CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
Cha Pasolini, tu sĩ Dòng Phanxicô, chuyên viên Thánh Kinh và nhà giảng thuyết, dấn thân vào hoạt động học thuật cũng như công việc mục vụ cho người nghèo, người khuyết tật và tù nhân, đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm vào thứ Bảy, ngày 9/11/2024, làm tân giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng. Ngài sẽ giảng dịp Mùa Vọng và Mùa Chay trước Đức Thánh Cha và Giáo Triều. Ngài kế nhiệm ĐHY Cantalamessa, người giữ chức vụ này từ năm 1980, phục vụ ba Đức Giáo hoàng.
44 năm giảng thuyết, mỗi Mùa Chay và Mùa Vọng, trước ba vị Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma. Một trong những nhiệm vụ lâu dài nhất ở Vatican có lẽ là nhiệm vụ giảng thuyết tại Phủ Giáo hoàng của Cha Raniero Cantalamessa, vị tu sĩ nổi tiếng, dòng Phanxicô, 90 tuổi, người đã trở thành điểm tham chiếu tâm linh không chỉ ở Vatican, mà còn cho hàng triệu người Ý với các cuốn sách, các hội nghị và các chương trình truyền hình của ngài. Hôm nay, thứ Bảy, ngày 9 tháng 11, Cha Cantalamessa kết thúc sứ mạng được Đức Gioan Phaolô II giao phó vào năm 1980 và được tiếp tục bởi Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, người mà, vào năm 2020, cũng muốn trao cho ngài mũ Hồng y (điều mà Cha Cantalamessa đã chấp nhận, trong khi xin giữ tu phục dòng Phanxicô).
Nhà giảng thuyết mới
Đó là một di sản quan trọng của nhà giảng thuyết mới, đã được Đức Phanxicô chỉ định hôm nay: cha Roberto Pasolini. Nhưng đối với một tu huynh từng có thói quen mang sách giáo lý đến Navigli, trung tâm cuộc sống về đêm của Milan, và cũng là người đã nhiều năm tham gia vào các bếp nấu súp, chăm sóc mục vụ cho các tù nhân và người khuyết tật, cũng như phân phát thực phẩm cho người vô gia cư, thì những thách thức này không phải là mới. Kể từ hôm nay, chính Cha Pasolini, chuyên viên Thánh Kinh và giáo sư chú giải Thánh Kinh, sẽ đảm bảo các bài giảng thuyết cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma trong Mùa Vọng và Mùa Chay.
Giữa các hoạt động học thuật và mục vụ
53 tuổi, sinh tại Milan, cha Roberto Pasolini gia nhập Dòng Phanxicô Anh Em Hèn Mọn Capuchin từ ngày 7 tháng 9 năm 2002, thụ phong linh mục năm 2006. Ngài là giáo sư ngôn ngữ Kinh Thánh và Thánh Kinh tại Viện Nghiên cứu thần học liên tỉnh Laurentianum của các tu sĩ dòng Capuchin ở Milan và Venice, và ngày nay giảng dạy chú giải Thánh Kinh tại Khoa Thần học Bắc Ý ở Milan, cộng tác với Tổng Giáo phận Ambrôsiô để đào tạo các giáo viên tôn giáo và với Hội nghị các Bề trên Thượng cấp Ý. Một hoạt động học thuật mà vị tân giảng thuyết kết hợp với hoạt động mục vụ mãnh liệt: các cuộc gặp gỡ đào tạo, các buổi tĩnh tâm giảng thuyết và linh thao, đồng hành thiêng liêng và các sáng kiến bác ái giữa những thành phần mong manh nhất của xã hội, mà ngài hướng dẫn cùng với các tập sinh mà ngài đào tạo. Ngài cũng là tác giả của một số bài báo và sách về linh đạo Thánh Kinh và quan tâm đến các công nghệ mới, phương tiện truyền thông mới như podcast và các cơ hội của Trí tuệ nhân tạo.
Có lẽ đó là sự hồi tưởng về tuổi trẻ của ngài với tư cách là một nhà thông tin học, cũng tham gia chính trị vào thời điểm đó, trước khi phát hiện ra – như ngài tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Soul của TV2000 – rằng các ý thức hệ không làm cho con người tự do hơn. Ngài nói: Sự tự do duy nhất đến từ Thiên Chúa, bởi vì “sự tự do đích thực hệ tại thoát khỏi tội lỗi, bởi vì ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã tái lập mối liên hệ tốt lành với Thiên Chúa”.
Cảm ơn Cha Cantalamessa
Bài giảng thuyết của Cha Pasolini đề cập đến các chủ đề sâu xa nhất về cuộc sống và đức tin của con người, luôn gắn liền với tính thời sự và các xu hướng mới. Một đặc điểm mà ngài chia sẻ với người tiền nhiệm Cantalamessa, người giờ đây sẽ tiếp tục cuộc đời nghiên cứu, đọc sách và cầu nguyện tại Tu viện Tình yêu Thương xót ở Cittaducale, lãnh thổ của giáo phận Rieti, cùng với các nữ tu dòng Clara mà cách nào đó ngài là tuyên úy.
“Một sự choáng vàng rất lớn”
Cha Pasolini, được Andrea Monda, giám đốc Osservatore Romano, liên lạc, đã nói về người tiền nhiệm của mình: “Việc tiếp nhận di sản của cha Cantalamessa, người mà tôi rất ngưỡng mộ kể từ khi gia nhập Dòng, đối với tôi có vẻ như là một sự choáng váng rất lớn. Tôi đã nghe các bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh, các bài suy niệm của ngài, tôi đọc tất cả các sách của ngài, tôi luôn tìm thấy nguồn cảm hứng lớn lao nơi ngài. Mặt khác, tôi cố gắng tin rằng nếu bây giờ tôi được yêu cầu cố gắng tiếp tục truyền thống này, một truyền thống có giá trị lớn lao đối với Giáo hội và trong Dòng của chúng tôi, điều đó có nghĩa là tôi sẽ có thể thực hiện điều đó theo cách phù hợp với tôi, trong đó tôi có thể đơn giản thể hiện bản thân mà không cảm thấy cần phải so sánh bản thân với những người đã đi trước và người đã truyền cảm hứng cho tôi”.
Với truyền thông Vatican, vị tân giảng thuyết bày tỏ những cảm xúc “đôi chiều” của mình: một mặt, “niềm vui và lòng biết ơn lớn lao đối với một lời kêu gọi vĩ đại và tuyệt vời mà tôi đã nhận được”; mặt khác, “cảm giác sợ hãi và không xứng đáng khi đối mặt với một nhiệm vụ dường như rất to lớn mà đứng trước nó tôi lại cảm thấy mình thật nhỏ bé”. Với niềm vui và nỗi sợ hãi, cha sẽ bắt tay vào sứ mạng mới này, “với niềm tin tưởng lớn lao được đồng hành bởi tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong những năm qua để trưởng thành trong sự hiểu biết về Lời Chúa và tôi sẽ cố gắng làm cho Lời này vang vọng trong lòng Giáo hội, trong sự phó thác bản thân cho Chúa.”
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio – Vatican News)
Tags: curie, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG