CON ĐƯỜNG CÔNG NGHỊ : LẬP TRƯỜNG TẾ NHỊ CỦA CÁC GIÁM MỤC ĐỨC DÈ DẶT
Sau khi bỏ phiếu cho một loạt đề xuất gợi ý những thay đổi sâu xa trong khuôn khổ của con đường công nghị, các Giám mục Đức đang nhóm họp cho khóa họp khoáng đại từ 7-10/3/2022. Trong số các Giám mục, những vị phản đối hay những vị dè dặt với những cải cách đang được bàn luận cảm thấy khó khăn để cho mình được lắng nghe, nhưng các ngài trông cậy vào sự ủng hộ của Vatican.
Đức cha Rudolf Voderholzer, Giám mục của Ratisbonne
Được khởi động vào tháng 12/2019 bởi Giáo hội Công giáo Đức, con đường công nghị đã khơi dậy những kỳ vọng mạnh mẽ, sau những tiết lộ liên tiếp về các vụ bê bối lạm dụng tình dục. Được tổ chức bởi Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban trung ương Công giáo (ZdK), tổ chức chính của giáo dân, tiến trình cải cách này về tổ chức và tương lai của người Công giáo ở Đức dường như được ủng hộ bởi đa số 67 Giám mục. Khóa họp cuối cùng của con đường công nghị, từ 3-5/2/2022, ở Francfort, đã cho thấy khuynh hướng này.
Mười hai Giám mục đã bỏ phiếu chống
Quả thế, trong số 14 bản văn được bàn luận, có ba bản đã được tán thành ở lần đọc đầu tiên và đã đạt được đa số hai phần ba được đòi hỏi trong số 230 thành viên của Đại hội công nghị và trong số 67 Giám mục. Bản văn đầu tiên đề nghị với Đức Thánh Cha Phanxicô một biên độ đồng quyết định lớn hơn cho giáo dân trong các cấp thẩm quyền của Giáo hội theo mô hình « một xã hội dân chủ và cởi mở ». Bản văn thứ hai ủng hộ sự tham gia của giáo dân trong việc chọn lựa các Giám mục, đang khi bản văn thứ ba, có tính cách thần học hơn, yêu cầu các nguồn mạch chân lý của Giáo hội được mở rộng đến « khoa học thần học », đến « các dấu chỉ của thời đại » và « cảm thức đức tin của dân Thiên Chúa ».
Trong các cuộc bỏ phiếu khác nhau này, một số Giám mục đã bỏ phiếu trắng đang khi 12 Giám mục đã bỏ phiếu chống. Trong số đó đặc biệt có Đức cha Rudolf Voderholzer, Giám mục của Ratisbonne, Đức cha Stefan Oster, Giám mục của Passau, Đức cha Wolfgang Ipolt, Giám mục của Görlitz, hay Đức cha Florian Wörner, Giám mục phụ tá của Augsbourg.
« Thiểu số »
Trong số các tiếng nói bất đồng này, Đức cha Rudolf Voderholzer là người xuất hiện nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông. Vào tháng 9/2021, ngài đã cho rằng các cuộc lạm dụng tình dục đã bị « công cụ hóa » với mục đích « tổ chức lại Giáo hội công giáo theo mô hình luật giáo phận của Giáo hội Tin Lành ». Theo ngài, « sự phẫn nộ chống lại lạm dụng tình dục là ngọn lửa nấu súp của con đường công nghị ». Được nhật báo La Croix hỏi, Đức cha Voderholzer biết mình là « thiểu số » trong Hội đồng Giám mục và cảm thấy « bối rối » trước sự xa rời lập trường giữa con đường công nghị và Vatican.
Đức Cha Voderholzer đươc tiếp sức bởi ĐHY Maria Woelki, Tổng Giám mục Cologne. Bị chỉ trích về việc xứ lý yếu kém các vụ lạm dụng tính dục, ĐHY đã đệ đơn từ nhiệm lên Đức Thánh Cha ngày 2/3/2022. ĐHY đã nhiều lần cho rằng con đường công nghị có thể dẫn đến một « sự chia rẽ » trong Giáo hội và ngài đã không tham dự khóa họp tháng Hai.
« Đời sống Kitô hữu phi chính trị hóa »
Ngoài một số Giám mục hoàn toàn chống lại những cải cách này, đa số « những người bảo thủ » vẫn kín đáo. « Họ biết rằng lập trường của mình chỉ là thiểu số trong các giáo phận của mình », Michael Seewald, giáo sư ở phân khoa thần học Công giáo ở đại học Münster, ghi nhận. Ông bình luận : « Đa số các giám mục bảo thủ giữ một sự kiềm chế có lợi thế. Điều đó cho phép họ bảo vệ một hình thức đời sống Kitô hữu phi chính trị hóa nào đó. Tư thế này cũng được chia sẻ bởi một số nhà cải cách ».
« Các nhà cải cách » không nhất thiết ủng hộ tất cả các đề xuất của con đường công nghị. Đó là trường hợp của Đức cha Peter Kohlgraf, Giám mục của Mayence. Ngài phản đối sự tham gia rộng lớn hơn của các giáo dân trong việc bổ nhiệm các Giám mục. Do đó, ngài sẽ không thực hiện biện pháp này trong giáo phận của mình.
Bởi vì thực sự chính các Giám mục, tại thực địa, và với tư cách cá nhân, có đưa vào áp dụng các biện pháp này hay không, những biện pháp vốn không thuộc về Giáo hội hoàn vũ. Đối với việc này, cũng như khả năng phong chức linh mục cho nữ giới, buộc phải có sự đồng ý của Đức Thánh Cha. Vậy mà về những vấn đề nóng bỏng này, các Giám mục Đức dè dặt lại có lợi thế hơn : nhiều tiếng nói ủng hộ họ tại Giáo triều.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
- MỘT NỮ TU SẼ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM CHỦ TỊCH PHỦ THỐNG ĐỐC THÀNH VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C: CHÚA ĐÁP LẠI SỰ THIẾU THỐN CỦA CHÚNG TA BẰNG TÌNH YÊU DƯ TRÀN CỦA NGƯỜI
- CÁI CHẾT CỦA CHA PONCHAUD, CHỨNG NHÂN VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ CAMPUCHIA
- BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN: HUẤN THỊ VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA “THẦN HỌC GIẢI PHÓNG”
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