CÓ PHẢI THÔNG ĐIỆP « FRATELLI TUTTI » QUÁ CHÍNH TRỊ ?

Written by xbvn on Tháng Mười 6th, 2020. Posted in Học thuyết xã hội, Thế Giới, Tý Linh, Văn kiện Giáo Hội

Phê bình hệ thống « tân tự do kinh tế », các « chủ nghĩa dân túy » và những lệch lạc « chủ nghĩa cá nhân » của sự toàn cầu hóa… Thông điệp về tình huynh đệ của Đức Phanxicô cũng là một lời biện hộ chống lại những sự dữ to lớn đang làm băng hoại thế giới. Thông điệp có nguy cơ khơi lên những phản ứng về cung giọng rất chính trị của mình.

« Có một vị Giáo hoàng làm chính trị, đó là cần thiết »

Cha Mercel Rémon, dòng Tên, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hành động xã hội (Ceras), với tạp chí « Projet ».

« Thông điệp này là rất chính trị. Đức Phanxicô đặt mình trên cương vị đứng đầu Nhà nước, vạch ra một « đường hướng chung » cho nhân loại. Một chân trời càng cần thiết hơn khi ngài nhiều lần lấy làm tiếc rằng thế giới không còn được gắn kết nữa bởi bất kỳ « giấc mơ  tập thể » nào để tiến về đó.

Trong thông điệp này, Đức Phanxicô đặt mình trong truyền thống của các vị đại lãnh đạo tinh thần và chính trị, ngài trích dẫn Martin Luther King, Gandhi, Desmond Tutu… và không do dự dựa vào những hoàn cảnh cụ thể, điều vốn mang lại một cái nhìn khá bi kịch và đen tối về thế giới.

 Để xây dựng cái nhìn của mình, ngài dựa vào sự ghi nhận của nhiều Hội đồng Giám mục của các quốc gia, ở Nam Phi, Ấn Độ, Công-gô,  giúp cho ngài ý thức về những xung đột bạo lực, chiến tranh dân sự mà họ đang chịu…Trong thông điệp này, Đức Giáo hoàng muốn tìm cách giải quyết các xung đột, và, điều này, không hề ngây thơ tí nào !

Chẩn đoán các lệch lạc chính trị

Chính cung giọng thẳng thắn này mà đôi khi có thể làm cho các độc giả phật lòng và va chạm, vì ngài không sợ đương đầu. Nó làm khó chịu những người nghĩ rằng Đức Giáo hoàng nên ở lại trong phạm vi thiêng liêng mà thôi. Thế nhưng, Đức Phanxicô cho thấy rằng không phải vì các đối thủ của hòa bình là những nhà lãnh đạo chính trị, mà ngài không thể đả phá họ trên mảnh đất của họ, và chẩn đoán những lệch lạc của họ, nhất là các chủ nghĩa dân túy mà ngài khai triển khá dài.

« Chính trị của Đức Phanxicô » không tránh những xung đột, ngài bênh vực ở đâu có sự xấu, bằng cách đương đầu với những lý lẽ khác nhau vốn loại trừ những người nghèo khổ nhất. Vì đó chính là sợi dây xuyên suốt của ngài : đưa ra ánh sáng những hệ thống dù là kinh tế, xã hội, văn hoa vốn sản sinh ra « nền văn hóa vứt bỏ », mà ngài tố giác không ngừng. Theo quan điểm này, có một vị Giáo hoàng làm chính trị, đó là cần thiết.

Nhưng có một điều căn bản cần nhấn mạnh : nếu Đức Phanxicô có một ghi nhận cực kỳ nghiêm trọng về việc toàn cầu hóa, về các hệ thống tài chính, về cách thức mà các xã hội của chúng ta thường soi kỹ những người di dân, thì ngài không đưa ra bất kỳ phương thức kiểu đảng phái nào để chấm dứt những vết thương mà ngài tố giác.

Một vị Giáo hoàng va chạm bởi văn phong cụ thể của ngài

Ngài không nói rằng giải pháp nằm trong chọn lựa đảng phái này kia. Lời của ngài là đặt lại người nghèo khổ nhất và, cách chung chung hơn, nhân vị ở trung tâm của mọi ưu tiên và của mọi suy tư. Như đối với vấn đề di trú, ngài can thiệp khi ngài thấy rằng các quyền căn bản bị nhạo báng. Khi Đức Phanxicô nhấn mạnh đến quyền của mỗi con người được đón tiếp, thì điều đó không có gì là đảng phái hết.

Nhưng Đức Giáo hoàng va chạm bởi vì văn phong của ngài là ít ngoại giao hơn, cụ thể hơn và có lẽ ít tinh tế hơn các vị tiền nhiệm của ngài. Một cảm giác vẫn còn được củng cố thêm bởi cái nhãn « thiên tả » được gán cho ngài ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Theo tôi, ngài canh tân ngôn ngữ Giáo hội nhưng tận căn sâu xa vẫn hoàn toàn trung thành với các vị tiền nhiệm của ngài và với Tin Mừng. »

« Đó là phong cách của Đức Giáo hoàng khẳng định và quan sát các phản ứng »

Jean-Baptiste Noé, tổng biên tập tạp chí « Conflits », tác giả của cuốn « François le diplomate ».

« Chúng ta luôn có khuynh hướng sắp xếp các thông điệp tùy theo chúng là chính trị, xã hội hay thần học hơn. Thế nhưng, một thông điệp được gọi là chính trị, thuật ngữ mà không được lẫn lộn với chính trị bầu cử, luôn dựa vào những nền tảng thần học và linh đạo. Cũng như một thông điệp được gọi là thần học thì luôn có những ngụ ý chính trị. Chính Tin Mừng là chính trị vì sự kiện là Kitô hữu có một ngụ ý cụ thể về cuộc sống. Kitô hữu không bị cắt đứt khỏi thế giới, họ ở trong thế giới.

Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử, thì các thông điệp khá thường xuyên mang tính chính trị như thông điệp được Đức Lêô XIII viết (giữa những mối quan tâm vào năm 1891), Đức Piô XI viết về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc xã hay Đức Gioan-Phaolô II. Đây không phải là điều mới mẻ gì với Đức Phanxicô. Mỗi Giáo hoàng diễn tả với phong cách của mình, tư tưởng của mình và lịch sử của mình.

Lời mời gọi bàn luận

Cho dầu thông điệp « Fratelli Tutti » được trình bày như là chính trị, nhưng, theo ý tôi, đây là một bản văn phức tạp và cô đọng mà cần phải đọc trong toàn bộ. Thế nhưng, quả đúng rằng Đức Phanxicô đôi khi bày tỏ lập trường cách rất trực tiếp. Chẳng hạn, khi ngài cho rằng quyền tư hữu là một quyền tự nhiên thứ yếu, đó là một điều mới mẻ. Tôi không nhớ có một thông điệp nào khác có một ý kiến dứt khoát như vậy không, nhưng ngài đảm bảo điều đó ở đầu bản văn. Đó là phong cách khẳng định sự việc của ngài rồi quan sát các phản ứng.

Trái lại, khi can thiệp về những chủ đề chính trị, thì người ta đi vào lãnh vực ý kiến. Một số người sẽ đồng ý, số khác thì không. Chúng ta đang ở trong trật tự thảo luận chứ không phải trong lãnh vực thần học về tính bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng hay của việc chấp thuận một yếu tố đức tin. Đây không phải là một diễn văn ngoại giao. Đức Giáo hoàng khai triển những lập luận và vấn đề là rằng người Công giáo có thể bàn luận mà không phải đánh đấm nhau.

Đức Phanxicô khơi lên những phản ứng vì ngài phát biểu về những chủ đề nhạy cảm như cuộc tranh luận về chủ nghĩa dân túy. Ngài sử dụng từ ngữ, đảm nhận nó, đồng thời giải thích rằng đó là điều gì tốt nếu nó gắn bó với dân, nhưng phê bình cách gay gắt những kẻ mị dân vốn sử dụng dân để chiếm đoạt quyền lực.

 Đả phá các quan điểm

Về các nguyên tắc được tuyên bố trong thông điệp, không có gì gây xúc phạm nhưng việc áp dụng chúng cách cụ thể có thể gây tranh cãi như khi ngài nói về việc xóa bỏ nợ cho các nước nghèo : đó không phải đơn giản như thế theo quan điểm kinh tế và không phải là không có rủi ro. Cũng thế về khái niệm « chiến tranh chính đáng ». Nếu tất cả mọi người đều đồng ý về những tác hại của chiến tranh, thì sự can thiệp của Pháp vào Mali, chẳng hạn, đã đóng góp vào việc bảo vệ dân chúng.

Mỗi người phải có thể diễn tả quan điểm của mình trong tình huynh đệ, nếu tôi lấy lại tựa đề của thông điệp. Đức Giáo hoàng nhấn mạnh nhiều đến sự tản quyền trong Giáo hội và văn hóa tranh luận. Ngài thích đả phá để gây phản ứng, cho dù người Công giáo không luôn quen với điều đó. »

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix, ngày 5/10/2020).

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31