ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI

Mật nghị đã bầu Hồng y Robert Francis Prevost làm Giáo hoàng thứ 267. Chào đón 100.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng muốn “cảm ơn tất cả các anh em Hồng y đã chọn ngài làm Người kế vị Thánh Phêrô” và “để bước đi cùng ngài với tư cách là một Giáo hội hiệp nhất trên hành trình tìm kiếm công lý”. Ngài nghĩ đến Đức Giáo hoàng Phanxicô và gửi lời chào bằng tiếng Tây Ban Nha tới giáo phận Chiclayo của Peru, nơi ngài đang truyền giáo.
HABEMUS PAPAM
ĐHY Robert Prevost, người Mỹ, 70 tuổi, nguyên tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã được bầu chọn trở thành Giáo hoàng thứ 267, kế vị thánh Phêrô, lấy tông hiệu là Lêô XIV. Thông điệp đầu tiên ngài đưa ra cho Giáo hội và thê giới là Hòa Bình: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em. Ngài kêu gọi xây dựng những chiếc cầu, tình huynh đệ, đối thoại…Đức Lêo XIII là vị Giáo hoàng đầu tiên cho ra đời thông điệp xã hội Rerum Novarum (Tân Sự, 1891), đánh dấu việc Giáo hội chính thức can thiệp vào những vấn đề xã hội.
GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU

“Extra omnes!”, “Xin mọi người ra ngoài!“, cụm từ tiếng Latinh nổi tiếng do Đức cha Diego Ravelli, Trưởng ban nghi lễ phụng vụ Giáo hoàng, công bố, vang lên tại Nhà nguyện Sistine vào chiều thứ Tư này, khoảng 5g45 chiều. Với nghi lễ có từ nhiều thế kỷ này, Giáo hội hiện đã đi vào im lặng để cho phép 133 Hồng y cử tri bỏ phiếu, với gánh nặng bầu ra người kế nhiệm Thánh Phêrô. Khi những cánh cửa nặng nề đóng lại, một ranh giới nghiêm ngặt đã được thiết lập giữa thế giới bên ngoài và các Hồng y của Hồng y đoàn.
KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE

Sau khi vào Nhà nguyện Sistine vào thứ Tư, ngày 7 tháng 5, các Hồng y đã tiến hành vòng bỏ phiếu đầu tiên để bầu ra Người kế vị Thánh Phêrô. Các ngài công bố kết quả của cuộc bỏ phiếu đầu tiên này bằng một làn khói đen: không có vị Hồng y nào nhận được 89 phiếu cần thiết để lên ngai Phêrô.
THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »

Để mở đầu cho mật nghị, Thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu chọn Giáo hoàng đã được ĐHY niên trưởng Giovanni Battista Re chủ tế vào thứ Tư ngày 7/5 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và có sự đồng tế của 133 Hồng y cử tri. Nhắc lại trong bài giảng rằng mỗi Giáo hoàng đều tiếp tục hiện thân Thánh Phêrô và sứ mạng của ngài, ĐHY nhấn mạnh rằng việc bầu chọn Giáo hoàng mới không chỉ đơn giản là một sự kế nhiệm những con người, “nhưng đó luôn luôn là Thánh Phêrô Tông đồ quay trở lại”.
MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?

Từ việc bỏ phiếu của các Hồng y cử tri cho đến việc đốt phiếu trong lò gang có từ năm 1939, dưới đây là cái nhìn về những gì diễn ra bên trong Nhà nguyện Sistine trong cuộc bầu cử giáo hoàng.
“EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”

Các Hồng y tiến vào Nhà nguyện Sistine, thời gian chờ đợi, thời gian mầu nhiệm để phân định người tôi tớ của các tôi tớ Chúa.
PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI

Một ngày trước khi bắt đầu Mật nghị, phiên họp chung của các Hồng y lần thứ mười hai và cũng là lần cuối cùng tập trung vào nhiều phẩm chất quan trọng đối với một Giáo hoàng tương lai, bao gồm là người mục tử, người bắc nhịp cầu và người thúc đẩy cải cách.
CÁC HỒNG Y TIẾP TỤC SUY NGHĨ VÀ PHÁC HỌA HÌNH ẢNH VỀ MỘT « GIÁO HOÀNG MỤC TỬ »

