CHA HENRI DIDON, CHA ĐẺ CỦA PHƯƠNG CHÂM THẾ VẬN HỘI OLYMPIC
Phương châm Olympic « Citius, Altius, Fortius » là ba từ tiếng Latinh có nghĩa là “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”. Cha đẻ của phương châm này là một linh mục người Pháp, dòng Đaminh. Ủy ban Olympic quốc tế vừa thêm vào phương châm này một từ mới là « communiter » (cùng nhau).
Nguồn gốc của phương châm này là cha Henri Didon (1840-1900), hiệu trưởng và bề trên của trường Albert-le-Grand của dòng Đaminh ở Arcueil (Pháp). Đôi khi người ta gọi ngài là « tông đồ của học thuyết olympic ».
Đường lối sư phạm của cha Henri Didon, vốn có trách nhiệm mang lại đời sống mới cho cơ sở này, dựa vào việc làm tăng giá trị toàn bộ tinh thần, tâm hồn và thân xác.
Vì thế, ngài đã tổ chức một giải vô địch, trong khuôn khổ Hiệp hội vận động viên của trường Albert-le-Grand, và ngài đã đọc một diễn văn kết thúc sự kiện này vào ngày 7/3/1891.
Lúc đó ngài đã dùng ba từ « citius, altius, fortius » vốn đã trở thành phương châm của trường. Đối với cha Didon, citius (« nhanh hơn ») liên quan đến tinh thần, đến học tập nghiên cứu ; altius (« cao hơn ») có nét hướng tâm hồn lên, con đường hướng đến Thiên Chúa ; fortius (« mạnh hơn ») là lãnh vực của thân xác, được rèn luyện bằng thể thao. Ba từ này đã được khắc trên cổng vào của trường học và được thêu trên cờ hiệu của trường.
Là tiến sĩ thần học, trong truyền thống của dòng Đaminh, ngài có danh tiếng về đời sống trí thức. Nhật báo Osservatore Romano ca ngợi cuốn sách của ngài về Chúa Giêsu, nhưng cả tờ Times của Luân Đôn và tờ New York Times.
Thế nhưng, từ lúc 9 tuổi, ngài đã bộc lộ tài năng thể thao của mình. Ở tiểu chủng viện Rondeau, ở Grenoble, năm 1855, ngài đã thắng 3 danh hiệu trong « Thế vận hội Olympic Rondeau » vốn diễn ra 4 năm một lần.
Chính nhớ đến kinh nghiệm này mà ngài đã thiết lập các trò chơi thể thao ở Arcueil, và ngài đã tham gia vào phong trào thể thao thời đó. Ngài thường xuyên lui tới với các vị lãnh đạo thể thao như Pierre de Coubertin.
Là nhà sáng lập Thế vận hội Olympic hiện đại mà lần đầu tiên diễn ra vào năm 1896 ở Athènes, Hy Lạp, Pierre de Coubertin (1863-1937), bạn của cha Didon, đã bị cuốn hút bởi phương châm này, và ông đã muốn chuyển tải nó cho các cuộc thi đấu thể thao quốc tế.
Từ năm 1894, nam tước Coubertin đã biến nó thành phương châm Olympic, và, và năm 1897, biết ơn cha đẻ tinh thần dòng Đaminh này, ông đã xin cha Didon mở hội nghị Olympic ở Havre.
Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào mừng khai mạc Thế vận hội Olympic lần thứ 32 ở Tokyo, và thấy đây là « một dấu hiệu hy vọng, một dấu hiệu tình huynh đệ phổ quát, dưới dấu hiệu của một tinh thần thi đấu lành mạnh ». Và trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 25/7/2021, ngài đã cầu xin « Thiên Chúa chúc lành cho các nhà tổ chức, các vận động viên và tất cả những ai cộng tác vào ngày lễ hội thể thao cao cả này ! »
Tý Linh
(theo, Anita Bourdin, ZENIT)
Un dominicain français, le p. Henri Didon, à l’origine de la devise des Jeux olympiques
Tags: sport, thể thao-opympic
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO