CÁC SỐ LIỆU, KHUYẾN NGHỊ, SỬA CHỮA …BÁO CÁO SAUVÉ TRONG 5 ĐIỂM CHÍNH
Chứa đựng những con số thê thảm, hôm 5/10/2021, Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội (Ciase) đã đệ trình báo cáo về lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong Giáo hội Pháp. Từ văn kiện gần nửa nghìn trang, và thêm 2000 trang phụ lục nữa, nhật báo La Croix đã rút ra 5 điểm cần lưu ý.
Ông Sauvé trao hồ sơ cho Đức cha Éric de Moulins-Beaufort
+ Những con số báo động đối với Giáo hội
Qua một nghiên cứu sâu rộng được thực hiện bởi Inserm, Ủy ban độc lập về lạm dụng tính dục trong Giáo hội (Ciase) đã suy ra rằng khoảng 330 000 trẻ vị thành niên đã từng là nạn nhân trong các bối cảnh của Giáo hội từ năm 1950. Đối với 216 000 trẻ vị thành niên này, việc lạm dụng đã do một người thánh hiến thực hiện (linh mục, tu sĩ nam, phó tế hay tu sĩ nữ).
Tổng cộng, các linh mục và tu sĩ xâm phạm được ước tính từ 2900 đến 3200, còn số tương đối thấp, nhưng đó là biên độ « chạm đáy », Ciase nhấn mạnh. Dù các nữ tu đã có thể lạm dụng tính dục, tuy nhiên, các tác giả phần lớn là nam giới.
+ Những bạo lực thường xuyên hơn trong môi trường Giáo hội
Nếu các môi trường gia đình và bạn bè là những bối cảnh đầu tiên của nạn dấu âm, thì tỷ lệ phổ biến của nạn ấu dâm « nhiều hơn đáng kể » trong Giáo hội hơn là trong các môi trường xã hội khác. Chẳng hạn, 1,16% người lớn ở đô thị từng lui tới các môi trường của Giáo hội trong thời thơ ấu của họ hẳn đã từng là nạn nhân của bạo lực tính dục ở đó, trong khi họ « chỉ » là 0,36% đã từng bị như thế trong các trại hè và 0,34% trong khuôn khổ trường công lập. Do đó, những dữ kiện này công phá một hàng rào phòng thủ thường được nghe thấy.
+ Sự tiến triển chậm chạp của Giáo hội
« Giáo hội Công giáo lâu nay đã muốn trước tiên bảo vệ mình với tư cách là thể chế và nó đã biểu lộ một sự dửng dưng hoàn toàn và ngay cả tàn nhẫn đối với những người bị xâm phạm ». Những lời của Jean-Marc Sauvé đặc biệt như quất vào người.
Trong báo cáo, ba giai đoạn được phân biệt. Từ 1950 đến 1970, Giáo hội muốn « bảo vệ mình khỏi tai tiếng », che giấu các nạn nhân và cố gắng « cứu » kẻ xâm phạm. Rồi thái độ tiến triển với việc « quan tâm đến cuộc sống của các nạn nhân », tuy nhiên, điều này không có nghĩa là « công nhận ». Sau cùng, từ năm 2010, Giáo hội chấp nhận tố cáo trước công lý và từ bỏ sự cách cư xử « thuần túy nội bộ ». Bất chấp sự tiến triển này, Ủy ban Sauvé nhận định, « những câu trả lời của Giáo hội nói chung là không đủ, thường muộn màn, và được đưa ra để phản ứng với các sự kiện hay được áp dụng kém ».
Vả lại, nó cũng ghi nhận rằng nếu bạo lực tính dục đã giảm từ năm 1970, thì chúng đình trệ từ năm 1990. Vì thế, theo Ủy ban Sauvé, đó không phải là những sự kiện chỉ thuộc về quá khứ.
+ Một yêu cầu công nhận thực sự về trách nhiệm của thể chế
« Thái độ không công nhận hay chối bỏ thực tại, đặc điểm của Giáo hội trong thời gian được nghiên cứu, [đã là một] sự trốn tránh khỏi việc xử lý thông tin đích thực », các tác giả của báo cáo tố giác. Đối mặt với điều đó, cần phải có một « tiến trình chân lý và sửa chữa từ phía Giáo hội » với việc « nhìn nhận trách nhiệm ». Do đó, Ủy ban yêu cầu một « sự hạ mình không giả vờ » bằng một « sự khiêm tốn công nhận ở tầm mức người (…) lỗi lầm cần được sửa chữa ».
Đối với Ủy ban Sauvé, điều đó đặc biệt ngang qua một sự bồi thường tài chính, « mà không thể thuần túy khoán » – ngược với các kế hoạch hiện nay của Hội đồng Giám mục Pháp. Cũng thế, nó cũng đòi hỏi rằng việc đền bù này nên được tài trợ « mà không cần kêu gọi sự đóng góp của các tín hữu, vì sẽ là không phù hợp với tiến trình công nhận một trách nhiệm của Giáo hội với tư cách là thể chế ».
+ Một danh sách các khuyến nghị
Trong báo cáo của mình, Ủy ban Sauvé đưa ra không ít hơn 45 khuyến nghị. Những khuyến nghị này đi từ việc kiểm tra tiền án của mọi người, đến việc lập một bản đồ những rủi ro, để xác định « những hình thức sa đọa » của đặc sủng, bằng cách ngang qua các lời khuyên về việc dạy giáo lý và củng cố các cơ chế bảo vệ hiện có.
Không đặt nghi vấn, nhưng Ủy ban Sauvé chất vấn về sự độc thân linh mục, kêu gọi hành động để nó không mang lại cho linh mục một « địa vị anh hùng hay thống trị ». Nó cũng yêu cầu suy nghĩ về « sự tập trung » trong tay Giám mục những quyền lực khác nhau cũng như « sự nâng cấp rộng lớn về giáo luật » hình sự.
Bí mật tòa giải tội chắc chắn sẽ là một điểm va chạm với Giáo hội, Ủy ban kêu gọi ban bố « các chỉ thị cụ thể » để linh mục giải tội không thể « cho phép mình vi phạm » nghĩa vụ hình sự tố cáo các sự kiện ấu dâm. Một nghĩa vụ, đối với Ủy ban, phù hợp « với nghĩa vụ của luật tự nhiên của Thiên Chúa bảo vệ sự sống và nhân phẩm ».
——-
Tuy nhiên, Ủy ban này đã không hiểu rằng một khi cho phép linh mục phá vỡ bí mật tòa giải tội, thì cũng có nghĩa rằng chẳng ai muốn và cần phải đi xưng tội cả. Vả lại, điều này chạm đến một trong những nền tảng sống còn của Giáo hội, vì thế, đừng bao giờ mong chờ Giáo hội đáp ứng điều đó.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Xem video công bố và trao báo cáo Sauvé ở đây:
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG