NHỮNG BƯỚC ĐI THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV

Sự khởi đầu của Đức tân Giáo hoàng có nhiều hứa hẹn và hiệu quả hơn vẻ bề ngoài. Jean Duchesne, nhà văn tiểu luận, phân tích rằng bằng cách tập trung thông điệp của mình vào hòa bình và tầm quan trọng của mối quan hệ với Chúa Kitô, Đức Lêô XIV rao giảng một quy Kitô luận, trong đó Con Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất.
ĐỨC LÊÔ XIV: ĐIỀU CẤP THIẾT LÀ PHẢI “MANG CHÚA KITÔ ĐẾN VỚI MỌI DÂN TỘC”

Thứ Năm, ngày 22/5/2025, Đức Lêô XIV đã tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị toàn thể của các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (OPM), vốn hoạt động để loan báo Tin Mừng trên khắp thế giới, thông qua việc trợ giúp vật chất và cầu nguyện. Đức Thánh Cha khuyến khích các OMP “vượt qua ranh giới của các giáo xứ riêng lẻ, các giáo phận và các quốc gia của chúng ta, để chia sẻ (…) kho tàng phi thường của sự hiểu biết về Chúa Giêsu.”
HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !

ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU

Cùng nhìn lại những lời trong bài giảng của Đức Giám mục Rôma khi ngài bắt đầu sứ vụ Phêrô để phục vụ anh chị em mình.
ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Một đám đông hơn 200.000 tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô và Đại lộ Hòa giải đã tham dự thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng của Đức Lêô XIV vào Chúa Nhật, ngày 18/5/2025. Ngài đã vạch ra con đường để cùng nhau bước đi, với tất cả các Kitô hữu, tất cả các tôn giáo và tất cả những người thiện chí, để xây dựng hiệp nhất và hòa bình, đặc biệt cùng nhau nhìn vào Chúa Kitô.
ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI

Đức Lêô XIV đã tiếp kiến các thành viên của Tổ chức Centesimus Annus Pro Pontefice vào sáng thứ Bảy ngày 17/5, sau khi kết thúc phiên họp chung của họ. Cơ hội cho Người kế nhiệm Thánh Phêrô trình bày học thuyết xã hội của Giáo hội như là “một công cụ hòa bình và đối thoại để xây dựng những cây cầu của tình huynh đệ phổ quát” và kêu gọi lên tiếng cho người nghèo.
NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC LÊÔ XIV Ở PERU

Giữa Chicago, quê hương của ngài, và Rôma, nơi ngài gia nhập vào năm 2023 để lãnh đạo Bộ Giám mục, Đức Lêô XIV đã thực hiện một phần lớn sứ vụ của mình ở Peru, với tư cách là một nhà truyền giáo, sau đó là Giám mục của Chiclayo, một giáo phận mà ngài đã chào mừng một cách trìu mến ngay từ bài phát biểu đầu tiên của mình vào buổi tối ngày được bầu lên ngai tòa Phêrô vào thứ năm, ngày 8/5/2025. Cùng nhìn lại những năm tháng ở Peru của ngài với cha Hubert Boulangé Allègre, một linh mục của Fidei Donum ở Peru từ hơn ba mươi năm qua.
XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI

Trong những lời đầu tiên của Đức Lêô XIV, có một chỉ dẫn quý giá về đời sống của Giáo hội.
ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI

Mật nghị đã bầu Hồng y Robert Francis Prevost làm Giáo hoàng thứ 267. Chào đón 100.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức tân Giáo hoàng muốn “cảm ơn tất cả các anh em Hồng y đã chọn ngài làm Người kế vị Thánh Phêrô” và “để bước đi cùng ngài với tư cách là một Giáo hội hiệp nhất trên hành trình tìm kiếm công lý”. Ngài nghĩ đến Đức Giáo hoàng Phanxicô và gửi lời chào bằng tiếng Tây Ban Nha tới giáo phận Chiclayo của Peru, nơi ngài đang truyền giáo.
KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”

Gia đình Vinh Sơn đã kết thúc lễ kỷ niệm 400 năm ngày thành lập dòng Lazaristes tại Paris bằng thánh lễ trọng thể vào thứ Năm, ngày 1 tháng Năm. Dòng Thánh Vinh Sơn Phaolô, được thành lập vào năm 1625, vẫn giữ nguyên mục tiêu ban đầu: loan báo Tin Mừng cho người nghèo và đào tạo linh mục.
ĐỨC CHA CACCIA: TẠI LIÊN HỢP QUỐC, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÃ TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN”

“Ngài đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi”, nhưng trên hết là cuộc đời của toàn thể Giáo hội bằng cách mang đến, với Evangelii Gaudium, “một làn gió trẻ trung và niềm vui cho tinh thần truyền giáo”. Bên cạnh những phân tích cá nhân này, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên hợp quốc ở New York đề cập đến sự tôn vinh của Liên hợp quốc dành cho Đức Phanxicô và mối liên kết kết hợp triều đại giáo hoàng với sân khấu đa phương độc đáo này, đó là Cung điện Kính, trụ sở của LHQ.
ĐHY REINA MONG ĐỢI MỘT MỤC TỬ DẪN DẮT DÂN CHÚA CÙNG NHAU BƯỚC ĐI

Tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Đức Hồng y đại diện của Giáo phận Rôma đã chủ sự Thánh lễ thứ ba của tuần cửu nhật cầu nguyện cho linh hồn Đức Giáo hoàng Phanxicô. Dừng lại ở hình ảnh Tin Mừng về hạt giống rơi xuống đất chết đi để sinh hoa kết trái, ĐHY nhắc đến người gieo giống không biết mệt mỏi là Đức Giáo hoàng Phanxicô, cho đến hôm trước ngày ngài qua đời khi ban phép lành cho các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô. ĐHY bày tỏ hy vọng rằng Giáo hoàng tiếp theo sẽ có “cái nhìn của Chúa Giêsu, trong một thế giới với những nét phi nhân”, mà không “buông theo bản năng quay lại đằng sau”.
PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!

Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) thông báo vào ngày 10/4/2025 rằng hơn 10.000 người lớn và hơn 7.400 thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi sẽ được rửa tội vào năm 2025 trong Lễ Vọng Phục Sinh. Con số này nâng tổng số người dự tòng lên hơn 17.800, tăng 45% đối với người lớn trong một năm và 33% đối với thanh thiếu niên. Những con số khẳng định xu hướng của những năm gần đây.
SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2025 : NHỮNG NHÀ THỪA SAI CỦA NIỀM HY VỌNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

“Những nhà thừa sai của niềm hy vọng giữa các dân tộc”: đây là chủ đề của Ngày Thế giới Truyền giáo lần thứ 99, sẽ diễn ra vào ngày 19/10/2025. Trong khuôn khổ của Năm Thánh về Niềm Hy vọng, Đức Phanxicô đã công bố Sứ điệp của mình nhân dịp này, đồng thời nhắc nhở rằng các nhà thừa sai phải là người cưu mang và xây dựng niềm hy vọng trong những xã hội đang thiếu nó trầm trọng. Chính nhờ cầu nguyện, Thánh Thể và đời sống cộng đoàn mà họ có thể tiến về phía trước, và Đức Thánh Cha đặc biệt nêu bật mẫu gương của ĐHY Nguyễn Văn Thuận về những điều này
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CÁC KITÔ HỮU KIÊN TRÌ TRÊN CON ĐƯỜNG HIỆP NHẤT

Đức Thánh Cha đã khép lại tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô hữu tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành vào thứ Bảy ngày 25 tháng Giêng, lễ Thánh Phaolô trở lại. Dưới lớp vàng của vương cung thánh đường lớn thứ hai ở Rôma, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi tăng cường sự hiệp thông giữa các Kitô hữu, trong năm có sự trùng hợp giữa ngày lễ Phục sinh, đồng nhất nhau trong tất cả các lịch, Năm Thánh và 1700 năm Công đồng Nixê đầu tiên. Ngài kêu gọi “một ngày hiệp nhất” vào Lễ Phục Sinh.
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA

Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 59, Đức Phanxicô mời gọi các nhà truyền thông hãy hiền hòa đưa ra lý do cho niềm hy vọng nơi chúng ta. Trong một thế giới nơi ngôn từ cực đoan và thù hận gia tăng, ngài đưa ra tầm nhìn của mình về một nền truyền thông được giải trừ vũ khí và có khả năng biến chúng ta thành những người bạn đường của mọi người. Ngài nói : “Tôi ước mơ về một nền truyền thông không buôn bán những ảo tưởng hay nỗi sợ hãi, nhưng có khả năng đưa ra những lý do để hy vọng”.
PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

Được chọn để kế vị ĐHY Ayuso, qua đời vào ngày 25/11/2024, ĐHY người Ấn Độ George Jacob Koovakad, người sẽ vẫn chịu trách nhiệm tổ chức các chuyến tông du của Đức Thánh Cha, đã đưa ra những ấn tượng đầu tiên của mình với giới truyền thông Vatican.
HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?

Đứng đầu Word on Fire, một tổ chức lớn muốn truyền đạo Công giáo trong một xã hội tục hóa, Đức cha Robert Barron đã công bố vào giữa tháng Giêng mong muốn thành lập một dòng tu dành riêng cho nền tảng loan báo Tin Mừng của mình.
CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA

Linh mục thừa sai người Pháp, cha François Ponchaud, thuộc Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP) đã qua đời vào thứ Sáu ngày 17/1/2025, thọ 86 tuổi. Ngài đã dành phần lớn cuộc đời mình ở Campuchia, chứng kiến lịch sử đầy bi kịch của đất nước này, đặc biệt là trải qua thời kỳ Khmer Đỏ lên nắm quyền.
Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM

Ở vùng núi Thái Lan, dọc biên giới với Miến Điện, cha Alessandro Brai, nhà thừa sai, làm việc bên cạnh trẻ em tỵ nạn, cố gắng tránh cho các em đi làm và cho các em học hành. Lao động trẻ em thường xuyên bị Đức Thánh Cha Phanxicô lên án, ngài coi đó là “tai họa của tuổi thơ bị sỉ nhục và bị bóc lột”.