LAURENT LANDETE: THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS LÀ “MỘT LIỆU PHÁP CHỐNG LẠI MỌI ĐAU KHỔ, MỌI THIẾU SÓT TRONG TÌNH YÊU”
Đối với Laurent Landete, thành viên của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, Tổng Giám đốc của trường Collège des Bernardins và nguyên là nhà điều hành cộng đồng Emmanuel, thông điệp mới của Đức Phanxicô, Dilexit nos, đề xuất linh đạo Thánh Tâm Chúa Giêsu như một phương thuốc chữa trị những căn bệnh của thời đại chúng ta.
“DILEXIT NOS”: MỘT CUNG GIỌNG MỚI
Hôm 25/10/2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Thông điệp thứ 4 của ngài, “Dilexit nos”. Ở đó, ngài khai triển một suy tư về trái tim của Chúa Giêsu, một phương thuốc cho những tệ nạn của thời hiện đại và một lời hứa về hạnh phúc.
“DILEXIT NOS”: TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ QUAN TÂM ĐẾN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
Trong thông điệp dành riêng cho việc sùng kính Thánh Tâm, được công bố vào thứ Năm ngày 24 tháng 10 năm 2024, Đức Phanxicô lấy lại những lời phê bình của Đức Piô XI và Đức Piô XII đối với tư tưởng đương đại, duy vật và duy lý. Thông điệp này cũng là cơ hội để phê bình một số “sai lệch” trong tư tưởng Công giáo.
MỘT TRÁI TIM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
Thông điệp “Dilexit nos” của Đức Thánh Cha Phanxicô giúp chúng ta hiểu cách thức Chúa Kitô yêu thương chúng ta.
“DILEXIT NOS”, THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
“Dilexit nos” (“Người đã yêu thương chúng ta”), thông điệp thứ tư của Đức Phanxicô, vạch lại truyền thống và tính thời sự của tư tưởng “về tình yêu nhân linh và thần linh của trái tim Chúa Giêsu Kitô”, mời gọi đổi mới lòng sùng kính đích thực để không quên sự dịu dàng của đức tin, niềm vui của việc phục vụ và lòng nhiệt thành của sứ mạng: bởi vì trái tim của Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta yêu thương và sai chúng ta đến với anh em của chúng ta.
CHA GUSTAVO GUTIÉRREZ, “CHA ĐẺ” CỦA NỀN THẦN HỌC GIẢI PHÓNG, QUA ĐỜI
Cha Gustavo Gutiérrez , thần học gia người Peru, người khởi xướng phong trào thần học giải phóng, vốn khơi dậy những hy vọng và tranh cãi lớn lao trong Giáo hội Công giáo, đã qua đời hôm thứ Ba ngày 22 tháng Mười, thọ 96 tuổi.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG BẮT ĐẦU GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG
Thứ Tư 23/10, cuộc họp báo thường lệ tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh tập trung vào những ngày làm việc cuối cùng của Thượng hội đồng. Hơn một nghìn “phương thức” đã được thu thập cho văn bản dự thảo cuối cùng. ĐHY Prevost nhấn mạnh đến các giám mục trong bài tham luận của ngài: khi “chúng ta nói về thẩm quyền của các ngài, về cơ bản chúng ta đang nói về sự phục vụ”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 10. « CHÚA THÁNH THẦN, HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ BÍ TÍCH HÔN NHÂN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, tôi muốn tập trung vào chỗ đứng của Chúa Thánh Thần trong bí tích hôn nhân, bắt đầu từ thánh Augustinô. Ngài giải thích rằng tình yêu đòi hỏi một người yêu, một người được yêu và chính tình yêu kết hợp họ. Trong Ba Ngôi, Chúa Cha là Đấng yêu thương, Chúa Con là Đấng được yêu thương, và Chúa Thánh Thần là tình yêu kết hợp các Ngài. Cũng thế, trong hôn nhân, biểu lộ sự hiệp thông tình yêu tự hiến của Ba Ngôi.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN VÀ ĐỐI THOẠI CHO DỰ THẢO TÀI LIỆU CUỐI CÙNG
Thứ Ba, ngày 22/10/2022, trong cuộc họp báo hằng ngày về công việc của Thượng Hội đồng, vai trò của giới trẻ và phụ nữ là trọng tâm của các cuộc tranh luận, và cả tầm quan trọng của việc lắng nghe trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
THỎA THUẬN TẠM THỜI GIỮA TÒA THÁNH VÀ TRUNG QUỐC ĐƯỢC GIA HẠN THÊM 4 NĂM
Liên quan đến thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục, một thông tri từ Văn phòng Báo chí Tòa Thánh nhấn mạnh “sự đồng thuận đã đạt được để vận dụng có hiệu quả”. Vatican nhắc lại ý định duy trì “cuộc đối thoại tôn trọng và mang tính xây dựng với phía Trung Quốc”.
14 CHÂN PHƯỚC SẼ ĐƯỢC ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAN-XI-CÔ PHONG THÁNH LÀ AI?
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô sẽ tuyên phong hiển thánh cho 11 vị tuẫn đạo và 3 đấng sáng lập dòng. Các vị sắp được phong thánh đến từ Syria, Tây Ban Nha, Áo, Italia, và Canada.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM B: PHỤC VỤ LÀ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
Trong thánh lễ phong thánh cho 14 vị thánh mới vào Chúa Nhật, ngày 20/10/2024, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng phục vụ là lối sống của người Kitô hữu, và cần phải học biết phục vụ theo phong cách của Chúa Giêsu. Vì vậy, “mọi cử chỉ lưu tâm và chăm sóc, mọi biểu hiện của sự dịu dàng, mọi công việc của lòng thương xót của chúng ta đều trở thành một sự phản chiếu tình yêu của Thiên Chúa”.
TẠI SAO CHA MATTHIEU JASSERON, NGÔI SAO TIKTOK, THÔNG BÁO “RÚT” KHỎI CHỨC LINH MỤC ?
Trong một video phát sóng Chúa Nhật ngày 20 tháng 10, cha Matthieu Jasseron thông báo ngài sẽ không còn là linh mục nữa. Nếu ngài biện minh cho quyết định của mình bằng cách tố cáo một số hành vi của hàng giáo phẩm của mình, thì những người khác coi đó là kết cục có thể đoán trước đối với cựu linh mục quản xứ Joigny (Yonne).
THƯỢNG HỘI ĐỒNG, CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI TRONG GIÁO HỘI
ĐHY Matteo Zuppi, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, Đức cha Manuel Nin Güell, giám mục tông tòa cho người Công giáo theo nghi thức Byzantine ở Hy Lạp, cha Timothy Radcliffe và Nữ tu Nathalie Becquart, phó thư ký của Ban Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, đã tham gia cuộc họp báo hằng ngày vào thứ Hai 21/10/2024 về tiến độ công việc của Thượng hội đồng. Nội dung của dự thảo Văn kiện cuối cùng đã được trình bày cho các tham dự viên.
ĐHY FERNÁNDEZ MUỐN KÉO DÀI SUY TƯ VỀ CHỨC PHÓ TẾ NỮ
ĐHY Fernández, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã muốn làm sáng tỏ lập trường của Đức Thánh Cha về chức phó tế nữ và mang lại sự làm sáng tỏ về Nhóm 5, được thành lập vào cuối khóa họp đầu tiên của Thượng Hội đồng về tính hiệp hành và được dành cho vấn đề này.
DILEXIT NOS, THÔNG ĐIỆP THỨ TƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO NGÀY 24 THÁNG MƯỜI
Thứ Năm ngày 24/10/2024, tài liệu của Đức Thánh Cha về việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ được công bố. Văn bản cuối cùng này sẽ tập hợp những suy tư của các bản văn huấn quyền trước đây về lòng sùng kính này nhân dịp kỷ niệm 350 năm ngày Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra lần đầu tiên vào năm 1673.
“THẦY ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐEM BÌNH AN, NHƯNG ĐỂ ĐEM GƯƠM GIÁO”: CHÚA GIÊSU CÓ BẠO LỰC KHÔNG?
Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu: “Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo”. Xét từ bối cảnh của nó, câu này có vẻ mâu thuẫn với hình ảnh bất bạo động của Chúa Kitô. Chúa Giêsu không đến để rao giảng hòa bình sao? Các yếu tố giải thích.
TẠI SAO TÔI TIN VÀO THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Thượng Hội đồng về tương lai của Giáo hội đang trải qua khóa họp thứ hai. Kết quả sẽ là gì? Thành công của nó, ngoài văn bản cuối cùng, nằm ở cách tiếp cận quy tụ các giám mục, giáo dân, nữ và nam từ khắp nơi trên thế giới theo một cách chưa từng có, và đã thành công trong việc chuyển trọng tâm của Giáo hội từ trung tâm lịch sử của mình sang các vùng ngoại vi.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: GIÁO HỘI PHẢI ĐƯỢC PHÂN QUYỀN NHIỀU HƠN
Công việc mới nhất của Thượng Hội đồng, được báo cáo trong cuộc họp báo hằng ngày tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, đã nhấn mạnh lời kêu gọi của Giáo hội về “sự hiệp nhất trong đa dạng”. Ba vị Hồng y có mặt đã gợi lên các vấn đề di cư liên quan đến lãnh thổ của mỗi vị.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI PHÁI ĐOÀN CÁC BỘ TRƯỞNG THAM DỰ HỘI NGHỊ G7 VỀ VIỆC HOÀ NHẬP VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Tiếp kiến các bộ trưởng và các đại biểu tham gia G7 về chủ đề khuyết tật, được tổ chức tại Ý từ ngày 14 đến 16 tháng 10 năm 2024, Đức Phanxicô nhắc lại sự cần thiết phải bao gồm tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là những người khuyết tật hoặc “có khả năng khác”. Đối mặt với “nền văn hóa vứt bỏ”, việc dành một chỗ cho tất cả mọi người “không phải là vấn đề trợ giúp mà là vấn đề công lý và tôn trọng phẩm giá”.