NHỮNG BƯỚC ĐI THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV

Sự khởi đầu của Đức tân Giáo hoàng có nhiều hứa hẹn và hiệu quả hơn vẻ bề ngoài. Jean Duchesne, nhà văn tiểu luận, phân tích rằng bằng cách tập trung thông điệp của mình vào hòa bình và tầm quan trọng của mối quan hệ với Chúa Kitô, Đức Lêô XIV rao giảng một quy Kitô luận, trong đó Con Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất.
LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG

“Ước mong chúng ta hãy cùng nhau đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng và trở thành những người gieo rắc hòa bình lâu dài trong suốt lịch sử.” Đây là hy vọng mà ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh bày tỏ trong buổi tiếp đón được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc nhân dịp bầu Giáo hoàng. Vatican cam kết thúc đẩy hòa bình và công lý trong một thế giới “đầy rẫy chia rẽ, xung đột và các vấn đề cấp bách toàn cầu”.
BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”

Sự khởi đầu triều đại giáo hoàng của Đức Lêô XIV là cơ hội để tái khám phá “Rerum Novarum”, thông điệp do Đức Lêô XIII công bố năm 1891, một bản văn nền tảng của học thuyết xã hội của Giáo hội, và xem xét ảnh hưởng tiềm tàng của nó trong thời đại kỹ thuật số.
ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU

Cùng nhìn lại những lời trong bài giảng của Đức Giám mục Rôma khi ngài bắt đầu sứ vụ Phêrô để phục vụ anh chị em mình.
ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI

Đức Lêô XIV đã tiếp kiến các thành viên của Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontefice vào sáng thứ Bảy ngày 17/5, sau khi kết thúc phiên họp chung của họ. Cơ hội cho Người kế nhiệm Thánh Phêrô trình bày học thuyết xã hội của Giáo hội như là “một công cụ hòa bình và đối thoại để xây dựng những cây cầu của tình huynh đệ phổ quát” và kêu gọi lên tiếng cho người nghèo.
ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU

Tại hội nghị của Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontifice vào thứ Sáu, 16/5, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhấn mạnh vai trò quan trọng của Học thuyết xã hội của Giáo hội trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng về quản trị và phân cực toàn cầu ngày nay.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI

Tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh tại Hội trường Clementine vào thứ Sáu ngày 16/5/2025, Đức Lêo XIV đã chia sẻ tầm nhìn của mình về nền ngoại giao của Tòa Thánh và đưa ra những đường hướng dựa trên ba từ khóa: hòa bình, công lý và chân lý.
ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”

Emilce Cuda, thư ký Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, do Hồng y Robert Prévost làm chủ tịch trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, suy ngẫm về tác động của cuộc bầu cử Đức tân Giáo hoàng tại khu vực này. Bà đảm bảo rằng Đức Lêô XIV, giống như những người tiền nhiệm của mình, sẽ là người chăn chiên tận tụy của dân Chúa.
GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN

Tiếp kiến Dòng Sư Huynh Trường Kitô, vào ngày 15/5/2025, nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành lập, Đức Lêô XIV đã khuyến khích gia đình La San trong sứ mạng giáo dục của mình. Ngài mong muốn rằng các sinh viên sẽ cống hiến hết mình, theo kế hoạch của Thiên Chúa, trong một thời đại đầy sự cô lập về mặt cảm xúc, chủ nghĩa tương đối và lối sống không thấm nhuần đủ sự lắng nghe, suy ngẫm và đối thoại.
NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU

Giữa Chicago, quê hương của ngài, và Rôma, nơi ngài gia nhập vào năm 2023 để lãnh đạo Bộ Giám mục, Đức Lêô XIV đã thực hiện một phần lớn sứ vụ của mình ở Peru, với tư cách là một nhà truyền giáo, sau đó là Giám mục của Chiclayo, một giáo phận mà ngài đã chào mừng một cách trìu mến ngay từ bài phát biểu đầu tiên của mình vào buổi tối ngày được bầu lên ngai tòa Phêrô vào thứ năm, ngày 8/5/2025. Cùng nhìn lại những năm tháng ở Peru của ngài với cha Hubert Boulangé Allègre, một linh mục của Fidei Donum ở Peru từ hơn ba mươi năm qua.
PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA

Nhân dịp lễ Phật đản Vesak vào thứ Hai 12/5, kỷ niệm những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật, Bộ Đối thoại Liên tôn đã nhấn mạnh, trong một sứ điệp, cam kết dấn thân chung nhằm thúc đẩy “những hành động cụ thể vì hòa bình, công lý và phẩm giá cho tất cả mọi người”. “Trong thời đại của chúng ta đầy chia rẽ, xung đột và đau khổ, chúng ta nhận ra nhu cầu cấp thiết về một cuộc đối thoại giải thoát”.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH

Đức Lêô XIV đã tiếp kiến 3.000 nhà báo và đại diện truyền thông tại Hội trường Phaolô VI ở Vatican vào thứ Hai, ngày 12 tháng Năm. Cơ hội để ngài mời gọi một “nền truyền thông khác”, “được giải trừ vũ khí và giúp giải trừ vũ khí” trong ngôn từ, qua đó “chọn lựa con đường truyền thông hòa bình”. Vì “truyền thông không chỉ là truyền tải thông tin, mà còn là việc tạo ra một nền văn hóa, những môi trường con người và kỹ thuật số vốn trở thành không gian cho đối thoại”.
ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI

Mật nghị đã bầu Hồng y Robert Francis Prevost làm Giáo hoàng thứ 267. Chào đón 100.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng muốn “cảm ơn tất cả các anh em Hồng y đã chọn ngài làm Người kế vị Thánh Phêrô” và “để bước đi cùng ngài với tư cách là một Giáo hội hiệp nhất trên hành trình tìm kiếm công lý”. Ngài nghĩ đến Đức Giáo hoàng Phanxicô và gửi lời chào bằng tiếng Tây Ban Nha tới giáo phận Chiclayo của Peru, nơi ngài đang truyền giáo.
ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI

Vào thứ Năm, ngày 1/5/2025, ĐHY Victor Manuel Fernandez đã cử hành Thánh lễ thứ sáu trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho linh hồn Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Vào ngày lễ Thánh Giuse Lao động, ĐHY đã bảo vệ tầm nhìn xã hội về lao động của Đức Phanxicô. ĐHY nhấn mạnh rằng cuộc đời của Đức cố Giáo hoàng là “một sự khích lệ để chúng ta sống công việc của mình một cách quảng đại”.
ĐỨC CHA CACCIA: TẠI LIÊN HỢP QUỐC, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÃ TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN”

“Ngài đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi”, nhưng trên hết là cuộc đời của toàn thể Giáo hội bằng cách mang đến, với Evangelii Gaudium, “một làn gió trẻ trung và niềm vui cho tinh thần truyền giáo”. Bên cạnh những phân tích cá nhân này, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York đề cập đến sự tôn vinh của Liên hợp quốc dành cho Đức Phanxicô và mối liên kết kết hợp triều đại giáo hoàng với sân khấu đa phương độc đáo này, đó là Cung điện Kính, trụ sở của LHQ.
TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC TƯỞNG NHỚ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Trong lễ tưởng niệm đặc biệt tưởng nhớ Đức Phanxicô tại Liên Hợp Quốc ở New York vào thứ Ba, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ca ngợi Đức cố Giáo hoàng vì luôn là “tiếng nói của hòa bình trong một thế giới chiến tranh”, nhắc nhở chúng ta về bổn phận đạo đức của mình, và là một “sứ giả của hy vọng” không ngừng.
“NHỮNG NGƯỜI RỐT HẾT” CỦA TIN MỪNG SẼ LÀ NHỮNG NGƯỜI CUỐI CÙNG CHÀO ĐÓN NGÀI

Đức Giáo hoàng Phanxicô và huấn quyền về người nghèo: Lời nói và cử chỉ.
VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã làm chứng cho khuôn mặt hiền mẫu của một Giáo hội luôn cúi mình trước những người bị tổn thương, đặc biệt là những người bị tổn thương bởi tội lỗi.
LỄ PHỤC SINH 2025: SỨ ĐIỆP URBI ET ORBI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Chúa Kitô đã sống lại, Alleluia!
Anh chị em thân mến, chúc Lễ Phục Sinh vui vẻ!
THỨ NĂM TUẦN THÁNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC TÙ NHÂN Ở RÔMA

Vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/4/2025, Đức Phanxicô đã có một cử chỉ cụ thể đối với những người đang sống đằng sau song sắt, khi đến thăm nhà tù Regina Coeli ở Rôma. Ngài nói : “Tôi đã luôn muốn đến nhà tù để rửa chân cho các bạn. Năm nay tôi không thể, nhưng tôi rất gần gũi với các bạn”. Khoảng 70 tù nhân ở nhiều độ tuổi và quốc tịch khác nhau đã chào đón ngài trong tiếng reo hò và vỗ tay.