CHA MAURICE VIDAL QUA ĐỜI, MỘT GIÁO SƯ CỦA NHIỀU THẾ HỆ LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN
Linh mục thuộc Hội Xuân Bích và là chuyên viên giáo hội học danh tiếng, dành phần lớn cuộc đời mình cho việc giảng dạy, đã qua đời ngày 21/6/2021, ở tuổi 89.
Ngài đã là một quan sát viên tinh tế về Giáo hội Công giáo và là một người cổ vũ cho việc đối thoại đại kết và đối thoại liên tôn. Sau hơn 65 năm linh mục, cha Maurice Vidal đã qua đời lúc 89 tuổi. Sinh ngày 18/5/1932 ở Puy-en-Velay (Haute-Loire), ngài đã thực thi một thừa tác vụ đồng hành quan trọng cả về mặt thiêng liêng lẫn trí thức đối với các luận án thạc sĩ và tiến sĩ.
Chuyên viên về giáo hội học, cha Vidal đã thường xuyên suy nghĩ về tương lai của Giáo hội. Và nếu ngài ghi nhận những tiến bộ trong lãnh vực đối thoại đại kết và đối thoại liên tôn, thì ngài vẫn cho rằng công đồng Vatican II đã không giữ tất cả các lời hứa của mình.
Cha thường được mời tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề và các khóa họp khác nhau, và cũng là tác giả của nhiều bài viết và các tác phẩm chuyên môn. Trong số các tác phẩm này có « Naissance et croissance de l’Église en Monde ouvrier » (1969) ; « L’Église, peuple de Dieu dans l’histoire des hommes » (1975) ; « Des ministres pour l’Église » (2001) ; “ A quoi sert l’Eglise?” (2008) ; « Cette Église que je cherche à comprendre » (2009).
Cách riêng tác phẩm sau cùng này, dưới hình thức những cuộc trao đổi với Jacques Teissier và Christian Salenson, đối với cha Vidal, đã là cơ hội để lập một bảng tổng kết về một Giáo hội đang biến động và chất vấn những viễn cảnh tương lai của Giáo hội. Với sự nghiệp giảng dạy lâu năm, Cha đã đóng góp vào việc giáo dục nhiều thế hệ linh mục và giáo dân.
Thụ phong linh mục lúc 22 tuổi cho giáo phận Puy-en-Velay, ngài gia nhập Hội Linh Mục Xuân Bích cùng năm đó. Sau khi đạt được bằng tiến sĩ thần học, Cha đã bắt tay vào việc nghiên cứu Thánh Kinh ở Rôma và lấy bằng thạc sĩ năm 1958.
Được thành lập vào thế kỷ XVII bởi cha Jean-Jacques Olier, Hội Linh Mục Xuân Bích (thuộc hình thức « Hội đời sống tông đồ », theo giáo luật) có nguồn gốc từ chủng viện Saint-Sulpice (Xuân Bích), với mục đích đào tạo các linh mục giáo phận. Cha Vidal là giáo sư ở chủng viện này, và cả ở trường École cathédrale, học viện Collège des Bernadins và ở Học viện Công giáo Paris (ICP). Ở ICP, ngài đã đóng góp phần lớn vào việc thiết lập chu trình nghiên cứu cho giáo dân, cho phép họ tiếp cận bằng cử nhân thần học.
Đại diện giám mục về việc kiểm duyệt sách tôn giáo (imprimatur) trong gần 30 năm, cha Vidal cũng là một thần học gia dấn thân phục vụ các cấp khác nhau trong Giáo hội, đặc biệt đối với Hội Truyền giáo thợ thuyền giữa những năm 1970-1980.
Được ban cho một kinh nghiệm phong phú và vẫn rất tự do trong lời nói của mình, cha Vidal đã là một chuyên viên về những sự tiến triển của Giáo hội, về những tiến bộ và những khó khăn của Giáo hội. Thánh lễ an táng của Cha sẽ diễn ra vào ngày 28/6/2021 lúc 10g30 ở nhà thờ Saint-Sulpice, Paris.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
—————————————-
Xem thêm một số bài liên quan Cha Vidal dưới đây :
+ Bài nói chuyện ở trung tâm mục vụ của Giáo phận Huế (https://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/02/17/cha-maurice-vidal-than-hoc-hien-nay-ve-giao-hoi-va-nhung-he-qua-muc-vu/).
+ Bài giới thiệu về ngài và tác phẩm « A quoi sert l’Eglise? » của ngài (https://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/02/04/maurice-vidal/)
+ Bài viết của ngài, với tựa đề « Về cách dùng thuật ngữ ‘ơn gọi’ » (https://xuanbichvietnam.wordpress.com/2008/08/04/ve-cach-dung-thuat-ngu-on-goi/)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ DỊP NĂM THÁNH CỦA CÁC PHÓ TẾ: PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI LÀ NỀN TẢNG CỦA THỪA TÁC VỤ PHÓ TẾ
- ĐỨC PHANXICÔ CÓ MỘT ĐÊM NGỦ NGON
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA