CHIẾN TRANH ISRAEL-HAMAS: LỜI TIÊN TRI CỦA ISAIA, ĐƯỢC BENJAMIN NETANYAHU TRÍCH DẪN LÀ GÌ?

Written by xbvn on Tháng Mười 27th, 2023. Posted in Cựu Ước, Thế Giới, Tý Linh

 Benjamin Netanyahu đề cập đến “lời tiên tri của Isaia” trong bài phát biểu trên truyền hình vào thứ Tư, ngày 25 tháng Mười, để biện minh cho việc hủy diệt Hamas. Là một bản văn lớn của Cựu Ước, sách Isaia đề cập đến việc lưu đày của người Do Thái đến Babylon và sự trở về của họ, cũng như việc xây dựng lại Đền thờ ở Giêrusalem.

Chúng ta là dân của ánh sáng, họ là dân của bóng tối, và ánh sáng phải chiến thắng bóng tối (…) chúng ta sẽ thực hiện lời tiên tri của Isaia,” Benjamin Netanyahu nói hôm thứ Tư 25 tháng Mười trong một bài phát biểu trên truyền hình. Những lời này quy chiếu đến sách Isaia, sách đã truyền cảm hứng cho một phong trào trong đạo Do Thái kéo dài ít nhất ba thế kỷ.

Theo phần lớn các nghiên cứu Thánh Kinh, sách Isaia là một tác phẩm tập thể, gần một nửa trong số đó được viết bởi ngôn sứ Isaia. Gồm 66 chương, bản văn đặc biệt đề cập đến việc lưu đày của người Do Thái, việc chấm dứt cuộc lưu đày của họ, việc xây dựng lại đền thờ Giêrusalem và ngày tận thế. Nó là một phần của Cựu Ước.

Một quy chiếu sai lệch

Chương 9 sách Isaia có câu này: “Dân đang lần bước trong bóng tối đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. » Chính từ đoạn văn này mà thủ tướng Benjamin Netanyahu dường như đã rút ra được câu tương tự của mình. Câu này đặt ra sự đối lập giữa dân tộc ánh sáng, Israel, dân tộc phải chiến thắng dân tộc bóng tối, cụ thể là Palestine, trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.

Theo nhà thần học và học giả kinh thánh Anne-Marie Pelletier, dân tộc bước đi trong bóng tối trong sách Isaia không phải là kẻ thù láng giềng mà là chính dân tộc Do Thái, đang trải qua “một thử thách chính trị và chắc chắn là tinh thần”. “Ý nghĩa của bản văn chắc chắn không ủng hộ khẳng định của Benyamin Netanyahu”, bà giải thích và đồng thời chỉ trích một “quy chiếu gay gắt”.

Một bản văn phức tạp, được viết trong một bối cảnh lịch sử khác

Noémie Issan, triết gia và nhà nghiên cứu về khoa học tôn giáo, phân tích: bản văn này bao gồm “lời tiên tri lịch sử đầu tiên về chiến thắng của vương quốc Giuđa” và “lời tiên tri thứ hai mang tính cánh chung hơn về ngày tận thế”.

Nhà nghiên cứu cho biết thêm, cuốn sách này cực kỳ phức tạp và “chỉ có thể được hiểu theo bối cảnh lịch sử của thời đó”. Ngôn sứ Isaia sống ở Giêrusalem vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, dưới thời vua Ezékias, khi nước láng giềng Assyria đang trở thành mối đe dọa đối với vương quốc. Vào thời điểm đó, nó được phân chia giữa Giuđa ở phía nam, với Giêrusalem là thủ đô, và Israel ở phía bắc với Samari là thủ đô.

Việc Thủ tướng Israel sử dụng tham chiếu Kinh thánh như vậy gợi nhớ đến người đồng cấp Nga. Vào tháng 3 năm 2022, Vladimir Putin tuyên bố tại sân vận động Luzhniki ở Moscou: “Không ai có tình yêu thương lớn hơn người đã hy sinh mạng sống của mình cho bạn hữu. » Những lời này vốn là lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan (15, 13), được nói ở đây trong lễ kỷ niệm 8 năm sáp nhập Crimea.

Tý Linh

(theo Capucine Licoys, nhật báo La Croix)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31