BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 7. NGƯỜI SAMARI. TỚI NGANG CHỖ NGƯỜI ẤY, CŨNG THẤY, VÀ CHẠNH LÒNG THƯƠNG (Lc 10, 33b)

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Chúng ta tiếp tục suy ngẫm về một số dụ ngôn trong Tin Mừng, vốn là cơ hội để thay đổi viễn cảnh và mở lòng đón nhận hy vọng. Hôm nay chúng ta nói về một tiến sĩ luật chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và không để ý đến người khác. Ông ta muốn biết ý nghĩa của thuật ngữ “người lân cận”. Dụ ngôn Người Samari nhân hậu là một cuộc hành trình đưa chúng ta đi từ câu hỏi ai yêu thương tôi? đến câu hỏi ai đã yêu thương?
PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU CAM KẾT DẤN THÂN CHUNG VÌ HÒA BÌNH

Trong bài phát biểu tại hội nghị Phật giáo – Kitô giáo lần thứ tám, khai mạc ngày 27/5/2025 tại Phnom Penh, Campuchia, ĐHY Koovakad, Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn, đã nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ này “chứng minh sức mạnh chữa lành của tôn giáo trong một thế giới ngày càng sôi động”. Ngài nói : “Truyền thống tâm linh của chúng ta mang đến cho chúng ta cả tầm nhìn và sứ mạng, đồng thời mời gọi chúng ta đảm nhận nhiệm vụ đầy đòi hỏi là xây dựng hòa bình”.
KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C: TIẾP TỤC LÀ KHÍ CỤ CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA DÙ BẢN THÂN SỰ YẾU ĐUỐI

Lần đầu tiên kể từ khi được bầu vào ngày 8/5/2025, Đức Lêô XIV đã xuất hiện tại cửa sổ của Dinh Tông Tòa vào ngày Chúa Nhật 25/5/2025 và bày tỏ lòng biết ơn của mình trước những tình cảm và lời cầu nguyện dành cho ngài.
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV TRONG THÁNH LỄ TIẾP QUẢN NGAI TÒA GIÁM MỤC RÔMA: “TRAO CHO ANH CHỊ EM CHÚT ÍT ỎI MÀ TÔI CÓ VÀ TÔI LÀ”

Đức Lêô XIV chính thức tiếp quản ngai tòa Giám mục Rôma vào chiều Chủ Nhật 25/5/2025, trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Trong bài giảng, ngài đã đề cập đến con đường đầy đòi hỏi của giáo phận Rôma cũng như mong muốn được chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn, những khó khăn và hy vọng của giáo phận này, với ý thức khiêm tốn « trao cho anh chị em “chút ít ỏi mà tôi có và tôi là” ». Đồng thời, ngài cũng « bày tỏ mong muốn và cam kết tham gia vào dự án rộng lớn này bằng cách lắng nghe mọi người, hết sức có thể, để học hỏi, hiểu biết và cùng nhau quyết định » dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
NHỮNG BƯỚC ĐI THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV

Sự khởi đầu của Đức tân Giáo hoàng có nhiều hứa hẹn và hiệu quả hơn vẻ bề ngoài. Jean Duchesne, nhà văn tiểu luận, phân tích rằng bằng cách tập trung thông điệp của mình vào hòa bình và tầm quan trọng của mối quan hệ với Chúa Kitô, Đức Lêô XIV rao giảng một quy Kitô luận, trong đó Con Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất.
ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”

Thứ Năm, ngày 22/5/2025, Đức Lêô XIV đã tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị toàn thể của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (OPM), vốn hoạt động để loan báo Tin Mừng trên khắp thế giới, thông qua việc trợ giúp vật chất và cầu nguyện. Đức Thánh Cha khuyến khích các OMP “vượt qua ranh giới của các giáo xứ riêng lẻ, các giáo phận và các quốc gia của chúng ta, để chia sẻ (…) kho tàng phi thường của sự hiểu biết về Chúa Giêsu.”
NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN ĐÃ ĐẨY NHANH CÁI CHẾT CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA THÀNH LISIEUX

Một phân tích độc chất cho thấy vào thứ Ba, ngày 20/5/2025, thánh Têrêsa thành Lisieux đã bị ngộ độc thủy ngân ngay trước khi qua đời. Được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh lao, kim loại này đã khiến cơn đau đớn của thánh nữ trở nên trầm trọng hơn.
BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)

“Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế này: Ngài không chờ đợi chúng ta trở thành mảnh đất tốt nhất, Ngài luôn hào phóng ban cho chúng ta Lời Ngài. Có lẽ khi thấy Ngài tin tưởng chúng ta, thì ước muốn trở nên một mảnh đất tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong chúng ta. Chính đó là niềm hy vọng, được xây dựng trên đá tảng là lòng quảng đại và thương xót của Thiên Chúa“. Lời khẳng định này của Đức Lêô XIV cũng nằm trong đường hướng của Đức Phanxicô khi Đức cố Giáo hoàng luôn nhấn rằng mạnh ân sủng của Thiên Chúa đi trước sự hoàn thiện luân lý của con người. Sự hoán cải là hệ quả của ân sủng đi trước này.
HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !

ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU

Cùng nhìn lại những lời trong bài giảng của Đức Giám mục Rôma khi ngài bắt đầu sứ vụ Phêrô để phục vụ anh chị em mình.
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV

Các anh em Hồng y, Giám mục, Linh mục, Quí vị Chính quyền và Quí Thành viên các Ngoại giao đoàn, Quí Tu sĩ hành hương Năm Thánh, và Anh Chị Em thân mến:
Tôi chào mừng mọi người với đầy lòng biết ơn vào lúc khởi đầu sứ vụ đã được trao phó cho tôi. Thánh Augustino đã viết: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con khắc khoải cho tới khi được nghỉ ngơi trong Chúa” (Tự thú, I: 1,1).
ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Một đám đông hơn 200.000 tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô và Đại lộ Hòa giải đã tham dự thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng của Đức Lêô XIV vào Chúa Nhật, ngày 18/5/2025. Ngài đã vạch ra con đường để cùng nhau bước đi, với tất cả các Kitô hữu, tất cả các tôn giáo và tất cả những người thiện chí, để xây dựng hiệp nhất và hòa bình, đặc biệt cùng nhau nhìn vào Chúa Kitô.
ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI

Đức Lêô XIV đã tiếp kiến các thành viên của Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontefice vào sáng thứ Bảy ngày 17/5, sau khi kết thúc phiên họp chung của họ. Cơ hội cho Người kế nhiệm Thánh Phêrô trình bày học thuyết xã hội của Giáo hội như là “một công cụ hòa bình và đối thoại để xây dựng những cây cầu của tình huynh đệ phổ quát” và kêu gọi lên tiếng cho người nghèo.
THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG

Với thánh lễ Chúa Nhật, ngày 18/5/2025, sứ vụ Phêrô của Đức Lêô XIV sẽ chính thức bắt đầu. Nghi lễ cụ thể cho dịp này sẽ nhấn mạnh mối liên hệ với Thánh tông đồ Phêrô và cuộc tử đạo của ngài, vốn đã nuôi dưỡng Giáo hội Rôma khai sinh, và sẽ làm nổi bật giá trị đặc thù của những phẩm hiệu giám mục “Phêrô” được trao cho Đức Giáo hoàng: dây pallium và nhẫn ngư phủ.
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI

Tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh tại Hội trường Clementine vào thứ Sáu ngày 16/5/2025, Đức Lêo XIV đã chia sẻ tầm nhìn của mình về nền ngoại giao của Tòa Thánh và đưa ra những đường hướng dựa trên ba từ khóa: hòa bình, công lý và chân lý.
ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”

Emilce Cuda, thư ký Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, do Hồng y Robert Prévost làm chủ tịch trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, suy ngẫm về tác động của cuộc bầu cử Đức tân Giáo hoàng tại khu vực này. Bà đảm bảo rằng Đức Lêô XIV, giống như những người tiền nhiệm của mình, sẽ là người chăn chiên tận tụy của dân Chúa.
GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN

Tiếp kiến Dòng Sư Huynh Trường Kitô, vào ngày 15/5/2025, nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành lập, Đức Lêô XIV đã khuyến khích gia đình La San trong sứ mạng giáo dục của mình. Ngài mong muốn rằng các sinh viên sẽ cống hiến hết mình, theo kế hoạch của Thiên Chúa, trong một thời đại đầy sự cô lập về mặt cảm xúc, chủ nghĩa tương đối và lối sống không thấm nhuần đủ sự lắng nghe, suy ngẫm và đối thoại.
NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU

Giữa Chicago, quê hương của ngài, và Rôma, nơi ngài gia nhập vào năm 2023 để lãnh đạo Bộ Giám mục, Đức Lêô XIV đã thực hiện một phần lớn sứ vụ của mình ở Peru, với tư cách là một nhà truyền giáo, sau đó là Giám mục của Chiclayo, một giáo phận mà ngài đã chào mừng một cách trìu mến ngay từ bài phát biểu đầu tiên của mình vào buổi tối ngày được bầu lên ngai tòa Phêrô vào thứ năm, ngày 8/5/2025. Cùng nhìn lại những năm tháng ở Peru của ngài với cha Hubert Boulangé Allègre, một linh mục của Fidei Donum ở Peru từ hơn ba mươi năm qua.
“VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”

ĐHY Robert Prevost được chỉ định là người kế nhiệm Đức Phanxicô và do đó trở thành Giáo hoàng thứ 267 vào ngày 8 tháng 5 năm 2025, với tông hiệu là Lêô XIV. Với tư cách là chủ tịch danh dự của Tuần lễ Xã hội Pháp, Jérôme Vignon chia sẻ lòng biết ơn của mình đối với sự gắn bó mà Đức Lêô XIV dành cho tư tưởng xã hội của Giáo hội.
PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA

Nhân dịp lễ Phật đản Vesak vào thứ Hai 12/5, kỷ niệm những sự kiện chính trong cuộc đời của Đức Phật, Bộ Đối thoại Liên tôn đã nhấn mạnh, trong một sứ điệp, cam kết dấn thân chung nhằm thúc đẩy “những hành động cụ thể vì hòa bình, công lý và phẩm giá cho tất cả mọi người”. “Trong thời đại của chúng ta đầy chia rẽ, xung đột và đau khổ, chúng ta nhận ra nhu cầu cấp thiết về một cuộc đối thoại giải thoát”.