CÁC NHÂN VẬT TRONG CỰU ƯỚC CÓ PHẢI LÀ NHỮNG VỊ THÁNH KHÔNG ?
Abraham, Môisê, Judith, Esther… là những cái tên hiếm khi được người Công giáo đưa ra. Và thường không được cử hành trong phụng vụ. Các nhân vật trong Cựu Ước chưa bao giờ được phong thánh nhưng phải chăng điều đó có nghĩa là họ không thánh thiện? Cùng tìm hiểu.
Mặt tiền của nhà thờ chánh tòa Cité Rodrigo, với các nhân vật chính trong Cựu Ước.
Bất cứ ai đã từng đi tàu điện ở Jerusalem có thể đã nghe thấy, bằng tiếng Pháp, một người mẹ nói với con trai mình: “Abraham, lại đây! “. Mệnh lệnh như vậy rất hiếm ở Pháp, nơi những cái tên có nguồn gốc từ tiếng Do Thái và Thánh Kinh hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ trong môi trường Do Thái. Đặc biệt là tên của các tổ phụ: Môise, Abraham, Isaac, Giacóp… Liệu có ai mang một danh xưng trong Cựu Ước mà có thánh bổn mạng không? Quả thực hiếm có việc sử dụng tính từ “thánh” trước việc đề cập đến các tổ phụ Do Thái.
Trong phụng vụ, các ngôn sứ và các tổ phụ thường không được mừng lễ, vì họ không xuất hiện trong lịch chung, lịch liệt kê các vị thánh được tôn kính trong toàn Giáo hội. Trái lại, họ có mặt trong cuốn Martyrologium romanum (Tử đạo thư Rôma). Cuốn sách chính thức này, phiên bản mới nhất có từ năm 2004, đề cập đến từng ngày của các vị thánh được Giáo hội tôn kính. Hay nói đúng hơn là những vị thánh có thể được tôn kính, mà nhiều vị trong số đó thực sự chỉ được cử hành tại địa phương.
Môise và bảng Thập Giới
Những người công chính trong Cựu Ước
Do đó, chúng ta thấy Abraham vào ngày 9 tháng Mười, Môise vào ngày 4 tháng Chín, Giêrêmia vào ngày 1 tháng Năm, hoặc các ngôn sứ khác đã tạo ra mối liên hệ giữa Cựu và Tân Ước, Simêon và Anna, được đề xuất vào ngày 3 tháng Hai. Mỗi vị đều có kèm theo một chỉ dẫn, ví dụ, đối với Simêon và Anna:
Tại Giêrusalem, lễ nhớ Simêon và Anna, một vị là người già, công chính và đạo hạnh và vị kia là góa phụ và nữ ngôn sứ, đã nhận ra Đấng Messia và Đấng Cứu Độ, niềm hy vọng diễm phúc và ơn cứu độ của Israel, khi Người được dâng vào Đền thờ theo luật định.
Sống trước Chúa Giêsu và hơn thế nữa, rất lâu trước khi thể chế hóa việc phong thánh cho những người đã qua đời và nổi tiếng thánh thiện, những người công chính trong Cựu Ước chưa bao giờ được Giáo hội chính thức tuyên bố là “thánh”. Vả lại, cũng giống như nhiều người khác. Bắt đầu với các Tổng lãnh thiên thần Micaen, Gabrien và Raphaen, được cử hành vào ngày 29 tháng Chín hàng năm tại tất cả các nhà thờ. Tuy nhiên, và truyền thống ảnh tượng phương Đông cho thấy rõ điều đó, họ luôn được coi là những người báo trước Ơn Cứu Độ do Chúa Kitô thực hiện và do đó được tôn kính.
Nếu thói quen nói “thánh Môisê”, “thánh Esther” hoặc “thánh David” đã bị mất khi đọc Thánh Kinh, thì điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, giống như việc đề cập đến các ngài trong kinh cầu các thánh , thường kết thúc bằng Giuse, bạn trăm năm của Mẹ Thiên Chúa. Hai vị đại Thánh này cũng không phải là đối tượng của một phiên tòa trong Bộ phong thánh! Cuối cùng, bất kỳ cộng đồng nào cũng có thể quyết định cử hành phụng vụ tôn vinh các tổ phụ và các ngôn sứ ngay cả khi các ngài không có trong lịch chung…ngoại trừ tại Tòa Thượng phụ Latinh ở Giêrusalem, nơi nhiều người trong số các ngài đang được cử hành. Và, có lẽ, tại thị xã Saint-Abraham ở tỉnh Morbihan, thuộc vùng Bretagne, Pháp, nơi “Cha của các kẻ tin” xứng đáng được cử hành trọng thể. Và được biết, Dòng Cát Minh mừng lễ thánh Êlia, Tổ phụ Dòng Cát Minh, vào ngày 20 tháng Bảy, và thánh Êlisê, môn đệ của ngôn sứ Êlia, vào ngày 14 tháng Sáu.
Tý Linh
(theo Valdemar de Vaux, Aleteia)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?