CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH: TIẾNG “KHÔNG” NÓI LÊN TINH THẦN HIỆP HÀNH CỦA CÁC GIÁM MỤC CHÂU PHI
Các Giáo hội Châu Phi đã công bố một tuyên bố chung vào Thứ Năm, ngày 11 tháng Giêng, tuyên bố rằng họ đối lập với việc chúc lành cho các đôi bạn trong hoàn cảnh bất quy tắc. Những khác biệt trong quan điểm về Fiducia supplicans một cách nghịch lý lại khít với tầm nhìn của Đức Giáo hoàng, người, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã kêu gọi một nền thần học thích ứng với các bối cảnh văn hóa khác nhau.
Các linh mục sẽ không chúc lành cho các cặp đồng giới ở Châu Phi. Tuyên bố được đưa ra vào thứ Năm ngày 11 tháng Giêng. Một tài liệu dài năm trang trong đó tất cả các Giám mục Châu Phi, thông qua tổ chức đại diện cho họ, đã bày tỏ một tiếng “không” rõ ràng đối với sự cho phép, do Vatican đưa ra vào giữa tháng 12, chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái, trong Tuyên ngôn Fiducia supplicans.
Những chúc lành này – được cho phép bên ngoài khuôn khổ phụng vụ – “không thể được thực hiện ở Châu Phi mà không gặp phải những tai tiếng”, người ta có thể đọc thấy trong văn bản được ký bởi Đức Hồng y Fridolin Ambongo, Tổng Giám mục Kinshasa (RD-Congo) và chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (Sceam). Tổ chức này, tập hợp các nhà lãnh đạo Công giáo từ lục địa, đã đưa ra một cuộc tham vấn với tất cả các Giám mục Châu Phi vào cuối tháng 12 năm 2023. Một cách tổ chức một câu trả lời phối hợp sau những phản ứng mạnh mẽ đầu tiên của một số Hội đồng Giám mục đối với Tuyên ngôn Fiducia supplicans.
“Chúng tôi, các giám mục Châu Phi, không cho rằng việc Châu Phi chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng giới hoặc các cặp đồng giới là phù hợp bởi vì, trong bối cảnh của chúng tôi, điều này sẽ gây ra sự nhầm lẫn và mâu thuẫn trực tiếp với nếp sống (ethos) văn hóa của các cộng đồng Châu Phi”, Đức Hồng y Ambongo nói tiếp. “Ngôn ngữ của Fiducia supplicans vẫn còn quá tinh tế để những người đơn giản có thể hiểu được.”
“Chúng ta đang hướng tới một hình thức tản quyền”
Tại Rôma, Bộ Giáo lý Đức tin đã không lường trước được những phản ứng như vậy khi công bố Fiducia supplicans vài ngày trước lễ Giáng sinh. Một nguồn tin của Vatican nhớ lại: “Văn bản này được công bố bởi Đức Hồng y Fernandez và bởi một nhóm rất nhỏ”. Một người khác giải thích rằng cả các tổng trưởng của các bộ khác của Giáo triều Rôma, các Hồng y, cũng như các chủ tịch Hội đồng Giám mục đều không được báo trước về văn bản này, mặc dù nó có tính nhạy cảm cao.
Đó là một cách để tránh rò rỉ và có thể chặn văn bản… nhưng nó gây ra rủi ro về mặt tiếp nhận. Trên thực tế, những lời chỉ trích và thắc mắc mạnh mẽ đến mức Rôma buộc phải công bố một “thông tri giải thích”, trong đó để các giám mục địa phương được tự do áp dụng văn bản.
Do đó, tuyên bố của các Giám mục Châu Phi diễn ra theo trình tự hợp lý này, và một số người ở Vatican không ngần ngại coi đó là một biểu hiện của tính hiệp hành mà chính Đức Thánh Cha mong muốn. Thực ra, trong Đại hội đầu tiên của Thượng Hội đồng vào tháng 10, một số tham dự viên từ Châu Phi đã phản đối bất kỳ lời chúc lành nào dành cho các cặp đồng tính luyến ái và đã đồng hóa vấn đề này với mối quan tâm ý thức hệ của phương Tây, hoặc thậm chí với một hình thức “thuộc địa” mới. Điều mà Đức cha Pascal Winter mới đây đã trả lời rằng “đồng tính luyến ái là một thực tại, không phải là kết quả của một sự ảnh hưởng có hại của phương Tây.”
“Chúng ta đang hướng tới một hình thức tản quyền”, một quan chức ở Rôma thừa nhận và đồng thời không thấy có lý do gì để báo động ở đó, mà trái lại là việc áp dụng “tính hiệp hành”. Bằng chứng là, thông điệp của các Giáo hội Châu Phi, như các tác giả của nó chỉ rõ, “đã nhận được sự đồng ý của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng y Victor Manuel Fernandez”. Vị quan chức này nói tiếp : “Vấn đề ngày nay là làm thế nào để sống hiệp nhất trong đa dạng”.
“Việc áp dụng tinh thần hiệp hành”
Phải chăng Giáo hội Công giáo đang trở thành một tổ chức với nhiều tốc độ? Nhà sử học Công giáo Yves Chiron trả lời: “Chúng ta đang hướng tới điều đó. Về cơ bản, Đức Giáo hoàng không tìm cách áp đặt một đường lối mục vụ, nhưng ngài mở ra những khả năng mà các Giám mục phải nắm bắt.”
Nhà sử học cho rằng nếu có thể có quan điểm như vậy, thì đó là do Rôma không có ý định thay đổi học thuyết về đồng tính luyến ái và hôn nhân. Điều mà một Giám mục người Đức đến thăm Rôma đã gợi ý cách đây vài tháng: “Tôi có thể hiểu rằng một người Châu Phi không muốn chúc lành cho các cặp đồng tính luyến ái nơi họ, bởi vì đây là một chủ đề rất nhạy cảm. Ở vị trí của người ấy, có lẽ tôi cũng sẽ làm điều tương tự. Nhưng ở đất nước tôi, nếu tôi không làm điều đó, sự từ chối này sẽ trở thành một trở ngại cho việc loan báo Chúa Kitô.”
Về phần mình, Đức Hồng y Fridolin Ambongo tự bảo vệ trước bất kỳ sự chia rẽ nào. “Giáo hội không tự tách rời mình”, Đức Tổng Giám mục Kinshasa nhấn mạnh khi được nhật báo La Croix phỏng vấn. Người ký văn bản Châu Phi này cũng nhắc lại một tiền lệ, đó là các phó tế vĩnh viễn. “Khi chức phó tế vĩnh viễn được mở ra, các Giám mục Châu Phi nói rằng trong bối cảnh văn hóa của họ, họ sẽ tiếp tục dựa vào các giáo lý viên, vốn hiện diện rất nhiều trên lục địa này.” ĐHY Chủ tịch của Sceam, người đã đến Rôma rõ ràng để trình bày với Đức Thánh Cha những phản ứng của người Châu Phi, cũng nhận thấy trong tuyên bố của mình “việc áp dụng tinh thần hiệp hành”.
Cảnh báo “nguy cơ bùng nổ”
Nếu đối với một số nhà quan sát, sự khác biệt trong việc áp dụng văn bản dường như là một sự tổn hại nguy hiểm trong sự hiệp nhất của Giáo hội, thì những người khác như cha Paul Béré, tu sĩ Dòng Tên người Burkinabè, kêu gọi tương đối hóa tầm ảnh hưởng của nó: “Sự hiệp nhất chưa bao giờ là sự đồng nhất . Điều bình thường là Fiducia supplicans không thể được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới, khá đơn giản vì vấn đề đồng tính luyến ái không nảy sinh theo cách tương tự ở Đức và Uganda. Luôn luôn có những khác biệt về bản chất này trong lịch sử của Giáo hội, điều duy nhất thực sự đã thay đổi là giờ đây với truyền thông toàn cầu, chúng ta biết điều đó.”
Là một linh mục tham dự Thượng hội đồng về Tương lai của Giáo hội, mà khóa họp thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2024, cha Paul Béré nhận thấy trong sự tự do mà Vatican đưa ra để áp dụng hay không áp dụng văn bản, đỉnh cao của lôgic của Đức Phanxicô: “ Đức Thánh Cha đã kêu gọi sự tản quyền lành mạnh trong tông huấn Evangelii gaudium của ngài. Sự khác biệt phải tiếp tục là chủ đề của cuộc trò chuyện trong chính Giáo hội.”
Những khác biệt trong quan điểm về Fiducia supplicans một cách nghịch lý lại khít với tầm nhìn của Đức Giáo hoàng, người, ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, đã kêu gọi một nền thần học thích ứng với các bối cảnh văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, nhà thần học Arnaud Join-Lambert cảnh báo về “nguy cơ bùng nổ” của Giáo hội về vấn đề đồng tính luyến ái, như trường hợp của Cộng đồng Anh giáo. Giáo sư thần học mục vụ tại khoa thần học của Đại học Công giáo Louvain nhấn mạnh: “Chúng ta không thể chỉ vui mừng trước việc trao quyền tự quản cho các Giáo hội. Có những tiếng nói trong Giáo hội ngày nay nói về lạc giáo hoặc phạm thánh để chỉ rõ Fiducia supplicans: điều này cho thấy rõ ràng rằng, đối với một số người, vấn đề đồng tính luyến ái không chỉ mang tính mục vụ mà còn vượt xa hơn thế.”
Tý Linh
(theo Loup Besmond de Senneville và Héloïse de Neuville, nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