đáng sợ nhất. Sức mạnh của sách Sáng Thế Ký không phải là lịch sử, nhưng là chính trị : chẳng hạn, nó khẳng định rằng chỉ có một loài người duy nhất. Và nó cũng nói rằng có một tình liên đới giữa tất cả các hình thức sinh vật.
Sophie de Villeneuve : Nhưng con người có khả năng chọn lựa hay khước từ ơn cứu độ mà Thiên Chúa tặng ban, trong khi thực vật và động vật không có khả năng đó…
Luc Forestier : Đó là lý do tại sao, bởi vì chúng ta tự do, nên chúng ta có một trách nhiệm rất to lớn, mà của riêng chúng ta, và mang lại tất cả sự cao cả của nó cho ơn gọi làm người, trong một công trình tạo dựng mà Thiên Chúa muốn và Ngài muốn tốt đẹp.
————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : croire.la-croix.com )
Xem video phỏng vấn ở đây.
Tags: Thần học
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN
- NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU
- ĐỨC LÊÔ XIV TIẾP KIẾN NHÀ VÔ ĐỊCH QUẦN VỢT JANNIK SINNER
- VĂN PHÒNG BÁO CHÍNH TÒA THÁNH ĐƯA RA LỜI GIẢI THÍCH CHÍNH THỨC VỀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- NƠI Ở CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”