ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG

Written by xbvn on Tháng Năm 3rd, 2025. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Hôm thứ Sáu 2/5/2025, ĐHY Claudio Gugerotti đã chủ tế Thánh lễ thứ trong tuần cửu nhật cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, với sự tham dự của các Giáo hội Đông phương. Trong bài giảng của mình, ngài đã nhắc lại tính đặc thù của phụng vụ Byzantine, nhấn mạnh “nghịch lý đáng kinh ngạc của sự kiện Kitô giáo: một mặt là sự khốn khổ của con người tội lỗi chúng ta, mặt khác là lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa”.

Lòng kính trọng từ các Giáo hội Đông phương trong thánh lễ an táng Đức Giáo hoàng Phanxicô vào thứ Bảy, ngày 26 tháng Tư, là một trong những điểm nhấn của buổi lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô. Một tuần sau, Thánh lễ thứ bảy trong tuần cửu nhật được tổ chức với sự tham gia của các Giáo hội Đông phương, do cựu Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương chủ tế tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô.

“Trái đất kêu gào”

Đức Hồng y Claudio Gugerotti trước tiên nói về sự tham dự của mỗi người vào Sự Phục Sinh của Chúa Kitô trong mùa Phục Sinh: “Chính Thiên Chúa làm cho chúng ta sống lại, qua Thánh Thần của Người. Từ nước Rửa Tội, chúng ta trở thành những tạo vật mới, thành viên của gia đình Thiên Chúa, những người thân cận của Ngài hoặc, như Thánh Phaolô nói, những nghĩa tử chứ không còn là nô lệ nữa“.

Tiếng kêu gào này, cùng với toàn thể công trình tạo dựng, khiến chúng ta tiến về phía trước như “những người bạn đồng hành của nhân loại và liên đới với nhân loại, cũng như nhân loại đòi hỏi tình liên đới của con người phải được tôn trọng và chữa lành“. Đức Hồng y người Ý đã nhắc lại một chủ đề rất được Đức Giáo hoàng Phanxicô quan tâm, đặc biệt là trong thông điệp Laudato si’ của ngài. “Trái đất kêu gào, nhưng trên hết, tiếng kêu gào đó là tiếng kêu gào của một nhân loại đang bị nhấn chìm trong lòng hận thù, chính lòng hận thù này là hậu quả của việc làm giảm giá trị sâu xa của sự sống“, người được Đức Giáo hoàng Phanxicô tấn phong Hồng y vào năm 2023 nói tiếp.

Việc tìm kiếm Thiên Chúa

Nhân loại tuyệt vọng, chia sẻ những khó khăn của thế giới, cầu nguyện bằng “những tiếng rên xiết không được diễn tả thành lời, tức là im lặng“. Đức Hồng y Gugerotti nhớ lại: một thói quen “thân thuộc với thế giới Kitô giáo Đông phương, nơi nhìn thấy trong sự bất lực diễn đạt Thiên Chúa (apophasis) là một trong những đặc điểm của thần học: sự chiêm nghiệm về điều không thể hiểu nổi, một nỗ lực vô ích nhằm vén bức màn che phủ chân lý tối thượng“.

Là Sứ thần tại Armenia và Azerbaijan, sau đó là Belarus và Ucraina, vị Hồng y người Veronese hiểu rất rõ về các Giáo hội Đông phương. Ngài cũng lưu ý đến sự thay đổi về mặt ngữ nghĩa ở phương Tây từ “cha hoặc mẹ thiêng liêng” thành “người linh hướng”, “một sự thay đổi thú vị” theo ngài.

Qua Bí tích Thánh Thể, mỗi tín hữu có thể “kết hợp với tiếng kêu của Chúa Thánh Thần, ngay cả với những điều bất khả thi của [họ], và kêu lên cùng Chúa Cha về nhu cầu được trở thành những người con yêu dấu của chúng ta”. Đây cũng là một trong những lời dạy của Đức Giáo hoàng Phanxicô, người “dạy chúng ta cách lắng nghe tiếng kêu cứu về sự sống bị xâm phạm, tiếp tục nó và dâng lên Chúa Cha, nhưng cũng phải hành động cụ thể để xoa dịu nỗi đau mà tiếng kêu cứu này khơi dậy“.

Kho tàng của các Giáo hội Đông phương

Đối với người giữ chức Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương kể từ năm 2022, những Giáo hội này, “những đứa con của thời kỳ đầu của Kitô giáo, đã mang trong trái tim mình, cùng với những anh chị em Chính thống giáo, hương vị của vùng đất của Chúa, và một số thậm chí vẫn tiếp tục nói ngôn ngữ mà Chúa Giêsu Kitô đã nói.”

Những Giáo hội này, là chứng nhân của thời kỳ đầu, “ngày nay đã giảm về số lượng và sức mạnh nhưng không giảm về đức tin, chính là do chiến tranh và sự bất bao dung“. Đức Hồng y nói tiếp: “Đôi khi họ bị chúng ta, những người phương Tây, hiểu lầm“, khi bị những người Công giáo Rôma phán xét là không theo chân lý khi những người anh em Chính thống giáo của họ cáo buộc họ đã từ bỏ đức tin.

Trước các anh em Hồng y và anh chị em thuộc các Giáo hội Đông phương, ĐHY chủ tế khẳng định rằng “Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đã dạy chúng ta yêu mến sự đa dạng và phong phú trong cách diễn đạt của mọi điều thuộc về con người, hôm nay, tôi tin, vui mừng khi thấy chúng ta tụ họp để cầu nguyện cho ngài và xin ngài chuyển cầu.”

Nghịch lý của sự kiện Kitô giáo

Cuối cùng, Đức Hồng y nhấn mạnh “nghịch lý đáng kinh ngạc của sự kiện Kitô giáo: một mặt là sự khốn khổ của con người tội lỗi chúng ta, mặt khác là lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa Đấng đã đặt chúng ta bên cạnh ngai của Ngài để chia sẻ cho đến tận hữu thể thần linh của Ngài“. Một nghịch lý được lặp đi lặp lại liên tục “để làm thấm vào trái tim họ và trái tim của những người khác” với văn bản này do truyền thống Byzantine để lại: “Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, Người đã giẫm đạp cái chết dưới chân, và ban sự sống cho những người chết trong mồ“.

ĐHY kết luận : “Chúng ta hãy đặt trên môi lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần mà một giáo phụ Đông phương vĩ đại, thánh Simeon, Nhà thần học mới, đã viết ở đầu các bài thánh ca của mình: ‘Xin hãy đến, hỡi ánh sáng thật; xin hãy đến, hỡi sự sống vĩnh cửu; xin hãy đến, hỡi mầu nhiệm ẩn giấu; xin hãy đến, hỡi kho tàng vô danh; hãy đến, hỡi thực tại khôn dò khôn thấu ; xin hãy đến, hỡi con người diệu kỳ; xin hãy đến, hỡi niềm vui vô tận; xin hãy đến, hỡi ánh sáng không đêm tối; xin hãy đến, hỡi niềm hy vọng không bao giờ cạn kiệt của tất cả những ai sẽ được cứu rỗi. Xin hãy đến, Đấng đã và đang luôn linh hồn khốn khổ của con…“.

Tý Linh

(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2025
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31