CÁC TẬT XẤU VÀ CÁC ĐỨC HẠNH Ở TRƯỜNG HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ : ĐỨC TIN VÀ SỰ BẤT TÍN

Written by xbvn on Tháng Tám 21st, 2021. Posted in Giáo lý, Luân lý, Nhân bản, Thế Giới, Tý Linh

Trong cuốn sách trao đổi được thực hiện với linh mục Marco Pozza, tuyên úy nhà tù Pađua, Ý (Pape François, Vices et vertus. Entretiens avec Marco Pozza, Edb, juin 2021), Đức Phanxicô trở lại với bảy đức hạnh dẫn đến ơn cứu độ và bảy tật xấu tương ứng với bảy đức hạnh và đưa tới sự hư vong. Đức Thánh Cha giải thích : « Có những người đầy đức hạnh, có những người lắm tật xấu, nhưng đa số trong chúng ta là trộn lẫn đức hạnh và tật xấu ». « Một số người được ban cho một đức hạnh, nhưng có một điểm yếu. Bởi vì tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương ». Hôm nay, chúng ta dừng lại ở nhân đức đức tin và tật xấu bất tín.

Đức tin, nhân đức đầu tiên trong ba nhân đức đối thần, đối với một Kitô hữu, dường như là nhân đức rõ ràng nhất. Đó là nhân đức đối thần « qua đó người tín hữu tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì mà Ngài đã nói và đã mạc khải, và Hội Thánh đề nghị tin, bởi vì Ngài là chính chân lý », chúng ta đọc thấy như thế trong Sách Giáo Lý Giáo hội Công Giáo, số 1814. Nhưng đức tin thường bị nghi ngờ ! Đức Phanxicô nêu rõ trong sách « Các tật xấu và các đức hạnh » của ngài : « Đó là bởi vì chúng ta là những con người và đức tin là một món quà to lớn đến nỗi, khi chúng ta lãnh nhận món quà này, chúng ta không thể tin được. Liệu có thể được không ? Ma quỷ làm cho chúng ta nghi ngờ, rồi cuộc sống, rồi các bi kịch (cũng làm cho chúng ta nghi ngờ) : tại sao Thiên Chúa cho phép điều đó (xảy ra) ? »

Chúng ta hãy yên tâm. Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Nghĩ rằng chúng ta bị Thiên Chúa bỏ rơi là một kinh nghiệm đức tin mà nhiều vị thánh đã trải qua, cũng như nhiều người hôm nay, cảm thấy mình bị Thiên Chúa bỏ rơi, nhưng không đánh mất đức tin ». Đối với ngài, một Kitô hữu chưa bao giờ trải qua tình trạng tinh thần này là đang thiếu điều gì đó, bởi vì điều đó muốn nói rằng họ bằng lòng với những gì họ đang sống. Khủng hoảng đức tin không phải là thiếu đức tin. Trái lại, nó cho thấy nhu cầu và ước muốn đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa ngày càng sâu xa hơn. Sự bất tín, tật xấu đi đôi với đức tin, « đó là gắn bó với những mê tín dị đoan, với những con đường cứu rỗi khác với những con đường của Thiên Chúa, mà thay thế Thiên Chúa ». « Tuy nhiên, nhiều Kitô hữu, đã lãnh nhận hồng ân đức tin, lại bị cám dỗ tìm kiếm những ngẫu tượng bổ sung », Đức Thánh Cha Phanxicô lấy làm tiếc. « Họ là Kitô hữu, tin vào Chúa Giêsu-Kitô, đọc Kinh Tin Kính ; thế nhưng, họ cần một thứ lối thoát ». « Sự bất tín hệ tại ở chỗ nói với Thiên Chúa : « Vâng, con tin vào Chúa, nhưng để đề phòng, con giữ cho mình một cánh cửa mở khác. » », Đức Thánh Cha cảnh giác.

Đức tin, đó là sự sống, đó là sống tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã biến đổi cuộc sống chúng ta

Làm thế nào thực hành nhân đức đức tin ? Đức Thánh Cha nêu rõ : « Khi đức tin thuần túy tập trung vào các công thức giáo thuyết, nó có nguy cơ chỉ nói với cái đầu, mà không chạm đến trái tim. Và khi nó chỉ tập trung vào hành động, thì nó có nguy cơ trở thành chủ nghĩa luân lý và giảm thiểu thành khía cạnh xã hội ». « Trái lại, đức tin, đó là sự sống, đó là sống tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã biến đổi cuộc sống chúng ta. » Thực hành nhân đức này, đó là khước từ trở nên giáo thuyết hay duy hoạt động nhưng, đơn giản, « theo đuổi công trình của Thiên Chúa theo cách thức của Thiên Chúa, trong sự gần gũi : gắn bó với Ngài, trong sự hiệp thông với nhau, gần gũi anh chị em của chúng ta ».

Tý Linh

(theo aleteia.org)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30