CÁC TẬT XẤU VÀ CÁC ĐỨC HẠNH Ở TRƯỜNG HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỨC KHÔN NGOAN VÀ SỰ NGU NGỐC
Trong cuốn sách trao đổi được thực hiện với linh mục Marco Pozza, tuyên úy nhà tù Pađua, Ý (Pape François, Vices et vertus. Entretiens avec Marco Pozza, Edb, juin 2021), Đức Phanxicô trở lại với bảy đức hạnh dẫn đến ơn cứu độ và bảy tật xấu tương ứng với bảy đức hạnh và đưa tới sự hư vong. Đức Thánh Cha giải thích : « Có những người đầy đức hạnh, có những người lắm tật xấu, nhưng đa số trong chúng ta là trộn lẫn đức hạnh và tật xấu ». « Một số người được ban cho một đức hạnh, nhưng có một điểm yếu. Bởi vì tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương ». Hôm nay, chúng ta dừng lại ở đức khôn ngoan và sự ngu ngốc.
Thuật ngữ “prudence” (khôn ngoan, thận trọng) thường được sử dụng bất cứ lúc nào: “Hãy thận trọng trên đường đi”, “Hãy thận trọng trong lời nói của bạn”, “Hãy khôn ngoan trong các chọn lựa của bạn”… Cách chính xác nó có nghĩa là gì? Sự khôn ngoan (thận trọng) là một đức tính để phục vụ các đức tính bản lề khác (công bằng, tiết độ, dũng cảm). Nó không chọn lựa mục đích của các hành động của chúng ta nhưng là phương tiện đạt tới mục đích. Nó lượng giá hoàn cảnh và tiếp đến thúc đẩy chúng ta chọn lựa đường lối hành xử tốt nhất để đạt tới các mục đích của chúng ta. Như thế, đức khôn ngoan khuôn đúc nên các đức tính luân lý khác. Nó mang lại cho người công bằng hành động cách công bằng, cho người dũng cảm hành động cách can đảm, cho người tiết độ vẫn làm chủ bản thân.
“Đức khôn ngoan là một nhân đức quan trọng đối với người cai trị”, Đức Phanxicô nhấn mạnh trong sách của ngài. “Những người đam mê, và chúng ta cần có thể nói: “Bạn hãy dừng lại, và hãy suy nghĩ.” Thật không dễ dàng để khôn ngoan. Điều đó đòi hỏi suy nghĩ nhiều, cầu nguyện nhiều, nhưng, nhất là, đồng cảm nhiều. Đức Thánh Cha minh họa: ví dụ, “người vô trùng, tức là người không bao giờ bị nhơ bẩn, người rửa bằng chất khử trùng – không phải là người khôn ngoan thực sự”. Đức khôn ngoan đi đôi với sự cảm thông, đồng cảm đối với các hoàn cảnh, những con người, thế giới, các vấn đề. Sự cảm thông có nghĩa là “đau khổ với”. “Nếu bạn không thể đau khổ với người ta, thì bạn không có bất kỳ sự cảm thông nào và bạn sẽ không bao giờ khôn ngoan”. “Thật khó hiểu, nhưng đức khôn ngoan không chỉ là một nhân đức tính toán, ủng hộ hay chống đối, nhưng cũng là đức tính của tâm hồn”.
Tật xấu tương ứng với đức khôn ngoan là sự ngu ngốc. Nó có nghĩa là “không muốn hay không thể lắng nghe Lời Chúa: kẻ ngu ngốc không để cho Lời Chúa đi vào (tâm hồn), nó không hiểu Lời Chúa, nó hiểu sai Lời Chúa”. “Chính Lời Chúa giải thoát chúng ta, và tật điếc này không còn chỗ cho tình yêu và tự do: sự ngu ngốc làm cho trở nên nô lệ của dối trá, nô lệ các thụ tạo thay vì bước theo Đấng Tạo Hóa.”
Tý Linh
(theo aleteia.org)
Tags: Giáo-dục, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BẢY CÁCH ĐỂ NÂNG ĐỠ ĐỨC PHANXICÔ ĐANG LÂM BỆNH
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA