TRỞ THÀNH LINH MỤC, ĐÓ LÀ CHỊU ĐAU KHỔ VỚI DÂN CỦA MÌNH
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhà đào tạo và các chủng sinh của giáo tỉnh Valencia. Ngài đã nhắc lại tình liên đới của mình sau khi cơn bão chết người đi qua vào tháng Mười năm ngoái, đồng thời tuyên bố rằng “nỗi đau và tang tóc” cũng có thể mở ra niềm hy vọng cho người dân Tây Ban Nha.
ĐỐI CHIẾU BẢN ĐÀO TẠO LINH MỤC VỚI ĐỜI LINH MỤC CỦA TÔI
Việc Đào tạo linh mục đã được Giáo hội nghĩ tới và qui định từ sau Công Đồng Trentô (1563). Công đồng kêu mời các giám mục lo lập chủng viện để đào tạo linh mục cho giáo phận. Tôi không biết rõ đã có tài liệu nào được soạn thảo chưa, mãi đến năm 1970 mới thấy Bản Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis được Giáo hội phát hành.
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
Đào tạo sự tự do nội tâm thực sự, phát triển một nhân tính quân bình và có khả năng trong các mối tương quan nhân bản, nhấn mạnh đến đặc tính sứ mạng của ơn gọi: đây là ba khía cạnh mà, theo Đức Thánh Cha, các Giám đốc các chủng viện ở Pháp phải lưu ý. Ngài đã tiếp kiến các Giám đốc này vào sáng thứ Bảy 25/1/2025, tại Vatican . Ngài mời gọi họ đừng sợ sự đa dạng trong hồ sơ của các chủng sinh và đừng tìm cách tạo ra những “bản sao”.
HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
Đứng đầu Word on Fire, một tổ chức lớn muốn truyền đạo Công giáo trong một xã hội tục hóa, Đức cha Robert Barron đã công bố vào giữa tháng Giêng mong muốn thành lập một dòng tu dành riêng cho nền tảng loan báo Tin Mừng của mình.
CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
Linh mục thừa sai người Pháp, cha François Ponchaud, thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) đã qua đời vào thứ Sáu ngày 17/1/2025, thọ 86 tuổi. Ngài đã dành phần lớn cuộc đời mình ở Campuchia, chứng kiến lịch sử đầy bi kịch của đất nước này, đặc biệt là trải qua thời kỳ Khmer Đỏ lên nắm quyền.
ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
Đức Thánh Cha đã tiếp đón trường nội trú dành cho các linh mục Argentina đang học ở Roma vào thứ Năm, ngày 16/1/2025, tại Vatican. Trong bài nói chuyện của mình, Đức Phanxicô đã khuyến khích cộng đồng nhỏ gồm 8 linh mục “đối mặt với cuộc chiến cam go của Tin Mừng,” thông qua sự trao hiến bản thân và tình huynh đệ linh mục.
HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
Hội đồng Giám mục Ý đã công bố, vào thứ Sáu ngày 10 tháng Giêng, việc giải thích các chuẩn mực của Rôma liên quan đến việc đào tạo linh mục tương lai. Một trong những điểm liên quan đến việc chấp nhận các ứng viên đồng tính, luôn rất hạn chế. Một sự mở màn rất rụt rè đã được hình dung.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
Ngay trước giờ Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ và chủng sinh có mặt tại Corse vào Chúa Nhật, ngày 15/12/2024, tại nhà thờ chính tòa Ajaccio. Ngài mời gọi mỗi người dành thời gian suy ngẫm về sứ mạng của mình với tư cách là “những người cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa”, để duy trì sự gắn kết nội tâm, điều cần thiết cho việc loan báo Tin Mừng.
ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT
Trong Công nghị phong Hồng y thường lệ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào thứ Bảy, ngày 7/12/2024, 21 tân Hồng y đã tuyên thệ trung thành và lãnh nhận mũ Hồng y sau khi được Đức Thánh Cha mời “bước đi trên con đường của Chúa Giêsu”, bằng đặt Chúa Kitô trở lại trung tâm toàn bộ cuộc sống và sứ mạng của các ngài.
NGHỀ NÀO HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI?
Một bài báo của tờ “Washington Post” xuất bản cuối tháng 11 cho biết rằng các linh mục, tu sĩ tin rằng họ thực thi nghề nghiệp hạnh phúc nhất thế giới. Do đó, Thiên Chúa Nhân Lành được nêu rõ là Ông Chủ Lớn tốt lành nhất thế giới! Ai vẫn còn nghi ngờ điều đó?
TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
Thứ Năm ngày 21 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố «Thư về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội », đặc biệt gửi đến các chủng sinh. Nó tiếp nối một tài liệu khác, được giới thiệu vào tháng 8, trong đó Đức Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của văn chương.
THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
Trong “Thư về việc đổi mới nghiên cứu lịch sử Giáo hội”, được công bố vào thứ Năm ngày 21 tháng 11, Đức Phanxicô nhấn mạnh sự cấp bách đối với ứng viên linh mục trong việc đào sâu “sự nhạy cảm về lịch sử thực sự” và kêu gọi loại bỏ những bóp méo mang tính ý thức hệ được thực hiện đặc biệt bởi các mạng xã hội. Một lời mời gọi đón nhận Giáo hội như một người mẹ và như Giáo hội là, và đồng thời khám phá lại cội nguồn lịch sử của Giáo hội để Giáo hội có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ của mình với thế giới đương đại.
“HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
Tiếp đón các chủng sinh người Tây Ban Nha vào Thứ Bảy, ngày 16 tháng 11, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết phải mang lại niềm an ủi cho các tù nhân, những người bị giam giữ về thể xác, cũng như những nạn nhân của các nhà tù ý thức hệ hoặc nhà tù tinh thần, “những nhà tù tạo ra sự bóc lột, chán nản, thiếu hiểu biết và lãng quên Thiên Chúa”.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG BẮT ĐẦU GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG
Thứ Tư 23/10, cuộc họp báo thường lệ tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh tập trung vào những ngày làm việc cuối cùng của Thượng hội đồng. Hơn một nghìn “phương thức” đã được thu thập cho văn bản dự thảo cuối cùng. ĐHY Prevost nhấn mạnh đến các giám mục trong bài tham luận của ngài: khi “chúng ta nói về thẩm quyền của các ngài, về cơ bản chúng ta đang nói về sự phục vụ”.
TẠI SAO CHA MATTHIEU JASSERON, NGÔI SAO TIKTOK, THÔNG BÁO “RÚT” KHỎI CHỨC LINH MỤC ?
Trong một video phát sóng Chúa Nhật ngày 20 tháng 10, cha Matthieu Jasseron thông báo ngài sẽ không còn là linh mục nữa. Nếu ngài biện minh cho quyết định của mình bằng cách tố cáo một số hành vi của hàng giáo phẩm của mình, thì những người khác coi đó là kết cục có thể đoán trước đối với cựu linh mục quản xứ Joigny (Yonne).
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: NHIỀU ĐÓNG GÓP VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC NHAU CỦA GIÁO HỘI
Tính minh bạch trong cộng đồng giáo hội, việc bao hàm trẻ em trong Giáo hội và bạo lực mà các nữ tu phải gánh chịu nằm trong những chủ đề được thảo luận hôm nay tại cuộc họp báo hàng tuần của Thượng Hội đồng. Các diễn giả bao gồm sơ Franco Echeverri, chủ tịch CLAR, về tầm quan trọng của việc lắng nghe, Đức Tổng Giám mục giáo phận Riga, Đức Cha Stankevič, về tinh thần đồng trách nhiệm trong Giáo hội, và Đức Giám mục giáo phận Cyangugu, Đức Cha Sinayobye, trên con đường hòa giải và hiệp nhất ở Rwanda.
THƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ GỞI CÁC TÂN HỒNG Y
Trong lá thư gửi 21 tân Hồng y sẽ được tấn phong vào ngày 7 tháng 12, Đức Phanxicô kêu gọi các ngài hãy mở ra cho người khác, cầu nguyện và giữ tiếp xúc với thực tế. Ngài nhấn mạnh đến việc cầu nguyện để “chức danh “tôi tớ” (phó tế) ngày càng được ưu tiên hơn chức danh “quý ngài”.
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ CÁC NHÂN VIÊN MỤC VỤ
Bài phát biểu của Đức Phanxicô, vào ngày 28 tháng 9, với các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, những người thánh hiến và các nhân viên mục vụ của Bỉ. Tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg, ngài mời gọi suy nghĩ về ba từ khóa: “Loan báo Tin Mừng, niềm vui, lòng thương xót”.
ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIÁO HỘI BỈ: “KHÔNG CÓ CHÚA THÁNH THẦN, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KITÔ GIÁO XẢY ĐẾN CẢ”
“Hãy cùng nhau tiến bước, anh chị em và Chúa Thánh Thần, để, như thế, trở thành Giáo hội” Đức Phanxicô đã tuyên bố trong cuộc gặp gỡ vào thứ Bảy, ngày 28 tháng 9, với các giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, những người thánh hiến và các nhân viên mục vụ của Bỉ. Tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Koekelberg, ngài mời gọi suy nghĩ về ba từ khóa: “Phúc âm hóa, niềm vui, lòng thương xót”.
CUỘC GẶP GỠ VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN, CHỦNG SINH VÀ GIÁO LÝ VIÊN
Trong cuộc gặp gỡ sáng thứ Ba ngày 10/9/2024, tại nhà thờ chính tòa Dili, với các giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ và giáo lý viên Đông Timor, Đức Phanxicô đã khuyến khích họ hãy trở thành hương thơm của Chúa Giêsu. Ngài cũng cảnh báo họ chống lại cám dỗ kiêu ngạo và tiền bạc, mời gọi họ chăm lo cho dân chúng.