Khoảng 170 Hồng y, bao gồm 132 cử tri, đã tham dự phiên họp chung lần thứ 11, được tổ chức vào thứ Hai, ngày 5/5, từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối Nhiều chủ đề đã được thảo luận, đặc biệt cam kết và trách nhiệm hỗ trợ Đức tân Giáo hoàng, người mà các Hồng y hy vọng sẽ áp dụng quan điểm đối thoại và xây dựng mối quan hệ với các thế giới tôn giáo và văn hóa khác nhau.
ĐỨC GIÁO HOÀNG QUYẾT ĐỊNH TÔNG HIỆU CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Một trong những quyết định đầu tiên mà vị Giáo hoàng tiếp theo phải đưa ra sau mật nghị sẽ là việc chọn tông hiệu của mình. Nhưng truyền thống này bắt nguồn từ đâu và sự lựa chọn được thực hiện như thế nào?
TẤT CẢ 133 HỒNG Y ĐÃ ĐẾN RÔMA KHI CÁC HỒNG Y TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ MƯỜI

Các Hồng y tổ chức phiên họp chung lần thứ mười để chuẩn bị cho mật nghị sắp tới và tiếp tục thảo luận về tình hình Giáo hội và hy vọng của các ngài cho tương lai.
ĐHY MAMBERTI: ĐỨC PHANXICÔ TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG CỦA MÌNH BẰNG TẤT CẢ SỨC MẠNH

Vào chiều Chúa Nhật, ngày 4 tháng Năm, ĐHY Dominique Mamberti đã chủ tế Thánh lễ thứ chín và cũng là cuối cùng của tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, với sự tham gia của Hồng y đoàn. Ngài nhắc lại rằng sứ mạng của Phêrô là tình yêu được thể hiện qua việc phục vụ Giáo hội và toàn thể nhân loại.
CHIẾC XE CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG: MÓN QUÀ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ DÀNH CHO GAZA

Đức Giáo hoàng Phanxicô yêu cầu biến xe của mình thành phòng khám sức khỏe cho trẻ em ở Gaza. Nó cũng chứa đựng thông điệp hòa bình.
“TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”

Mật nghị Hồng y thu hút sự chú ý của nhiều người vượt xa biên giới của Giáo hội. Olivier Mathonat cho biết, sự kiện phi thường này thường bị giản lược thành một cuộc bầu cử chính trị tầm thường, nhưng thực tế của nó nằm đâu đó giữa chính trị và sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI

Trong Thánh lễ thứ tám của tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô hôm 3/5/2025, ĐHY Artime mời gọi biến đổi lòng nhiệt thành của các tông đồ, những người đã được Chúa Giêsu phục sinh hiện ra, thành một “chương trình sống”. “Sự kinh ngạc” của các ngài, trái ngược với “sự bối rối” và “sự nản lòng”, trở thành tấm gương cho những người ngày nay “có nhu cầu lớn muốn gặp Chúa”.
ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN

Khi mật nghị diễn ra vào ngày 7 tháng Năm, Aleteia cung cấp thông tin về một trong những Hồng y cử tri có tiếng nói đáng được quan tâm. ĐHY Pietro Parolin, 70 tuổi, là Quốc vụ khanh Tòa Thánh từ năm 2013 và là một trong những nhà ngoại giao xuất sắc nhất của Vatican. Là người kiến tạo chủ nghĩa đa phương, quen thuộc với các cơ quan hành chính của Vatican, ngài thể hiện tính liên tục ôn hòa với triều đại của Đức Phanxicô. Mặc dù chưa bao giờ điều hành một giáo phận, vị giáo sĩ người Ý này có tố chất của một nhà đàm phán, có kinh nghiệm trong việc cân bằng cán cân ở Rôma, có thể trấn an một Giáo triều bị lay động sau mười năm cải cách.
PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY

177 vị Hồng y có mặt tại Rôma đã tổ chức phiên họp chung lần 9 tại Vatican vào sáng thứ Bảy 3/5, và thảo luận về nhu cầu hy vọng của Giáo hội trong suốt Năm Thánh đang diễn ra.
ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG

Hôm thứ Sáu 2/5/2025, ĐHY Claudio Gugerotti đã chủ tế Thánh lễ thứ trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, với sự tham dự của các Giáo hội Đông phương. Trong bài giảng của mình, ngài đã nhắc lại tính đặc thù của phụng vụ Byzantine, nhấn mạnh “nghịch lý đáng kinh ngạc của sự kiện Kitô giáo: một mặt là sự khốn khổ của con người tội lỗi chúng ta, mặt khác là lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa”.
PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 8 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ SỨ MẠNG

Loan báo Tin Mừng, tình huynh đệ, tính hiệp hành và sự hiệp nhất là một số chủ đề được thảo luận tại phiên họp chung lần 8 tại Vatican sáng 2/5/2025.
KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”

Gia đình Vinh Sơn đã kết thúc lễ kỷ niệm 400 năm ngày thành lập dòng Lazaristes tại Paris bằng thánh lễ trọng thể vào thứ Năm, ngày 1 tháng Năm. Dòng Thánh Vinh Sơn Phaolô, được thành lập vào năm 1625, vẫn giữ nguyên mục tiêu ban đầu: loan báo Tin Mừng cho người nghèo và đào tạo linh mục.