CHA WILFRID STINISSEN GIẢI THÍCH VỀ ĐÊM TỐI THIÊNG LIÊNG
Mỗi tháng trong Năm Cầu Nguyện 2024 này, thầy Baptiste de l’Assomption giúp chúng ta khám phá thông điệp về một nhân vật tâm linh ít được biết đến của thế kỷ 20. Thầy bắt đầu với cha Wilfrid Stinissen, dòng Cát Minh, một chuyên gia lớn về Thánh Gioan Thánh Giá, người cho chúng ta thấy “đêm tối” là một giai đoạn của đời sống thiêng liêng chuẩn bị cho sự kết hợp tình yêu với Thiên Chúa ở trung tâm tâm hồn.
“Điều đó sẽ mang lại cho bạn bớt ở luyện ngục hơn!” » Đây là cách diễn đạt mà đôi khi chúng ta nghe thấy trên môi miệng các Kitô hữu! Chúng ta có thể giải thích nó theo cách chủ bại: “Trong mọi trường hợp, đau khổ là cần thiết… dù phải có nó, nhưng càng phải sống với nó ngay bây giờ! » Chúng ta cũng có thể hiểu nó như là một tin tuyệt vời! Người ta có thể sống, từ trái đất này, sự chuẩn bị tuyệt vời này cho cuộc sống trên thiên đàng và thấy trước, ngay cả trước khi chết, những niềm vui trên Thiên Đàng! Đây là một trong những học thuyết truyền thống nhất được tìm thấy trong học thuyết về đêm tối của Thánh Gioan Thánh Giá. Theo ngài, đêm tối không gì khác hơn là một luyện ngục được trải nghiệm trên trái đất, vốn chuẩn bị cho sự kết hợp tình yêu với Thiên Chúa ở trung tâm tâm hồn. Nhưng thực sự ngài đang nói về điều gì? Hãy để cha Wilfrid Stinissen (1927-2013) nói cho chúng ta về điều này: vị tu sĩ Cát Minh người Bỉ này đã trở thành bề trên tu viện của mình ở Thụy Điển và được công nhận là một trong những chuyên gia giỏi nhất về Thánh Gioan Thánh Giá vào cuối thế kỷ 20.
Vào thời điểm nào của đời sống thiêng liêng?
Nơi các Kitô hữu, có nhiều giai đoạn của đời sống thiêng liêng: giai đoạn mà chúng ta bắt đầu bước theo Chúa Kitô một cách cương quyết hơn; giai đoạn mà cuộc sống với Ngài trở nên giống như hơi thở tự nhiên. Nhưng cuộc hành trình vẫn chưa kết thúc. Như cha Wilfrid giải thích: “Chúng ta bị cám dỗ để tin – đặc biệt khi đọc các sách thần bí – rằng chúng ta đã tìm ra con đường, và bây giờ vấn đề là phải tiếp tục con đường này cho đến hết đời, sự nghỉ ngơi sẽ trở nên sâu xa hơn bao giờ hết, sự thỏa mãn càng lớn hơn” (La nuit comme le jour illumine, trang 18).
Trên thực tế, mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Sau khi đã trải nghiệm đủ lâu một cuộc sống gần gũi với Thiên Chúa, cảm nghiệm được sự hiện diện của Ngài ở trung tâm tâm hồn, giờ đây linh hồn đã sẵn sàng, nó đủ gắn bó với ý muốn của Ngài, để trải qua một cảm nghiệm đau đớn hơn, một cuộc thanh tẩy sâu sắc hơn vốn có hai khía cạnh, “khía cạnh luân lý và khía cạnh hữu thể học” (tr. 19).
