CHA THEOBALD : MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG LẮNG NGHE, SẴN SÀNG CHO SỰ NGẠC NHIÊN
“Con đường của tính hiệp hành là con đường mà Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba”. Hành trình này nằm trong đường hướng “aggiornamento” (cập nhật hóa) của Giáo hội do Công đồng Vatican II đề xuất. Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Giáo hội địa phương suy nghĩ về những cách thức làm cho Giáo hội hoàn vũ trở nên có tính hiệp hành hơn, thông qua sự hiệp thông, tham gia và sứ vụ. Về điều này, lắng nghe và đối thoại là chủ yếu như một phong cách sống. Cha Christoph Theobald, một nhà thần học nổi tiếng của Dòng Tên, là một trong những tham dự viên “chuyên gia” của Đại hội Thượng hội đồng. Vị giáo sư danh dự của khoa thần học của Trung tâm Sèvres ở Paris trình bày cho chúng ta các vấn đề.
Delphine Allaire : Đoàn dân trung tín, Giám mục đoàn và Giám mục Rôma, người này lắng nghe người kia, tất cả đều lắng nghe Chúa Thánh Thần. Tại sao lại có một tiến trình như vậy vào thời điểm này trong lịch sử Giáo hội? Nó đang trả lời cho lời mời gọi nào?
Cha Theobald : Lời mời gọi đầu tiên vang vọng lại những gì Đức Thánh Cha Phanxicô nói về sự thay đổi thời đại mà chúng ta đang sống. Đó không phải là một thời đại của những thay đổi mà là sự thay đổi thời đại. Đó là do nhiều yếu tố: nỗi sợ hãi về quá trình chuyển đổi sinh thái (thông điệp Laudato si’), nhưng cũng là do các bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội của chúng ta, các bạo lực thuộc loại chính trị, ngôn từ, và các cuộc chiến tranh. Một văn bản mang tính quyết định khác của Đức Thánh Cha, thông điệp Fratelli tutti, trong đó có một chương tuyệt vời về danh dự phải được trao cho chính trị theo nghĩa cao quý của thuật ngữ này. Lời kêu gọi thứ ba, đến từ Công đồng Vatican II, như sau: những người đã được rửa tội trong Giáo hội trở thành gì? Đâu là Chính xác chỗ đứng của họ?
Luận đề cơ bản của Công đồng và Đức Thánh Cha là sự bình đẳng trong bí tích Rửa tội giữa mọi tín hữu. Làm thế nào họ thực sự có thể tham gia? Đây là thuật ngữ tuyệt vời mà chúng ta đã có trong phụng vụ, Participatio Actuosa, sự tham gia tích cực của tín hữu vào toàn bộ đời sống của Giáo hội. Đức Thánh Cha chuyển nó sang toàn thể, không chỉ cho phụng vụ. Chúng ta đang ở trong một thời cơ (kairos), thời điểm mà ân sủng chắc chắn sẽ đi qua một cách đặc biệt hơn.
Delphine Allaire : Tiến trình lắng nghe cần thiết này có phải là một cơ hội để giúp sống tính phổ quát của Giáo hội hay là dấu hiệu của những căng thẳng cần vượt qua?
Cha Theobald : Điểm đặc biệt của tiến trình này là làm cho các Giáo hội địa phương trở nên sống động trong Giáo hội hoàn vũ. Nó làm cho các Giáo hội địa phương nhận thức được rằng họ là toàn thể Giáo hội. Để đạt được điều này, mỗi Giáo hội địa phương phải cởi mở với lục địa và tiếp đến, rõ ràng là với Giáo hội hoàn vũ. Đây là một điểm hoàn toàn mang tính quyết định trong chính cơ cấu của tiến trình thượng hội đồng do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng.
Đầu tiên có giai đoạn địa phương, quốc gia, lục địa, rồi giai đoạn hiện tại mang tính hoàn vũ. Tiếp đến, Đức Thánh Cha khẳng định rất rõ ràng rằng các văn bản sẽ phải “đi xuống” một lần nữa ở cấp độ khu vực và địa phương. Chắc chắn, chúng ta đang sống trong một Giáo hội có nhiều chia rẽ. Nhà xã hội học người Pháp, Jérôme Fourquet, gọi đây là sự quần đảo hóa (archipélisation) của Giáo hội. Các nhóm ít nhiều cùng tồn tại tốt đẹp và đương đầu với nhau nhưng không nói chuyện với nhau. Tiến trình hiệp hành nhằm mục đích vượt qua xung đột thông qua kinh nghiệm lắng nghe.
Delphine Allaire : Thượng hội đồng này khơi lên những lo ngại ở một số khía cạnh khi đó không phải là những sự phản kháng. Tại sao và phải nói gì để trấn an?
Cha Theobald : Không làm tăng thêm khó khăn, cần phải ghi nhận sự sợ hãi và những sự phản kháng của một số tín hữu. Lắng nghe họ. Có nỗi lo sợ rằng chúng ta đang chạm tới cơ cấu nền tảng của Giáo hội. Ở đây, Công đồng Vatican II cung cấp cho chúng ta những tài liệu tham khảo, bằng cách nhấn mạnh nhiều đến mối liên kết giữa các Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ. Trong mối liên kết này, có thừa tác vụ Phêrô, Sub Petro, Cum Petro. Dưới Phêrô và với Phêrô. Trong công thức này, chúng ta tìm thấy cả sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng ở trong Giám mục đoàn với tư cách là Giám mục Rôma, và, đồng thời, là người khởi xướng các tiến trình, tiếp nhận chúng, lắng nghe và làm chứng cho đức tin của Giáo hội Công giáo.
Delphine Allaire : Các thành viên của Thượng hội đồng có trách nhiệm gì trong việc lắng nghe kép cả dân Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần?
Cha Theobald : Các thành viên trước hết đến từ dân Thiên Chúa, từ các Giáo hội địa phương và do đó đại diện của Giáo hội địa phương cụ thể của họ. Họ là nơi gặp nhau của hai cấp độ. Bằng cách lắng nghe âm vang của những gì người khác nói trong lòng mình và cùng nhau suy nghĩ về những được rút ra từ đó, họ lắng nghe cả Chúa Thánh Thần và tất cả các thành viên khác để đi đến những định hướng.
Delphine Allaire : Chỗ đứng nào được dành cho sự phân định của thánh Inhaxiô trong Thượng hội đồng này?
Cha Theobald : Sự phân định được chú ý vì Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng không phải là duy nhất, vì nó là một truyền thống trong Giáo hội. Kể từ Tân Ước, sự phân định đã mang tính quyết định. Chúng ta tham gia vào một nhóm nhất định với ý kiến riêng của mình, ít nhiều có cơ sở, và trong sự phân định, chúng ta đặt vấn đề hoặc bảo lưu ý kiến đó để có thể lắng nghe người khác về nó.
Sự phân định của thánh Inhaxiô căn bản dựa trên kinh nghiệm lắng nghe người khác và lắng nghe chính mình; về những gì lời nói của người khác tạo ra trong chính mình: giận dữ, dè dặt, thông cảm. Cần phải nhận thức được điều này để thực sự lắng nghe đến cuối cùng. Tôi gọi đó là lắng nghe kiểu âm thanh lập thể (stéréophonique), có khả năng nghe được nhiều tiếng nói: tiếng nói của người khác, tiếng nói bên trong ý thức của chính mình, tiếng nói của mọi người, theo một cách nào đó, xung quanh mình, và trong đó là tiếng nói của Chúa.
Delphine Allaire : Đâu là quyền tối thượng của Phêrô trong tiến trình lắng nghe này ?
Cha Theobald : Giám mục Rôma, Giám mục của một Giáo hội địa phương đặc thù, Giáo hội đầu tiên của các Giáo hội trên hành trình lịch sử của truyền thống Kitô giáo, có chức năng phân xử. Nhiệm vụ đầu tiên của ngài là lắng nghe cho đến cùng. Đây có lẽ là điều khó khăn nhất, bởi vì đó là một sự lắng nghe, không phải của Giáo hội Rôma đặc thù của ngài, mà là của tất cả các Giáo hội.
Đức Giáo hoàng cũng là người của mối liên kết. Về mặt từ nguyên, Pontifex có nghĩa là “người xây dựng những chiếc cầu“; người tạo nên mối liên kết với toàn bộ truyền thống của Giáo hội và mối liên kết giữa tất cả các Giáo hội. Ngài chăm lo sự hiệp nhất. Điều khó khăn nhất trong việc chăm lo các liên kết này – episkopè có nghĩa là chăm lo, cảnh giác -, đó là lắng nghe. Đức Thánh Cha đặc biệt nhạy cảm với điều đó, lắng nghe những tiếng nói mà chúng ta rất ít nghe thấy, tiếng nói của những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Delphine Allaire : Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc luôn mở ra cho sự ngạc nhiên trong suốt Thượng hội đồng này. Điều này truyền cảm hứng cho Cha điều gì?
Cha Theobald : Vấn đề về sự ngạc nhiên là có tính quyết định. Cuộc sống thấm đẫm sự bình thường. Trong Giáo hội cũng có nhiều nghi lễ. Sự lặp lại là một phần của sự tồn tại của con người chúng ta. Nhưng theo cách này, chúng ta có nguy cơ trở nên không quen với những điều bất ngờ, những sự kiện không lường trước được có nguy cơ xảy ra. Công đồng Vatican II đã mang tính quyết định nhờ các cuộc gặp gỡ, tôi tin tưởng rất nhiều vào điều đó ở Thượng hội đồng này. Những điều ngạc nhiên là đặc tính của Chúa Thánh Thần. Trong Tin Mừng Gioan, chẳng phải Chúa Thánh Thần đến sao? Cần phải được sinh ra trong hơi thở này. Chúng ta không biết Ngài đến từ đâu và đi đâu. Điều này đòi hỏi một thái độ tâm linh cơ bản mà, một cách nào đó, là sự vô tri. Chấp nhận rằng chúng ta không biết, rằng chúng ta không biết tương lai và chúng ta đã để nó xảy đến.
———————————-
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THẦN BÍ SAI LẠC VÀ LẠM DỤNG THIÊNG LIÊNG, MỘT NHÓM LÀM VIỆC ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI VATICAN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 15. NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN. NIỀM VUI
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?