CÓ THỂ DANG TAY TRONG KHI ĐỌC KINH LẠY CHA TRONG THÁNH LỄ KHÔNG ?
Trong Thánh lễ, sau phần truyền phép, cộng đoàn nguyện Kinh Lạy Cha cùng với linh mục. Một số tín hữu có thói quen nguyện Kinh Lạy Chay bằng cách dang tay ra : đâu là ý nghĩa của cử chỉ này và Sách lễ nói gì về vấn đề này ?
Sách lễ, mà bản dịch (tiếng Pháp) mới có hiệu lực vào tháng 12/2021, được trình bày như một cuốn sách vừa chính xác vừa cởi mở. Để điều chỉnh các nghi thức của Thánh lễ, ngoài các bản văn do vị chủ tế và cộng đoàn tuyên đọc, Sách phụng vụ còn có các quy tắc chữ đỏ. Những chỉ dẫn này, mà danh xưng của nó nhắc nhớ màu đỏ, cho phép biết những gì mỗi người phải làm tùy theo hoàn cảnh.
Tuy nhiên, vì phụng vụ phải nhập thế, giống như toàn bộ Mạc Khải, nên có những vùng tối. Hay nói đúng hơn, những thích nghi có thể có để các cử chỉ và lời nói trong Thánh lễ được hiểu bởi tất cả mọi người, ở một thời điểm và một nơi chốn nào đó. Do đó, nhiều công thức được đề nghị cho một số thời điểm trong Thánh lễ, những sự mềm dẻo được cho phép tùy theo nền văn hóa và các tín hữu mà linh mục có với mình. Và rồi, có những lúc người ta không nói gì cả.
Đó là trường hợp đối với Kinh Lạy Cha, trong Thánh lễ. Sau Kinh nguyện Thánh Thể, được hoàn tất bởi vinh tụng ca (« Chính nhờ Người, với Người, và trong Người… »), cộng đoàn cùng với linh mục chủ tế nguyện Kinh Lạy Cha. Theo quy tắc chữ đỏ, nếu linh mục phải dang tay ra, thì không có gì được nói về việc dang tay của các tín hữu. Tuy nhiên, một số người cũng dang tay…
Mọi người đã chịu phép Rửa đều là một « tư tế »
Về mặt phụng vụ, dấu chỉ của việc linh mục mở rộng lòng bàn tay hướng lên trời là dấu chỉ của sự trung gian đi lên. Cử chỉ được sử dụng bởi vị chủ tế khi ngài thay mặt các tín hữu cầu nguyện với Thiên Chúa, tạo nên mối liên kết giữa đất và trời. Ngược lại, đặt tay, tức là mở rộng lòng bàn tay hướng xuống, là dấu chỉ của một sự trung gian đi xuống. Lúc đó, linh mục là người qua đó Thiên Chúa chúc lành cho dân Ngài.
Vì Sách lễ không nói, nên không có gì ngăn cản các tín hữu dang tay vào lúc đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ. Qua đó, họ cho thấy rằng kinh nguyện mà họ đọc là một lời thưa lên với Chúa Cha, và mọi người đã chịu phép Rửa đều là một « tư tế », tức là một trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Một chiều kích đã được nhấn mạnh một cách khác trước cuộc cải cách phụng vụ năm 1969 : trong Thánh lễ của thánh Piô V, chỉ một mình linh mục đọc Kinh Lạy Cha, và do đó chỉ một mình linh mục dang tay hướng lên trời. Ở đây, chức tư tế thừa tác được đặt lên trước, hơn là chức tư tế phép Rửa.
Tý Linh
(theo Valdemar de Vaux, Aleteia)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐHY DE KESEL: “NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV NẰM TRONG TÍNH LIÊN TỤC VỚI ĐỨC PHANXICÔ”
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. CÁC DỤ NGÔN. BÀI 6. NGƯỜI GIEO GIỐNG. « NGƯỜI DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI VỚI HỌ NHIỀU ĐIỀU » (Mt 13, 3a)
- LIÊN HIỆP QUỐC : ĐHY PAROLIN BẢO VỆ NỀN NGOẠI GIAO GẶP GỠ MÀ ĐỨC LÊÔ XIV ĐỀ XƯỚNG
- BA ĐIỀU CỐT YẾU CỦA THÔNG ĐIỆP “RERUM NOVARUM”
- CHIẾN TRANH Ở UCRAINA: KIEV VÀ CÁC ĐỒNG MINH HOAN NGHÊNH LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA ĐỨC LÊO XIV VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN TẠI VATICAN
- HÃY NHÌN VÀO CHÚA KITÔ !
- ĐỨC LÊÔ XIV VÀ GIÁO HỘI, MỘT “CHÚT MEN” CỦA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH YÊU
- NHỮNG LỜI PHÁT BIỂU CUỐI THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ PHÊRÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- BÀI GIẢNG THÁNH LỄ NHẬM CHỨC CỦA ĐỨC LÊ Ô XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI CHĂN DẮT ĐƠN ĐỘC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THỦ LĨNH Ở TRÊN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- ĐỨC LÊÔ XIV: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI
- ĐHY PAROLIN: HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CÓ THỂ CHỮA LÀNH NHỮNG CHIA RẼ TOÀN CẦU
- SỰ MỚI MẺ NÀY ĐƯỢC ĐỨC LÊÔ XIV MONG MUỐN CHO LỄ KHAI MẠC SỨ VỤ CỦA MÌNH
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV, MỘT PHỤNG VỤ GIỮA CÁC NGHI LỄ VÀ BIỂU TƯỢNG
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH : BỎ LẠI XUNG ĐỘT ĐẰNG SAU VÀ CHỌN THEO MỘT CON ĐƯỜNG MỚI
- ĐHY PAROLIN : TRONG SUỐT MẬT NGHỊ, ĐỨC LÊÔ XIV “KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI NỤ CƯỜI NHẸ NHÀNG CỦA MÌNH”
- NỮ TU OONAH O’SHEA ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH UISG
- ĐỨC LÊÔ XIV, “MỘT GIÁO HOÀNG VÌ HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT”
- GIÁO DỤC: ĐỨC LÊÔ XIV KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI TU TRÌ LA SAN