Sự thanh tẩy luân lý
Khía cạnh luân lý của đêm tối gắn liền với sự thánh thiện quá vĩ đại của Thiên Chúa. Khi Chúa đến gần một linh hồn, ánh sáng rất tinh tuyền của Ngài làm nổi bật những vùng tối tăm ẩn giấu nhất. Lúc đó, linh hồn trải qua một trải nghiệm khó có thể chịu đựng được. Tội lỗi và nỗi khốn cùng của nó được đưa ra ánh sáng, không phải để nó tuyệt vọng, nhưng để nó hiến thân, với sự nhỏ bé và yếu đuối của mình, cho ngọn lửa thiêu đốt của Lòng Thương Xót của Chúa. Cha Wilfrid nói: “Điều hết sức quan trọng là phải hiểu rằng nỗi đau khổ trong đêm tối không phải do sự vắng mặt của Chúa gây ra. Ngược lại, chính sự hiện diện của Thiên Chúa – một sự hiện diện theo một cách nào đó quá mãnh liệt và vượt quá khả năng của linh hồn – là nguyên nhân của mọi nỗi buồn của đêm tối. Thánh Gioan Thánh Giá không ngừng lặp lại rằng đêm tối xuất phát từ tình yêu “quá vĩ đại” của Thiên Chúa” (tr. 20).
Sự biến đổi hữu thể học
Nhưng đêm tối không chỉ là “sự thanh lọc”. Nó cũng là một “sự biến đổi” để những lời của Thánh Phaolô được thể hiện trong linh hồn: “Với Chúa Kitô, tôi bị đóng đinh. Không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Ga 2,19-20). Người nào đã nhìn thế giới và các sinh vật theo cách của con người, giờ đây sẽ nhìn chúng bằng con mắt của Chúa. “Hoa hồng” không còn là một loài cây kỳ diệu nói với họ về vẻ đẹp của Thiên Chúa nữa: nó trở thành một lời của Chúa Cha mặc khải cho họ tất cả vẻ đẹp của Lời Ngài, trong Người Ngài đã tạo dựng nên mọi sự. Họ không còn yêu thương anh em mình bằng sức lực con người nữa, nhưng bằng tình yêu của chính Chúa Thánh Thần. Không còn là họ phải “chịu đựng” một đồng nghiệp khó quản lý: chính Chúa Giêsu đã yêu người đó qua họ, bằng chính Trái Tim của Người. Nhưng trước khi đạt được trạng thái hạnh phúc này, cần phải ưng thuận trải qua một quá trình chuyển đổi đau đớn:
“Sức mạnh của linh hồn không ngay lập tức chấp nhận rằng họ không còn có thể hành động theo cách thông thường nữa. Phải mất thời gian trước khi họ hoàn toàn buông mình cho Thiên Chúa và học cách lắng nghe những tín hiệu đến từ bên trong, thay vì chiếm lấy đối tượng của họ một cách tàn nhẫn. Phải mất thời gian trước khi móng vuốt phát triển thành những an-ten nhạy cảm. Trong khi chờ đợi sự biến đổi này, chúng ta lơ lửng giữa trời và đất (NO II 6, 5). Chúng ta không còn có thể hành động như trước nữa, chúng ta cảm nghiệm sự hoàn toàn bất lực của mình” (tr. 23).
Bằng lòng đi vào mầu nhiệm thập giá
Tóm lại: do đó rất có thể sống “luyện ngục” này trên trái đất. Đó là sự triển nở của tâm hồn, vốn cho phép nó sống từ trần thế này trong niềm vui của cuộc sống thiên đường. Nhưng để làm được điều này, cần phải ưng thuận đi sâu vào mầu nhiệm Thập Giá một cách trọn vẹn. “Luyện ngục” này thường xảy ra nơi những người Kitô hữu sau một thời gian dài thân mật với Thiên Chúa. Nó mang hình thức một cuộc thanh tẩy những cội rễ sâu xa nhất của tội lỗi và một sự biến đổi tâm hồn. Mặc dù trải nghiệm đó rất đau đớn – nó có thể có hàng ngàn hình thức! – nhưng đây có lẽ là ân sủng đẹp nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho con người trên trái đất này. Đêm tối này, như Thánh Gioan Thánh Giá đã nói, là một đêm tối thực sự hạnh phúc vì nó dẫn chúng ta đến sự kết hợp sâu sắc với Đấng đã yêu thương chúng ta biết bao.
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Aleteia)
Tags: các thánh-nhân vật
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS