ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI GIỚI TRẺ COI HÔN NHÂN LÀ MỘT ƠN GỌI
Đức Phanxicô đã tiếp kiến mười cặp vợ chồng đặc trách quốc tế của phong trào Équipes Notre-Dame vào thứ Bảy, ngày 4/5/2024, tại Dinh Tông Tòa. Được thành lập vào năm 1938 bởi linh mục người Pháp Henri Caffarel, phong trào Công giáo dấn thân bên cạnh các gia đình ngày nay đang đồng hành với 74.000 cặp vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân của họ trên khắp thế giới. Đức Thánh Cha đã nhân cơ hội này nhắc lại rằng hôn nhân không chỉ tùy thuộc vào ý muốn của hai người mà còn tùy thuộc vào sự hiện diện của Chúa Kitô giữa hai vợ chồng.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIỚI TRẺ VENISE: RA KHỎI THẾ GIỚI ẢO ĐỂ CÁCH MẠNG HÓA THẾ GIỚI THỰC
Đối với Thiên Chúa, không ai là “hồ sơ kỹ thuật số”, chúng ta là “con cái của thiên đường”, Đức Thánh Cha tuyên bố trước 1.500 giới trẻ Venise tụ tập vào Chúa Nhật ngày 28 tháng 4 năm 2024 trước Vương cung thánh đường Cứu Độ. Ngài mời gọi “chỗi dậy và ra đi” và trở thành “quà tặng”, thoát khỏi điện thoại và mạng xã hội để trở thành người tạo ra sự mới mẻ và vẻ đẹp nhằm cách mạng hóa thế giới bằng cách biến nó thành một không gian nơi mọi người đều có vị trí của mình.
ĐỨC PHANXICÔ Ở VENISE: NHÀ TÙ PHẢI LÀ NƠI TÁI SINH
Một dấu hiệu mới cho thấy sự quan tâm của ngài đến những người ở bên lề xã hội. Hôm 28/4/2024, Đức Phanxicô đã đến thăm những phụ nữ bị giam giữ trên đảo Giudecca, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tới đầm phá nước Ý. Ngài khuyến khích họ nhìn về chân trời với niềm hy vọng. “Điều cơ bản là nhà tù cung cấp cho tù nhân không gian để phát triển (…), bước khởi đầu của sự tái hòa nhập lành mạnh”, Đức Phanxicô nhận xét và cầu xin “chúng ta đừng cô lập phẩm giá của con người”.
TẠI VENISE, ĐỨC PHANXICÔ ĐỀ XƯỚNG MỘT NGHỆ THUẬT NHẰM PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO NHẤT
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm cuộc Triển lãm hai năm một lần Nghệ thuật Đương đại Venise vào Chúa Nhật ngày 28 tháng Tư, nơi ngài sẽ đến thăm gian hàng của Tòa thánh, được lắp đặt trong một nhà tù dành cho phụ nữ ở Thành phố Doges. Một cách để ngài nhắc nhở chúng ta rằng đối với ngài, nghệ sĩ hình thành nên “lương tâm phê phán của xã hội”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 17. LỜI CẦU NGUYỆN CHÚC LÀNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Hôm nay, chúng ta tập trung sự chú ý vào lời chúc lành là một chiều kích thiết yếu của việc cầu nguyện. Trong những trang mở đầu Thánh Kinh, Thiên Chúa không ngừng chúc lành cho sự sống. Lời chúc lành có một sức mạnh đặc biệt đồng hành suốt cuộc đời của những ai nhận được nó và nó giúp tâm hồn con người sẵn sàng để cho Thiên Chúa biến đổi.
ĐỨC PHANXICÔ: “MỘT NỀN HÒA BÌNH ĐƯỢC ĐÀM PHÁN TỐT HƠN LÀ MỘT CUỘC CHIẾN BẤT TẬN”
Trong cuộc phỏng vấn dành cho kênh CBS của Mỹ, Đức Phanxicô kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Ucraina, Gaza và trên toàn thế giới. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng trong Giáo hội, luôn có chỗ cho mọi người: “Nếu một linh mục có vẻ không đón tiếp, hãy tìm nơi khác, luôn có một chỗ, đừng chạy trốn khỏi Giáo hội, Giáo hội rất rộng lớn”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 16. ĐỜI SỐNG ÂN SỦNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, tiếp tục các bài giáo lý về các nhân đức, giờ đây chúng ta chuyển từ các nhân đức bản lề sang các nhân đức đối thần. Như chúng ta đã thấy, những nhân đức bản lề là những yếu tố thiết yếu cho một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, sự sống tròn đầy trong Chúa Kitô mà chúng ta được kêu gọi – mục đích cuối cùng của chúng ta – chỉ có thể thực hiện được nhờ các nhân đức tin, cậy và mến được Thiên Chúa ban cho chúng ta.
NGÀY TRÁI ĐẤT: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRÁCH NHIỆM
Nhân dịp Ngày Trái Đất 2024, được tổ chức vào ngày 22 tháng Tư, Đức Phanxicô nhắc nhở mọi người về nghĩa vụ của chúng ta là bảo vệ hành tinh và gìn giữ hòa bình.
NĂM 2023, KỶ LỤC MỚI VỀ CHI TIÊU QUÂN SỰ TOÀN CẦU
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu vũ khí toàn cầu tăng 6,8% so với năm 2022, đạt 2,443 tỷ USD. Trong bối cảnh chiến tranh và căng thẳng leo thang, sự gia tăng này được quan sát thấy ở tất cả các châu lục lần đầu tiên kể từ năm 2009.
TOÀN VĂN TUYÊN NGÔN “DIGNITAS INFINITA” – VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 15. NHÂN ĐỨC TIẾT ĐỘ
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, hôm nay bài giáo lý của chúng ta bàn về nhân đức bản lề cuối cùng là đức tiết độ. Đó là khả năng kiềm chế bản thân, là nghệ thuật không để mình bị lấn át bởi những đam mê nổi loạn và sắp đặt trật tự trong trái tim mình. Đó là nhân đức của sự đúng mực.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 4
4. Một số vi phạm nghiêm trọng đối với nhân phẩm
33. Dưới ánh sáng của những suy tư đã được đưa ra cho đến nay về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người, phần cuối cùng của Tuyên ngôn đề cập đến một số vi phạm cụ thể và nghiêm trọng đối với phẩm giá đó.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 3
3. Phẩm giá, nền tảng của các quyền và bổn phận của con người
23. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại, “trong nền văn hóa hiện đại, quy chiếu gần nhất đến nguyên tắc về phẩm giá bất khả tước bỏ của nhân vị là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, được thánh Gioan Phaolô II xác định là một “cột mốc được đặt trên con đường đường dài và khó khăn của loài người” và là “một trong những biểu hiện cao nhất của lương tâm con người””.[38] Để chống lại những mưu toan nhằm thay đổi hoặc xóa bỏ ý nghĩa sâu xa của Tuyên ngôn này, điều thích hợp là nhắc lại một số nguyên tắc thiết yếu luôn phải được tôn trọng.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: PHẦN 1 và 2
1. Một nhận thức dần dần về đặc tính trung tâm của phẩm giá con người
10. Ngay từ thời Cổ đại [18], người ta đã tìm thấy một nhận thức đầu tiên về phẩm giá con người, vốn nằm trong viễn cảnh xã hội: mỗi con người được ban cho một phẩm giá đặc biệt, tùy theo hạng bậc của mình và trong một trật tự nào đó.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: DẪN NHẬP
Dẫn nhập
1. (Dignitas infinita) Một phẩm giá vô hạn, được thiết lập một cách bất khả tước bỏ trong chính hữu thể của nó, đều thuộc về mỗi nhân vị, trong mọi hoàn cảnh và trong bất kỳ trạng thái hay tình huống nào của họ. Nguyên tắc này, hoàn toàn có thể được thừa nhận ngay cả chỉ bằng lý trí, sẽ thiết lập tính tối thượng của nhân vị và việc bảo vệ các quyền của họ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TẬT XẤU VÀ NHÂN ĐỨC – BÀI 14. NHÂN ĐỨC CAN ĐẢM
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Anh chị em thân mến, nhân đức can đảm mà chúng ta gợi lên hôm nay quả thực là nhân đức mà, trong những lúc khó khăn, đảm bảo cho chúng ta kiên trì và quyết tâm trong việc tìm kiếm sự thiện. Nó giúp chúng ta chống lại những cám dỗ và vượt qua những trở ngại, nỗi sợ hãi, những sự bắt bớ. Nó cũng cho phép chúng ta giáo dục những đam mê của mình và do đó tỏ ra như là nhân đức chiến đấu nhất trong các nhân đức.
CHA ALAIN THOMASSET: “PHẨM GIÁ KHÔNG GẮN LIỀN VỚI VẺ BỀ NGOÀI NHƯNG ĐƯỢC BAN TẶNG CÙNG VỚI SỰ SỐNG”
Cha Alain Thomasset, s.j., giáo sư thần học luân lý tại Khoa Loyola Paris, cho rằng Tuyên ngôn về phẩm giá con người được Vatican công bố vào thứ Hai ngày 8/4/2024, trong khi lấy lại giáo huấn học thuyết của Giáo hội, đã mang lại những khác biệt hữu ích giữa nhiều ý nghĩa về phẩm giá vốn đang gây nhầm lẫn ngày nay.
ĐHY FERNÁNDEZ COI VIỆC TRA TẤN HOẶC GIẾT NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
ĐHY Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin đã giới thiệu Tuyên ngôn “Dignitas infinita” tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh; một tài liệu “nền tảng” để nhắc nhở chúng ta rằng “mỗi người đều có phẩm giá bất tước bỏ của mình”. ĐHY tuyên bố: “Đức Giáo hoàng sẽ không bao giờ nói từ ngai tòa (ex cathedra), ngài sẽ không bao giờ tạo ra một tín điều về đức tin hay một tuyên bố dứt khoát”. Về Fiducia Supplicans, một Tuyên ngôn “được khoảng 7 tỷ tín hữu lượt xem”, ĐHY chỉ ra rằng “Đức Giáo hoàng đã mở rộng khái niệm chúc lành”. Ngài cũng cảnh báo những hồng y, giám mục và linh mục nào coi Đức Phanxicô là dị giáo, đi ngược với truyền thống, đó là đang phản bội lời thề vâng phục Đức Thánh Cha vào ngày phong chức của mình.
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN LIỆT KÊ “NHỮNG VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG” ĐỐI VỚI PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Tuyên ngôn “Dignitas infinita” của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua: từ cuộc chiến chống nghèo đói, từ bạo lực chống lại người di cư đến bạo lực đối với nữ giới; từ phá thai đến mang thai hộ và an tử; từ lý thuyết về giống đến bạo lực kỹ thuật số.
TUYÊN NGÔN DIGNITAS INFINITA VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: GIỚI THIỆU
Giới thiệu
Trong Hội nghị ngày 15 tháng 3 năm 2019, Bộ Giáo lý Đức tin đã quyết định khởi xướng “việc soạn thảo một bản văn nhấn mạnh đến tính chất không thể tránh khỏi của khái niệm phẩm giá của nhân vị trong nhân học Kitô giáo và minh họa tầm quan trọng cũng như những ngụ ý tích cực về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, bằng cách quan tâm đến những phát triển mới nhất của chủ đề này trong phạm vi học thuật và những hiểu biết đôi chiều của nó trong bối cảnh ngày nay”.